Điếc đột ngột – Điều trị như thế nào mới đúng?

Điếc đột ngột là tình trạng mất thính giác một cách đột ngột do sự vận chuyển máu đến nuôi dưỡng ốc tai không được thuận lợi. Bệnh có thể xảy ra một lúc hoặc kéo dài một vài ngày ở một bên tai. 

Điếc đột ngột
Điếc đột ngột có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng khi triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân nên thăm khám sớm.

I. Điếc đột ngột là gì?

Điếc đột ngột (SSH bên trong tai) hoặc mất thính giác là hiện tượng mất thính lực trong vài phút hoặc vài ngày. Bệnh xảy ra có thể là do máu vận chuyển đến nuôi dưỡng ốc tai không thuận lợi dẫn đến tế bào thần kinh thính giác bị thiếu oxy và bị tổn thương.

Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác ngay sau khi ngủ dậy vào buổi sáng sớm. Người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ âm thanh nào xung quanh cho dù họ có cố gắng sử dụng tai để nghe. Ở một số trường hợp, trước khi thính lực bắt đầu mất, bệnh nhân có thể nhận thấy dấu hiệu báo động như cảm giác đầy tai, ù tai, chóng mặt,…

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp, người bệnh bị điếc đột ngột không tiến hành thăm khám bác sĩ vì nghĩ mất thính lực có thể là do sử dụng tai nghe quá nhiều hoặc là do ráy tai hay nhiễm trùng xoang gây ra. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng, bất cứ ai bị điếc đột ngột cũng nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức.

Mặc dù một nửa số người bị điếc đột ngột có thể phục hồi thính giác một cách tự nhiên trong vòng một đến hai tuần kể từ khi khởi phát. Nhưng, việc trì hoãn thăm khám có thể khiến bệnh ngày càng chuyển nặng, giảm hiệu quả điều trị về sau, đồng thời làm tăng nguy cơ điếc tai.

II. Nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác được tác nhân dẫn đến điếc đột ngột. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị mất thính lực đột ngột do những nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân gây điếc đột ngột
Điếc đột ngột có thể không phải là do nghe taiphone hay bệnh viêm xoang gây ra như nhiều bệnh nhân vẫn nghĩ. Bệnh xảy ra có thể là do mắc phải các bệnh tự miễn, viêm tai giữa cấp tính,…
  • Chấn thương, nhất là chấn thương ở đầu
  • Do nhiễm vi rút như vi rút cảm cúm, quai bị hoặc thủy đậu, herpes,..
  • Rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường hoặc hàm lượng cholesterol trong máu cao.
  • Gặp phải các vấn đề về lưu thông máu.
  • Xuất hiện một khối u trên dây thần kinh kết nối tai với não
  • Rối loạn trong tai, đặc biệt là bệnh Ménière
  • Bệnh tự miễn như đa xơ cứng
  • Nhiễm trùng tai (bệnh viêm tai giữa cấp tính)

III. Triệu chứng của điếc đột ngột

Người bệnh có thể nhận biết điếc đột ngột thông qua những dấu hiệu sau:

  • Tai có cảm giác căng đầy giống như đút nút trong tai.
  • Không nghe được âm thanh cao độ.
  • Tai có triệu chứng ù tai và khả năng nghe kém mặc dù xung quanh có rất nhiều tiếng ồn.
  • Chóng mặt, cơ thể mất cân bằng.
  • Không có bất cứ phản ứng giật mình khi có tiếng động lớn bất ngờ xuất hiện.
  • Tai có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Khi đo thính lực thấy thính lực giảm trên 30 dB.

XEM THÊM: Điếc và khiếm thính có khác nhau không, cách điều trị?

IV. Chẩn đoán điếc đột ngột

Nếu bạn bị điếc đột ngột, bác sĩ sẽ loại trừ khả năng bạn bị mất thính lực dẫn truyền. Trong trường hợp mất thính lực không rõ nguyên nhân, nhân viên y tế sẽ tiến hành đo thính lực thuần âm để kiểm tra. Với thính lực thuần âm, bác sĩ có thể đo được mức độ lớn của các tần số hoặc âm vực khác nhau của âm thanh trước khi bạn có thể nghe thấy chúng.

Điều trị điếc đột ngột
Để điều trị bệnh đúng cách, trước tiên bác sĩ cần kiểm tra nguyên nhân gây điếc đột ngột ở bạn bằng cách đo tính lực và các xét nghiệm kèm theo.

Nếu bạn được chẩn đoán là bị điếc đột ngột, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Theo dõi hình ảnh bất thường trong tai bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Nghiệm pháp thăng bằng.

V. Điều trị điếc đột ngột như thế nào?

Một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho điếc đột ngột, đặc biệt trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây bệnh là sử dụng corticosteroid. Thuốc này có tác dụng làm giảm sưng và viêm, giúp làm cải thiện bệnh. Không chỉ thế, corticosteroid đặc biệt hữu ích nếu người bệnh bị điếc đột ngột do tình trạng tự miễn (có nghĩa là hệ thống miễn dịch tự tấn công tai).

Nếu nguyên nhân gây điếc đột ngột là do nhiễm trùng, lúc này, bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ kê.

Trong trường hợp, mất thính lực nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng máy trợ thính lực (máy khuếch đại âm thanh). Hoặc người bệnh có thể dùng sử dụng biện pháp cấy ốc tai điện tử.

Mặc dù giải pháp này không giúp khả năng nghe ở bạn được phục hồi hoàn toàn nhưng nó giúp kích thích trực tiếp các kết nối thính giác trong tai đi lên não, giúp khuếch tán âm thanh đến mức bạn có thể nghe được.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm giảm triệu chứng do điếc đột ngột gây ra bằng cách sử dụng một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống phù nề mê nhĩ
  • Thuốc giãn mạch ngoại biên
  • Thuốc tăng cường oxy máu
  • Vitamin nhóm B với liều cao.

Bên cạnh đó, ngoài dùng thuốc người bệnh cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Hoặc cũng có thể điều trị điếc đột ngột bằng oxy cao áp.

Điếc đột ngột thường không rõ nguyên nhân nhưng người bệnh có thể phòng tránh bằng cách tránh làm việc quá sức. Bên cạnh đó, thăm khám định kỳ cũng là cách giúp bác sĩ phát hiện bệnh sớm và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời, tránh trường hợp điếc đột ngột chuyển nặng và gây di chứng về sau.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

ĐỌC NGAY

Khiếm thính là gì? Làm thế nào để điều trị?

Khiếm thính là một bệnh lý về tai khiến bệnh nhân không thể nghe rõ âm thanh so với người bình thường, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao...

Khiếm thính là gì? Làm thế nào để điều trị?

Khiếm thính là một bệnh lý về tai khiến bệnh nhân không thể nghe rõ âm thanh so với người...

Những thông tin cần biết về điếc , khiếm thính và cách điều trị

Điếc và khiếm thính: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Điếc và khiếm thính đều là những vấn đề liên quan đến thính giác, khiến cho người bệnh không thể...

Ráy tai tích tụ gây tắc nghẽn: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

Ráy tai đóng vai trò như một "vệ sĩ" trong tuyến phòng thủ bảo vệ tai trong. Chúng giúp bôi...

Những điều bạn nên biết về khiếm thính bẩm sinh

Những điều bạn nên biết về khiếm thính bẩm sinh

GS.BS. Manoj ManiKoth cho biết khiếm thính bẩm sinh là tình trạng trẻ bị suy giảm hoặc mất khả năng...

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ bị điếc không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *