VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Thuốc Betaphenin điều trị dị ứng và các trường hợp quá mẫn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Betaphenin được dùng để điều trị tình trạng dị ứng và các trường hợp quá mẫn. Cụ thể như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm lách do dị ứng, nổi mề đay, viêm da dị ứng… Hiểu rõ các thông tin về thuốc sẽ giúp bệnh nhân dùng thuốc được an toàn và hiệu quả. 

Thuốc Betaphenin điều trị dị ứng và các trường hợp quá mẫn
Thuốc Betaphenin điều trị dị ứng và các trường hợp quá mẫn
  • Tên hoạt chất: Betamethasone, Dexchlorpheniramine maleate
  • Tên biệt dược: Cedetamin, Stadexmin, Cedetamin TH, Betalestin…
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
  • Dạng thuốc: Viên nén

I/ Các thông tin cần biết về thuốc Betaphenin

Trước khi điều trị bằng Betaphenin, bệnh nhân cần nắm rõ các thông tin sau đây:

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

1. Thành phần

  • Betamethasone
  • Dexchlorpheniramine maleate

2. Chỉ định

Thuốc Betaphenin được chỉ định cho các trường hợp bị dị ứng hoặc quá mẫn, cụ thể:

  • Viêm mũi dị ứng
  • Hen phế quản mãn tính
  • Bị nổi mề đay
  • Sốc phản vệ do thuốc
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm lách do dị ứng
  • Chàm
  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Viêm da do tiếp xúc

Ngoài ra, thuốc có thể được dùng với các mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin.

3. Chống chỉ định

Các trường hợp nhiễm nấm toàn thân

4. Liều dùng

Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng mà thuốc Betaphenin được chỉ định với liều lượng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Người trưởng thành và trẻ trên 15 tuổi: Uống thuốc 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 1  2 viên.
  • Trẻ từ 8 – 14 tuổi: Dùng thuốc Betaphenin với liều khởi đầu là 1/2 – 1 viên/ lần, ngày dùng 3 – 4 lần. Sau đó, dùng thuốc với liều duy trì thấp nhất.
  • Trẻ từ 3 – 7 tuổi: Liều khởi đầu là 1/4 – 1/2 viên/ lần, dùng 2 – 3 lần/ngày. Sau đó, dùng với liều duy trì thấp nhất.

5. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh để ở nơi nhiều ánh nắng hoặc ẩm ướt.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Betaphenin

Cần tuân thủ đúng thời gian và liều lượng dùng như bác sĩ đã chỉ định
Cần tuân thủ đúng thời gian và liều lượng dùng như bác sĩ đã chỉ định

1. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Betaphenin, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ như sau:

  • Chóng mặt, buồn nôn.
  • Ngầy ngật.
  • Cơ thể bứt rứt, khó chịu, suy yếu.
  • Khô miệng, biếng ăn, ợ chua, tiểu khó.
  • Nhức đầu, lo âu, vã mồ hôi
  • Song thị
  • Viêm da
  • Đa niệu

Ngoài ra, tùy vào từng cơ địa mỗi người mà Betaphenin có thể gây ra những tác dụng phụ khác không được chúng tôi đề cập. Thông báo với các bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

2. Thận trọng

Cần báo với bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình hình sức khỏe của bản thân trước khi sử dụng thuốc Betaphenin. Đặc biệt là các trường hợp:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người bị viêm túi thừa, mối nối ruột thừa còn mới.
  • Nhiễm Herpes simplex mắt.
  • Loét đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Tăng huyết áp.
  • Suy thận.
  • Loãng xương hoặc nhược xương.
  • Thuốc Betaphenin có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Do đó không nên uống Betaphenin sau khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Betaphenin. Để nắm rõ hơn về công dụng, liều dùng, giá thuốc Betaphenin, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]

Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?

Hiện tượng dị ứng da bàn tay bàn chân gây ra những cơn ngứa khó chịu, đỏ da… làm ảnh...

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những...

Bà bầu bị viêm da dị ứng nên làm gì và không nên làm gì?

Những trường hợp viêm da dị ứng trong thai kỳ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến...

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa thường xuất hiện khi thời tiết đột ngột lạnh hoặc nóng. Ngoài...

dị ứng hải sản ở trẻ

Hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ em cha mẹ không nên xem thường

Hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Trong đó, hiện tượng dị ứng hải sản...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.