Thuốc Biseptol là thuốc gì?

Thuốc Biseptol thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường hô hấp, đường tiêu hóa và một số bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Sản phẩm được dùng rộng rãi cho người lớn và trẻ em.

Những thông tin về thuốc Biseptol: Thành phần, liều lượng, chỉ định và chống chỉ định
Những thông tin về thuốc Biseptol: Thành phần, liều lượng, chỉ định và chống chỉ định
  • Tên thương hiệu: Biseptol® 480 mg, Biseptol
  • Phân nhóm: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus
  • Dạng bào chế: Viên nén, Thuốc siro

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Biseptol

1. Thành phần hóa học

Trong thuốc Biseptol có chứa các thành phần chủ yến như Sulfamethoxazole, Trimethoprim và một số thành phần khác như Propylene glycol, Aseptin M, Aseptin P, Rượu polyvinyl, Talc, chất Magie stearate, bột khoai tây,…

2. Chỉ định

Thuốc Biseptol thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, chống viêm trên diện rộng, có tác dụng tốt trong việc điều trị một số bệnh lý sau:

  • Điều trị nhiễm trùng vi khuẩn gram âm, gram dương, nhiễm lậu cầu, nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thành phần có trong thuốc
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiểu cấp
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi do Pneumocystis carinii
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm ruột non, viêm ruột già, viêm dạ dày,…
  • Trị tiêu chảy do E.coly gây ra
  • Điều trị viêm xoang má cấp ở người lớn

3. Chống chỉ định sử dụng

Thuốc Biseptol chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Hoặc chống chỉ một với một số đối tượng khác, cụ thể:

  • Đối tượng bị tổn thương nhu mô gan
  • Bệnh suy thận nặng hoặc rối loạn chức năng thận nặng
  • Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai
  • Phụ nữ đang trong quá trình cho con bú

Bên cạnh đó còn có một số đối tượng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây, bạn đọc nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng, tránh để bệnh tình rẽ hướng nghiêm trọng hoặc các biến chứng không mong muốn.

4. Dạng bào chế và hàm lượng tương ứng

Thuốc Biseptol được bào chế dưới dạng viên nén và thuốc siro với hàm lượng cụ thể như sau:

+ Thuốc Biseptol dạng viên nén:

  • Sulfamethoxazole: 400 mg
  • Trimethoprim: 80 mg

+ Thuốc Biseptol dạng thuốc siro:

  • Sulfamethoxazole: 200 mg/ 5 ml
  • Trimethoprim: 40 mg/ 5 ml
Thuốc Biseptol còn được bào chế dưới dạng dung dịch siro
Thuốc Biseptol còn được bào chế dưới dạng dung dịch siro

5. Cách dùng

Thuốc Biseptol được sử dụng bằng đường uống là chính, thuốc không được sử dụng để tiêm vào bắp thịt hoặc truyền tĩnh mạch. Mỗi dạng bào chế sẽ có cách dùng khác nhau, bạn đọc cần lưu ý:

  • Thuốc dạng viên nén: Dùng thuốc trực tiếp cùng với nước. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cùng với sữa, nước cam hay các loại nước ép khác. Thuốc được khuyến cáo không sử dụng để nhai hoặc ngậm.
  • Thuốc dạng siro: Người bệnh cần sử dụng dụng cụ đo đặc biệt được cung cấp kèm với mỗi chai thuốc để đo lượng thuốc cho chính xác trước khi sử dụng. Sau mỗi lần sử dụng, cần làm sạch dụng cụ đo bằng nước để có thể sử dụng vào các lần sau.

6. Liều lượng

Liều lượng được sử dụng tùy thuộc vào đối tượng, từng tình trạng bệnh lý, đối với trẻ em liều dùng còn phụ thuộc vào cân nặng. Chính vì thế, người bệnh nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

* VIÊN NÉN

Liều dùng cho người lớn:

+ Liều thông thường điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Liều dùng: Dùng 1 – 2 viên thuốc Biseptol 480 mg, uống mỗi ngày 2 lần
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 10 ngày

+ Liều dùng thông thường điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, kháng lỵ trực khuẩn:

  • Liều dùng: Dùng 1 – 2 viên thuốc Biseptol 480 mg, uống mỗi ngày 2 lần
  • Thời gian sử dụng tối đa 5 ngày

+ Liều dùng thông thường điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp:

  • Liều dùng: Dùng 1 – 2 viên thuốc Biseptol 480 mg, uống mỗi ngày 2 – 3 lần
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 10 ngày

Liều dùng cho trẻ em:

  • Trẻ em từ 2 năm – 6 năm tuổi: Dùng 240 mg/ ngày, chia thành hai lần uống mỗi ngày
  • Trẻ em từ 6 năm – 12 năm tuổi: Dùng 480 mg/ ngày, chia thành hai lần uống mỗi ngày
  • Trẻ em từ 12 năm – 18 năm tuổi: Dùng 100 mg cách mỗi 12 giờ hoặc dùng 200 mg mỗi 24 giờ. Thời gian sử dụng tối đa 10 ngày.

* THUỐC SIRO

Liều dùng cho người lớn:

  • Dùng 20 ml/ kg/ lần, mỗi ngày sử dụng 2 lần (khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ).

Liều dùng cho trẻ em:

  • Trẻ em từ 6 tuần – 5 tháng tuổi: Dùng 2,5 ml/ kg, chia thành hai lần uống mỗi ngày, khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ)
  • Trẻ em từ 6 tháng – 5 năm tuổi: Dùng 5 ml/ kg, chia thành hai lần uống mỗi ngày, khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ)
  • Trẻ em từ 6 năm – 12 năm tuổi: Dùng 10 ml/ kg, chia thành hai lần uống mỗi ngày, khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ)
  • Trẻ em trên 12 năm tuổi: Dùng 20 ml/ kg, chia thành hai lần uống mỗi ngày, khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ)
Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Biseptol cho người lớn và trẻ em
Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Biseptol cho người lớn và trẻ em

7. Cách bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc Biseptol được bảo quản theo những cách khác nhau. Người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo việc cất trữ thuốc đúng cách. Thông thường, thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, không để thuốc trong ngăn đông của tử lạnh, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc cần được cất trữ tại vị trí cách xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Đối với những thuốc đã quá hạn sử dụng hay có dấu hiệu hư hỏng, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng, và có cách xử lý đúng cách. Không được tự ý bỏ thuốc vào sọt rác khi chưa được phép.

II. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Biseptol

1. Thận trọng khi sử dụng

Nhằm đảm bảo việc điều trị bệnh bằng thuốc Biseptol được an toàn và hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề cần chú ý sau:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng bị suy gan cấp và mãn tính, đối tượng bị bệnh hen phế quản.
  • Hạn chế tuyệt đối rượu hoặc một số chất kích thích khác. Bởi rượu có thể có nhiều nguy cơ gây nhiễm độc gan.
  • Thường xuyên theo dõi chỉ số chức năng gan, thận và công thức máu khi có nhu cầu sử dụng thuốc lâu dài.
  • Không sử dụng thuốc Biseptol cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
  • Người cao tuổi ngoài việc điều trị bằng thuốc còn cần thường xuyên kiểm tra công thức máu.
  • Đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thuốc có thể gây hại đến sức khỏe của thai nhi hoặc con trẻ.

2. Tác dụng phụ

Việc dùng thuốc Biseptol có thể dẫn đến một số phản ứng tiêu cực cũng như tác dụng phụ của thuốc. Các triệu chứng thông thường có thể sẽ tự tiêu biến sau một vài ngày, bệnh nhân cũng đừng quá lo lắng, nhưng cũng không được quá chủ quan với sức khỏe của chúng bản thân mình.

Một số triệu chứng tác dụng phụ của thuốc người bệnh có thể gặp như:

  • Nôn, buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
  • Kích ứng da: Phát ban da, nổi mề đây, mẩn ngứa, phù mạch, sốc phản vệ
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Ù tai
  • Hội chứng Stevens – Johnson
  • Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính

Ngoài ra còn khá nhiều các triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Trong quá trình sử dụng thuốc Biseptol, người bệnh gặp phải bất kỳ các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân nào, nên ngưng sử dụng thuốc đến khi ổn định rồi mới tiếp tục sử dụng thuốc. Tốt hơn, người bệnh nên gặp bác sĩ để nghe lời khuyên.

3. Tương tác thuốc

Người bệnh không được sử dụng đồng thời thuốc Biseptol với các loại thuốc khác. Việc sử dụng kết hợp ấy không chỉ phản cơ chế hoạt động của thuốc mà còn gây làm gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ trong thuốc. Do đó, người bệnh nên báo cáo đầy đủ cho bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn được biết khi bạn đang dùng các loại thuốc dưới đây hoặc các loại thực phẩm chức năng, thảo dược, vitamin.

  • Rifampicin
  • Cyclosporine
  • Warfarin
  • Salicylate
  • Indomethacin
  • Methotrexate
  • Pyrimethamin
  • Phenytoin
  • Thuốc lợi tiểu Thiazid
  • Thuốc hạ đường huyết
Thận trọng khi sử dụng thuốc Biseptol đồng thời với các loại thuốc khác
Thận trọng khi sử dụng thuốc Biseptol đồng thời với các loại thuốc khác

4. Trên thị trường hiện nay, thuốc Biseptol được bán với giá bao nhiêu?

Thuốc được sản xuất và phân phố trên thị trường hiện nay. Bạn đọc có thể tìm mua tại các cửa hàng y tế, cơ sở khám chữa bệnh với giá tham khảo dưới đây. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, có thể có sự chênh lệch lên xuống tùy vào cơ sở bán hoặc thời điểm mua:

  • Thuốc Biseptol 480 gram dạng viên nén giá 33.000 đồng/ hộp x 1 vỉ x 20 viên
  • Thuốc Biseptol 80 ml dạng thuốc siro giá 100.000 đồng/ chai

Để đảm bảo thuốc bạn đang sử dụng đạt chất lượng, bạn đọc nên tìm mua thuốc tại các cửa hàng y tế uy tín để tránh mua hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Với những thông tin về thuốc Biseptol có lẽ giúp bạn đọc hiểu thêm một số thông tin về thành phần thuốc cũng như cách dùng thuốc theo đúng liều lượng. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn đọc gặp phải những triệu chứng bất thường hay những khó khăn cần sự trợ giúp. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo.

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Viêm đường tiết niệu có thể tự khỏi mà không cần điều trị?

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng đường tiết niệu bị viêm do vi khuẩn. Đây là bệnh không thể...

Viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để chống chọi với bệnh?

Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa chế độ ăn với bệnh viêm bàng quang....

Sử dụng nhiều thwucj phẩm giàu vitamin c là cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát hiệu quả

Cần làm gì để phòng tránh viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần?

Có khoảng 30% - 40% phụ nữ đã từng bị viêm đường tiết niệu sẽ có nguy cơ đối mặt...

Mách bạn cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ ai cũng làm được

Rau ngổ có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị sỏi thận. Nhiều người trong dân gian đã áp...

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn là tình trạng thường gặp. Do việc tăng huyết áp và bệnh thận...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.