Benita là thuốc gì?

Thuốc Benita là loại thuốc xịt mũi hay được bác sĩ chỉ định trong điều trị khá nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ cũng như sử dụng thuốc đúng cách. 

Thuốc Benita được nhiều bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh về hô hấp
Thuốc Benita được nhiều bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh về hô hấp

  • Hoạt chất: Budesonid
  • Dạng bào chế: hỗn hợp xịt mũi
  • Phân nhóm: thuốc điều trị bệnh hô hấp

Thông tin về thuốc Benita

Muốn sử dụng đúng thuốc Benita, người bệnh cần tìm hiểu thật cặn kẽ những thông tin sau:

Thành phần

Ngoài thành phần chính là Budesonid, trong thuốc còn có chứa các tá dược khác như: kali sorbat, Natri carboxymethylcellulose, Acid clohydric, Tween 80. Dextrose, Kali sorbat, Dinatri edetat và nước cất

Tác dụng

Có tác dụng điều trị cho các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch. Ngoài ra còn giúp điều trị các triệu chứng polyp mũi

Dược lực, cơ chế hoạt động

Hoạt chất của thuốc có tác dụng kháng viêm tại chỗ. Nhờ đó mà ức chế hoạt động của các chất trung gian gây viêm và ức chế đáp ứng miễn dịch qua cytokin.

Thuốc được hấp thụ qua niêm mạc mũi với thời gian khác nhau tùy theo từng đối tượng. Thông thường ở người lớn thì khả năng hấp thụ sẽ nhanh hơn, tức là thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn.

Chống chỉ định

Không được sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị nhiễm nấm, nhiễm Herpes đường mũi. Khi sử dụng cho phụ nữ mang thai thì cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Cách sử dụng

Đây là thuốc dạng xịt nên người dùng có thể sử dụng theo hướng dẫn như sau:

sử dụng thuốc Benita
Người dùng nên dùng thuốc Benita đúng theo chỉ định của bác sĩ
  • Vệ sinh sạch mũi
  • Lắc chai thuốc, mở nắp bảo vệ ra.
  • Cầm chai thuốc hướng về rồi đặt đầu nhỏ vào lỗ mũi rồi dùng theo liều quy định cho từng bên mũi.
  • Đậy nắp bảo vệ lại.

Liều dùng

Tùy theo từng đối tượng và tình trạng bệnh thì có liều lượng tương ứng. Người bệnh có thể dựa theo liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.

Thông thường liều dùng cho người lớn và trẻ trên 6 tuổi là 256 mcg/ngày. Thông thường áp dụng mỗi bên mũi 64mcg và chia làm 2 lần vào sáng, tối

Trường hợp dùng cho trẻ dưới 6 tuổi thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ vì chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định mức độ an toàn.

Bảo quản thuốc

Việc bảo quản của từng loại thuốc rất khác nhau, chính vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng cho đúng cách. Thông thường thuốc Benita được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh xa ánh nắng mặt trời trực tiếp và tránh xa tầm tay của trẻ em.

Không được sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng. Chú ý không sử dụng khi sản phẩm có dấu hiệu chuyển màu, biến chất có thể gây nguy hại cho người bệnh.

Tham khảo thêm: Pivalone: Công dụng, hướng dẫn sử dụng & liều dùng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Benita

Ngoài việc hiểu rõ công dụng của thuốc cũng như liều lượng sử dụng, người dùng cũng nên tham khảo thêm những thông tin ngay sau đây.

Khuyến cáo khi sử dụng

  • Báo với bác sĩ nếu từng có dấu hiệu mẫn cảm với các thành phần của thuốc hay bất cứ loại thuốc nào.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân lao phổi, chức năng gan suy giảm.
  • Tránh tiếp xúc với mắt, trường hợp tiếp xúc với mắt nên rửa sạch bằng nước.
  • Thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác. Bao gồm cả thuốc đông y, thảo dược và thực phẩm chức năng.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như: kích ứng tại chỗ, chảy máu cam,… Ngoài ra còn có thể có vài trường hợp hiếm gặp như: nổi mề đay, phù mạch, viêm da, nổi mẩn ngứa, thủng vách ngăn mũi, viêm loét niêm mạc mũi…

Ngoài ra, tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân mà có thể gặp phải các tác dụng phụ chưa được kể tên ở trên. Nói chung, khi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cũng không nên chủ quan mà phải báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Tương tác thuốc

Thuốc Benita có thể làm thay đổi hoạt động của một số loại thuốc. Chẳng hạn như Ketoconazole, chất ức chế CYP3A4… Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc cần phải thận trọng. Cần phải báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Kể cả thuốc không kê đơn, thảo dược, thuốc đông y cũng như thực phẩm chức năng.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc dùng quá liều

Khi quên sử dụng, bạn hãy nhanh chóng dùng sang liều tiếp theo mà không được tăng liều gấp đôi để bù lại. Trường hợp dùng quá liều cũng không có quá nhiều tác động nếu chỉ bị một lần. Nhưng trường hợp dùng quá nhiều nhiều lần có thể gây tác dụng phụ làm suy tủy thương thận. Vì vậy việc dùng đúng liều lượng theo chỉ định là rất quan trọng.

Trường hợp nên ngừng sử dụng thuốc

Không nên sử dụng khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn. Nếu sử dụng thuốc trong vòng 2 tuần mà không thấy tác dụng thì cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chuyển qua dùng loại thuốc khác. Vì sử dụng quá lâu có thể gây suy tủy thượng thận và chậm phát triển ở trẻ em.

Hiện nay có khá nhiều bạn đọc đang tìm hiểu thuốc Benita có giá bao nhiêu? Theo tìm hiểu của chúng tôi thì thuốc đang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 80.000-100.000 đồng. Giá thuốc có thể thay đổi tùy theo địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm mũi dị ứng nếu không được chữa trị sớm mà để bệnh diễn tiến trong thời gian dài sẽ...

Người bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không? Làm sao chữa khỏi bệnh?

Bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích, giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe, giải tỏa tâm...

7 Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam tốt nhất

Chữa viêm mũi dị ứng thuốc nam là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y cổ truyền

Đông y chia viêm mũi dị ứng thành 3 thể bệnh, bao gồm thể phong hàn phạm phế, thể phong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *