Men vi sinh Bifina có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bifina được bào chế ở dạng thuốc bột. Thuốc chứa men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng,…

cách dùng bifina
Thuốc Bifina có tác dụng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn,…

  • Tên thuốc: Bifina
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Thuốc bột

Những thông tin cần biết về thuốc Bifina

1. Thành phần

Thuốc Bifina có chứa các thành phần sau:

  • Đường đơn Oligosaccharide
  • Acidopl và L. Faecalis
  • Vi khuẩn Bifidobacteria
  • Thành phần khác

2. Công dụng

Thuốc Bifina có công dụng như sau:

  • Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột
  • Hỗ trợ chuyển hóa thức ăn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng
  • Cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Cải thiện tình trạng táo bón và nhu động ruột kém

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định Bifina cho bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

4. Dạng bào chế – quy cách

Dạng bào chế: Thuốc bột

Quy cách:

  • Bifina R – Quy cách: Hộp 10, 15, 20, 30, 40, 60 gói, mỗi gói 1.2 gram.
  • Bifina S – Quy cách: Hộp 10, 14, 15, 18, 20, 21, 25, 28, 30, 34, 35, 40, 45, 60 gói, mỗi gói 1.4 gram.
  • Bifina EX – Quy cách: Hộp 20, 30, 60 gói, mỗi gói 2 gram.

5. Cách sử dụng – liều lượng

Sử dụng thuốc trộn với nước nguội và sữa. Không pha thuốc vào sữa ấm hay nước nóng vì trong thuốc có chứa các men vi sinh sống.

bifina uống trước hay sau ăn
Pha thuốc với nước nguội hoặc sữa – không sử dụng nước nóng và sữa ấm

Nếu dùng thuốc trực tiếp, bạn nên nuốt, không được nhai hay cắn.

Bifina R

Liều dùng thông thường cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên

  • Dùng ½ gói/ lần
  • Dùng thuốc 2 lần/ ngày

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Dùng 1 gói/ lần
  • Dùng thuốc 3 lần/ ngày

Bifina S

Liều dùng thông thường cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên

  • Dùng 1 gói/ lần/ ngày

Liều dùng thông thường cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng và sử dụng kháng sinh kéo dài

  • Dùng 1 – 3 gói/ ngày, chia thành nhiều lần uống
  • Thời gian sử dụng: Ít nhất 3 tháng

Liều dùng thông thường cho người bị viêm đại tràng co thắt, táo bón, ăn không tiêu, viêm đại tràng

  • Dùng 2 – 3 gói/ ngày, chia thành nhiều lần uống
  • Thời gian sử dụng: Từ 3 – 6 tháng

Bifina EX

Liều dùng thông thường cho trẻ em trên 3 tuổi

  • Dùng 1 gói/ ngày

Liều dùng thông thường cho người lớn

  • Dùng 1 – 3 gói/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm đại tràng, chức năng tiêu hóa kém, táo bón, viêm đại tràng co thắt

  • Dùng 2 – 3 gói/ ngày
  • Thời gian sử dụng: Từ 3 – 6 tháng

Nếu liều dùng thông thường không giúp cải thiện các triệu chứng, bạn có thể thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều và tần suất sử dụng.

Tự ý tăng giảm liều có thể gây rối loạn tiêu hóa và một số triệu chứng không mong muốn.

6. Bảo quản

Bảo quản xa tầm tay trẻ em, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

7. Giá thành

Thuốc Bifina R 60 gói: 1 026 000 đồng

Thuốc Bifina S:

  • Hộp 30 gói: 840 000 đồng
  • Hộp 60 gói: 1 600 000 đồng

Thuốc Bifina EX:

  • Hộp 30 gói: 1 200 000 đồng
  • Hộp 60 gói: 2 250 000 đồng

Giá bán trên được cung cấp bởi nhà sản xuất. Giá thành thực tế có thể có sự chênh lệch.

Tham khảo thêm: Thuốc No-panes có tác dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bifina

1. Thận trọng

Bifina không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc điều trị. Trong trường hợp bạn bị viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt nghiêm trọng, nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

thuốc bifina có tốt không
Không sử dụng thuốc Bifina cho trẻ dưới 3 tuổi

Thời gian phát huy hiệu quả của Bifina phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú.

Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi nếu không có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

2. Tác dụng phụ

Bifina có thể gây dị ứng với một số trường hợp. Các triệu chứng do phản ứng dị ứng:

  • Ngứa
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng trên phát sinh.

3. Tương tác thuốc

Hoạt động của men vi sinh trong Bifina có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu của một số loại thuốc khác. Hiện tượng này gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị, thậm chí gây ra các phản ứng nghiêm trọng.

Trước khi kết hợp bất cứ loại thuốc nào với Bifina, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Nếu nhận thấy có tương tác, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh hiện tượng tương tác.

Có thể bạn quan tâm

Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Điều Trị

Đau cuống bao tử là một trong những bệnh về đường tiêu hóa xảy ra phổ biến. Mức độ nguy...

Đi cầu ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý trực tràng - hậu...

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không...

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Khoảng thời gian ăn dặm được xác định là một giai đoạn dễ mắc bệnh táo bón của trẻ sơ...

Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Chứa Được Bao Nhiêu Ml?

Đối với các bà mẹ, nhất là những bà mẹ sinh con lần đầu, việc cho con bú có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *