Thuốc Rileptid: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Thuốc Rileptid được dùng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt cấp và mạn tính, các triệu chứng trầm cảm, lo âu, cảm giác tội lỗi kèm tâm thần phân liệt. Ngoài ra, nó cũng được dùng để chữa trị hưng cảm có liên quan đến rối loạn lưỡng cực, điều trị rối loạn hành vi ở những người sa sút trí tuệ, chữa tự kỷ ở trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn khi điều trị bằng Rileptid, việc nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều vô cùng cần thiết.

Thuốc Rileptid điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần
Thuốc Rileptid điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần
  • Tên hoạt chất: Risperidone
  • Tên biệt dược: Amedtonin 4, Heridone, Sizodon 1…
  • Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim

I/ Thông tin cần biết về thuốc Rileptid

1. Thành phần

Risperidone

Chị Nguyễn Thị Ngọc Nguyên (Q.9 - Tp HCM) khỏi hẳn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và lành bệnh dạ dày sau một thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang [Đọc ngay]

2. Chỉ định thuốc Rileptid

Thuốc Rileptid được chỉ định để điều trị cho các trường hợp:

  • Bị tâm thần phân liệt cấp và mãn tính.
  • Chữa trị hưng cảm có liên quan đến rối loạn lưỡng cực.
  • Điều trị các triệu chứng trầm cảm, lo âu, cảm giác có lỗi đi kèm với tình trạng tâm thần phân liệt.
  • Mắc chứng rối loạn hành vi ở nhữn người bị sa sút trí tuệ.
  • Điều trị tự kur ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Ngoài ra, thuốc có thể được dùng với nhiều mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

3. Chống chỉ định

Các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Liều lượng – cách dùng

Liều dùng thông thường của thuốc Rileptid là: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1mg vào ngày đầu tiên. Sau đó tăng dần liều lượng lên đến  6 – 8mg/ngày trong vòng 3 – 7 ngày.

Những người bị suy gan, thận hoặc người cao tuổi: Uống  thuốc 2 lần/ngày, mỗi lần 0,5mg.

Ngoài ra, tùy vào mục đích điều trị mà thuốc được chỉ định sử dụng với những liều lượng khác nhau, cụ thể như sau:

+ Điều trị tâm thần phân liệt:

Người trưởng thành:

  • Liều thông thường có thể được dùng 1 hoặc chia thành 2 lần sử dụng trong ngày. Vào ngày đầu tiên điều trị, nên dùng thuốc với liều lượng là 2mg/ngày. Qua ngày thứ 2, có thể tăng liều lên 4mg. Đa số người bệnh đều đáp ứng tốt đối với liều 4 – 6mg/ngày. Tuy nhiên, liều lượng này có thể được duy trì hoặc điều chỉnh để phù hợp với sự đáp ứng của từng bệnh nhân.
  • Khi cho bệnh nhân dùng thuốc với liều lượng trên 10mg/ngày, hiệu quả của nó không tăng so với khi dùng thuốc ở liều thấp hơn. Đồng thời, uống thuốc với liều lượng này có thể gây ra các triệu chứng ngoại tháp cho bệnh nhân.
  • Không dùng thuốc với liều lượng trên 16mg/ngày, bởi độ an toàn của nó chưa được kiểm chứng.

Người lớn tuổi:

  • Dùng Rileptid với liều khởi đầu là 0,5mg, uống 2 lần/ngày. Có thể điều chỉnh liều lượng lên 0,5mg đến tối đa là 2mg/lần.

+ Chữa rối loạn lưỡng cực thể hưng cảm:

Sử dụng Risperidon 1 lần/ ngày với liều khởi đầu là 2mg. Trường hợp cần phải tăng liều lượng, nên thực hiện sau khi uống liều thứ nhất là 24 tiếng và tăng thêm 1mg/ngày. Tác dụng của thuốc sẽ được phát huy ở mức là từ 1 – 6mg/ngày. Uống thuốc Rileptid với liều lượng cao hơn cũng sẽ không mang lại tác dụng tốt, kèm theo đó là có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho bản thân. Vì thế chỉ nên sử dụng đúng với liều lượng được chỉ định.

+ Điều trị rối loạn hành vi ở những người sa sút trí tuệ:

  • Dùng thuốc Rileptid với liều khởi đầu là 0,25mg, uống 2 lần/ngày. Tùy vào từng đáp ứng của từng bệnh nhân, liều lượng này có thể tăng lên thêm 0,25mg/lần, uống 2 lần/ngày.
  • Liều lương tối ưu cho đa số người bệnh bị sa sút trí tuệ là 0,5mg/lần, uống 2 lần/ngày. Nhưng với một số người bệnh cần sử dụng thuốc với liều lượng trên 1mg/lần thì mới mang đến hiệu quả tốt. Khi đã được dùng thuốc ở liều đích, liều này có thể sử dụng 1 lần/ngày.
  • Tương tự như tất cả các phương pháp điều trị biểu hiện bệnh, việc tiếp tục sử dụng thuốc Rileptid cần phải được đánh giá và điều chỉnh để phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.

+ Trị tự kỷ ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên:

Khi sử dụng Rileptid để điều trị cho các đối tượng này, cần phải có sự kê toa cụ thể dựa trên nhu cầu, đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Lộ trình sử dụng thuốc cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, cụ thể:

Trẻ dưới 20kg: 

  • Từ ngày 1 – 3: Uống thuốc với liều lượng là 0,25mg/ngày.
  • Từ ngày 4 – 14: Liều dùng là 0,5mg/ngày.
  • Nếu cần tăng liều, cứ sau 2 tuần điều trị, liều lượng sẽ được tăng lên 0,25mg. Khoảng liều kéo dài từ 0.5 – 1,5mg.

Trẻ trên 20kg:

  • Từ ngày 1 – 3, dùng thuốc với liều lượng là 0,5mg. Từ ngày 4 – 14, uống thuốc với liều lượng 1mg/ngày.
  • Trường hợp cần tăng liều, cứ sau 2 tuần điều trị, liều lượng được tăng lên 0,5mg. khoảng liều được quy định ;à 1 – 2,5mg.

Đối tượng có cân nặng trên 45kg:

Có thể dùng thuốc với liều lượng cao hơn, liều tối đa được chỉ định là 3,5mg/ngày.

+ Với những người suy gan, thận:

Uống thuốc với liều lượng bằng 1 nửa liều thông thường. Quá trình thay đổi liều lượng cũng cần phải được tiến hành chậm và thận trọng hơn.

Uống thuốc đúng cách giúp bệnh nhân tránh gặp phải các tác dụng phụ
Uống thuốc đúng cách giúp bệnh nhân tránh gặp phải các tác dụng phụ

5. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ
  • Bảo quản thuốc nơi khô thoáng, tránh để nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh nắng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Rileptid

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc tây khác, thuốc Rileptid có thể gây ra các tác dụng phụ cho bệnh nhân. Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề sau đây:

+ Tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt, đau đầu
  • Lo âu
  • Tăng kích thích
  • Ngủ gà
  • Mắc triệu chứng ngoại tháp
  • Táo bón
  • Buồn nôn, khó tiêu
  • Đau bụng, chán ăn, đau răng
  • Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng
  • Khô da, phát ban da hoặc tăng tiết bã nhờn
  • Đau khớp
  • Hạ huyết áp
  • Thiếu máu
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Rối loạn chức năng tình dục

+ Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Trầm cảm
  • Bị giảm tập trung
  • Mắc các phản ứng tăng trương lực
  • Mất trí nhớ
  • Sảng khoái
  • Dị cảm
  • Đầy hơi, viêm dạ dày, tiêu chảy, phân đen
  • Bệnh trĩ
  • Mọc mụn trứng cá
  • Đái tháo đường
  • Rụng lông tóc
  • Gây vú to ở nam giới
  • Giảm hoặc tăng cân bất thường
  • Giảm lượng natri huyết
  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Mất kinh
  • Đái dầm, đái ra máu
  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy máu cam
  • Ban xuất huyết
  • Gây thiếu máu

Ngoài ra, tùy vào liều lượng và đối tượng sử dụng mà thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khác không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Cần thông báo với các bác sĩ khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị
Cần thông báo với các bác sĩ khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Rileptid

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc cho các trường hợp sau đây:

  • Nên giảm liều ban đầu khi dùng thuốc cho người cao tuổi, người bị suy nhược, suy giảm chức năng gan, thận, người dễ bị hạ huyết áp.
  • Đối với những người mắc các vấn đề về tim mạch, có tiền sử bị động kinh, mắc bệnh mạch máu não, hội chứng Parkinson, co cứng cần phải điều trị ở liều thấp hơn.
  • Vì thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu… Do đó, không được vận hành máy móc hoặc lái xe sau khi uống thuốc.

3. Tương tác thuốc

  • Cần phải thận trọng khi kết hợp thuốc Rileptid với các loại thuốc khác có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và rượu. Bởi hoạt chất có tác động chủ yếu lên hệ thần kinh.
  • Khi kết hợp với các loại thuốc hạ huyết áp, Risperidon làm cho tác dụng hạ huyết áp tăng lên.
  • Carbamazepin và các loại thuốc cảm ứng men gan CYP 3A4.
  • Cẩn thận khi dùng Rileptid kết hợp với thuốc lợi tiểu furosemid ở những người lớn tuổi, bởi nó có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
  • Risperidon đối kháng với các loại thuốc chủ vận Dopamin như Levodopa.

Ngoài ra, thuốc Rileptid có thể tương tác với các loại thuốc khác không được chúng tôi đề cập. Để bảo đảm an toàn, cần báo với các bác sĩ đầy đủ các thông tin về những loại thuốc mình đang dùng, kể cả vitamin và thảo dược.

4. Quá liều

Nếu dùng thuốc Rileptid quá liều, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: Buồn ngủ, tim đập nhanh, hạ huyết áp, an thần, triệu chứng ngoại tháp, co giật, ngừng hô hấp…

Trong trường hợp này, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý như sau: Áp dụng các biện pháp cấp cứu để duy trì đường thở được hoạt động bình thường. Tiếp đó, rửa dạ dày và đặt than hoạt chất hoặc thuốc xổ rồi thực hiện theo dõi tim mạch, kể cả theo dõi điện tâm đồ.

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu khi bị quá liều Rileptid, do đó cần phải dùng đến các biện pháp hỗ trợ. Những phương pháp thường được áp dụng là truyền tĩnh mạch hoặc sử dụng các loại thuốc có tác dụng giống giao cảm. Với những người mắc triệu chứng giao cảm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng cholinergic. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ cho đến khi được hồi phục.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Rileptid. Để được cung cấp rõ hơn các thông tin về liều lượng, cách dùng, giá thuốc Rileptid, vui lòng trao đổi với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tin bài nên đọc

Bác sĩ Lệ Quyên được mệnh danh là bác sĩ chữa mất ngủ bằng Đông y giỏi và giàu kinh nghiệm nhất hiện nay, tư vấn điều trị mất ngủ trên VTV2. [Tìm hiểu ngay]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.