Thuốc Alfuzosin điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu

Alfuzosin được sử dụng để điều trị một số biểu hiện của chứng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, trong trường hợp cần phải trì hoãn việc phẫu thuật hoặc bệnh tiến triển nặng. Vì sử dụng không đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nắm rõ các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân sử dụng được an toàn và hiệu quả.

Thuốc Alfuzosin điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu
Thuốc Alfuzosin điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu
  • Tên chung: Alfuzosin
  • Tên biệt dược: Xatral XL 10mg, Alsiful S.R. Tablets 10mg, Flotral.
  • Nhóm thuốc: Thuốc hỗ trợ các bệnh lý đường tiết niệu.
  • Dạng thuốc: Viên nén, viên nén bao phim giải phóng chậm, viên nén bao phim giải phóng kéo dài, viên nang mềm.

I. Thông tin thuốc Alfuzosin

Nắm rõ các thông tin dưới đây về thuốc Alfuzosin sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

1. Thành phần

Alfuzosin hydrocholoride.

2. Tác dụng

  • Thuốc Alfuzosin có hoạt tính khi sử dụng bằng đường uống.
  • Có tác dụng đối kháng chọn lọc trên thụ thể alfa – 1- adrenergique hậu siap.
  • Tính chuyên biệt của Alfuzosin đã được các nghiên cứu dược lý in vitro khẳng định rằng: Nó có tác dụng trên các thụ thể tam giác bàng quang, tuyến tiền liệt và niệu đạo.
  • Alfuzosin có thể làm giảm áp lực niệu đạo, từ đó giảm lực cản dòng nước tiểu.
  • Quá trình kích thích thụ thể alfa – adrenergique hậu nối sẽ tác động đến trương lực thần kinh giao cảm, khiến cho các sợi cơ trơn ở mô chất đệm tuyến tiền liệt và đường tiểu dưới bị tăng trương lực. Hệ quả là làm xuất hiện các biểu hiện của chức năng đường niệu, đồng thời làm cho các triệu chứng bệnh nặng thêm.
  • Alfuzosin có tác động chống cao huyết áp, khi sử dụng nó để chữa trị các bệnh tim mạch.

3. Chỉ định

Thuốc Alfuzosin được chỉ định để điều trị một số các triệu chứng bệnh đường tiết niệu. Cụ thể là để chữa tình trạng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt trong các đợt bệnh tiến triển, hoặc được dùng khi cần phải trì hoãn phẫu thuật.

4. Chống chỉ định

Thuốc Alfuzosin chống chỉ định với các trường hợp sau đây:

  • Các trường hợp quá mẫn cảm với các loại thuốc ức chế A1.
  • Người đã từng bị hạ huyết áp thế đứng.
  • Không dùng thuốc Alfuzosin với các loại thuốc ức chế A1 khác.

5. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng và mục đích điều trị mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều dùng phù hợp. Thông thường, liều dùng của thuốc là:

+ Uống 10mg/ ngày, tương đương với mỗi ngày dùng 2 viên, một viên buổi sáng và một viên buổi tối.

+ Với những người lớn tuổi và bệnh nhân bị cao huyết áp đang trong quá trình điều trị, liều dùng được chỉ định như sau:

  • Bắt đầu điều trị bằng viên Xatral 2,5mg, uống 2 lần/ngày. Tương đương với liều lượng 5mg/ngày.
  • Những lần sử dụng tiếp theo tăng liều một cách từ từ, nhưng không được vượt quá 1 viên Xatral SR 5mg. Chia thành 2 lần uống, mỗi ngày vào buổi sáng và tối.

6. Cách sử dụng

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bằng Alfuzosin, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian điều trị.
  • Dùng Alfuzosin sau bữa ăn để mang đến tác dụng tốt. Bởi sử dụng khi đói sẽ làm cho các dược tính bị giảm tác dụng.
  • Uống cả viên thuốc cùng với nước. Không nghiền hoặc nhai viên nén giải phóng có tác dụng kéo dài. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân.
  • Alfuzosin có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ. Do đó, hãy thật thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Cần thông báo với các bác sĩ, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng thêm.

7. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nơi ráo, thoáng mát. Không cất ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hoặc ẩm ướt.
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Alfuzosin

Dùng thuốc không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ
Dùng thuốc không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Alfuzosin, bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Choáng váng, chóng mặt, nhức đầu, khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ khác nữa:

  • Khô miệng
  • Tim đập nhanh, đau ngực.
  • Suy nhược, buồn ngủ.
  • Nổi mẩn ngoài da, ngứa, đỏ da.
  • Đối với những người cao huyết áp, bệnh nhân sẽ còn mắc phải các vấn đề khác như hạ huyết áp tư thế, phù, hồi hộp.

2. Thận trọng

Trước khi dùng thuốc Alfuzosin để điều trị, cần phải thông báo với các bác sĩ đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Với những người mắc bệnh mạch vành, cần tiếp tục áp dụng các biện pháp điều trị đặc hiệu tình trạng suy mạch vành.
  • Ngưng điều trị bằng thuốc Alfuzosin khi thấy xuất hiện các cơn đau thắt ngực, hoặc tình trạng đau ngực trầm trọng hơn.
  • Đối với những người lớn tuổi, không nên dùng thuốc quá 10mg/ngày.

3. Tương tác

Việc dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm giảm dược tính, hoặc làm tăng nguy cơ mắc nhiều tác dụng phụ. Do đó, trước khi uống Alfuzosin, cần thông báo với các bác sĩ tất cả các loại thuốc mà mình đang dùng. Đặc biệt là những loại thuốc sau đây:

  • Các loại thuốc chẹn alpha khác: Kết hợp Alfuzosin với các loại thuốc này có thể tăng nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế.
  • Các loại thuốc gây mê: Có thể làm rối loạn huyết áp.
  • Nhóm thuốc ức chế dòng calci: Tương tự như các loại thuốc chẹn alpha, sử dụng Alfuzosin đồng thời với các loại thuốc ức chế dòng calci sẽ làm tăng nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế.

Ngoài các loại thuốc trên, những người có cơ địa khỏe mạnh có thể sử dụng đồng thời thuốc Alfuzosin với những loại thuốc sau đây:

  • Digoxine
  • Warfarine
  • Atenolol
  • Hydrochlorothiazide

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Uống thuốc quá liều có thể khiến bệnh nhân gặp phải những vấn đề xấu, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại các cơ sở y tế gần nhất. Lúc này, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương án cấp cứu hợp lý. Thông thường, các biện pháp được áp dụng là:

  • Điều trị kinh điển bằng cách làm tăng huyết áp cho các trường hợp hạ huyết áp.
  • Chất đối kháng được sử dụng phổ biến là các loại chất co mạch có khả năng tác động trực tiếp đến sợi cơ mạch. Chúng khó tách khỏi mối liên kết prtotein với alfuzosine.

5. Dược động lực học

+ Dược lực học: 

Alfuzosin là một dẫn xuất quinazoline, là chất đối kháng chọn lọc trên thủ thể alfa – 1 – adrenergique hậu siap.

+ Dược động học: Đối với viên tác động kéo dài.

  • Hấp thu: Khoảng 3 giờ sau khi uống thuốc, nồng độ tối đa trong huyết tương sẽ đạt ở mức cao nhất. Thời gian bán hủy và đào thải của thuốc kéo dài trong 8 tiếng.
  • Phân bố: Alfuzosin liên kết với protein chiếm khoảng 90%. Nó được phân bố và chuyển hóa chủ yếu thông qua mật và phân.
  • Chuyển hóa: Không tìm thấy chất chuyển hóa có hoạt tính khi sử dụng trên cơ thể người.
  • Thải trừ: Bài tiết chủ yếu qua mật và phân. Sau khi uống, thuốc có thời gian bán hủy và đào thải là 8 tiếng. Đối với những người bị suy thận, thuốc Alfuzosin cũng sẽ không làm cho bệnh nặng thêm. Với những đối tượng bị suy thận mạn tính, đặc tính dược động học của Alfuzosin được giữ nguyên.

Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc Alfuzosin. Để được cung cấp một cách chính xác nhất các thông tin về liều dùng, alfuzosin 10mg gia bao nhieu, hãy trao đổi với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ai cũng nên biết để phòng tránh

Tiến sĩ Lisa N. Hawes, phát ngôn viên của Hiệp hội tiết niệu Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân gây...

9 dấu hiệu viêm bàng quang tuyệt đối không được chủ quan

Viêm bàng quang là một căn bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Viêm bàng...

Dùng rau diếp cá chữa viêm bàng quang có hiệu quả?

Rau diếp cá có chứa lượng lớn hoạt chất quercitrin, có tác dụng lợi tiểu. Không những thế, dược liệu...

Lá xoài non có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh tiểu đường

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non theo dân gian

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non có thể làm giảm lượng đường huyết, ngăn ngừa được biến chứng...

Nếu không được chữa trị sớm, bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ giới

Viêm đường tiết niệu gây vô sinh nếu không điều trị kịp thời?

Viêm đường tiết niệu bị vô sinh không là câu hỏi có không ít người đặt ra. Thật không may...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Đỗ Hoàng VũĐỗ Hoàng Vũ says: Trả lời

    Xin hỏi : Tôi uống viên Xatral 10mg vào buổi chiều sau ăn được không vậy BS

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *