Alcomet là thuốc gì? Có công dụng như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Alcomet là thuốc được dùng để điều trị ngộ độc rượu cấp tính, gan nhiễm mỡ do rượu. Thuốc phát huy tác dụng nhanh sau khi uống, chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận là chủ yếu. Tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

  • Tên chung: Alcomet
  • Phân nhóm: Thuốc tan sỏi mật, thông mật & bảo vệ gan.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Alcomet
Thuốc trị gan nhiễm mỡ, ngộ độc rượu Alcomet.

I. Những thông tin cần biết về thuốc Alcomet

Alcomet là dược phẩm do hãng Axon Drugs Private, Ấn Độ sản xuất. Một số thông tin dưới đây sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thuốc trên đúng cách và đúng mục đích.

1. Thành phần

Trong mỗi viên thuốc có chứa:

  • Metadoxine 500 mg
  • Tá dược: Microcrystalline cellulose 50.0 mg, Lactose 50.0 mg…

Để biết thêm thông tin chi tiết về tất cả các thành phần của thuốc, vui lòng đọc kĩ thông tin được in trên tờ hướng dẫn sử dụng.

2. Dược học và cơ chế tác động

Đặc tính dược lực học:

Metadoxine là thuốc tổng hợp mới đang được dùng để điều trị bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ. Đây là hợp chất của pydoxine-pyrrolidone-carboxylate. Thuốc có hiệu lực chính là tăng thải trừ qua thận, lọc sạch sản phẩm phân hủy của rượu (acetaldehyte) từ mô và máu.

Bên cạnh nhiệm vụ chính làm giảm tổn thương do rượu, Metadoxine trong thuốc còn có tác dụng khôi phục glutathione, adenosine triphosphate (ATP), nicotiamide – adenine dinucleotide – (NAD) tập trung tại não và gan; đồng thời đưa nồng độ aspartate aminotransferase (AST), enzym alamine aminotransferase (ALT), gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) trở về mức bình thường, phục vụ tái tạo gan.

Đặc tính dược động học:

  • Khả năng hấp thu: Thuốc hấp thu dễ dàng sau khi uống.
  • Phân bố: Thuốc phân bố dưới dạng liên kết protein, được tích trữ chủ yếu tại gan và một lượng nhỏ ở não, cơ.
  • Chuyển hóa: Metadoxine được chuyển hóa qua gan.
  • Thải trừ: Thuốc thải trừ qua thận là chủ yếu.

3. Chỉ định

Alcomet được dùng trong những trường hợp gan nhiễm mỡ, nhiễm độc rượu cấp tính. Ngoài ra, thuốc cũng được dùng điều trị hỗ trợ cho những trường hợp mắc phải bệnh gan mãn tính và cấp tính.

Thuốc có thể được dùng cho những mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê ở bài viết. Liên hệ với chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Chống chỉ định

Không dùng Alcomet cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Metadoxine hay bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc.

5. Dạng bào chế – hàm lượng – quy cách

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Hàm lượng: Alcomet 500 mg
  • Quy cách: Hộp gồm 3 vỉ x 10 viên.

6. Cách dùng – liều lượng

Đọc kĩ thông tin về liều lượng – cách dùng được in trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi dùng thuốc Alcomet khắc phục các vấn đề về gan.

Cách dùng:

  • Thuốc dùng đường uống, dùng kèm một ly nước đầy, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả trị bệnh.
  • Không tự ý giảm hoặc tăng liều khi chưa được chuyên gia phê duyệt, kể cả khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý thuyên giảm.

Liều dùng thông thường

Dưới đây là liều dùng do nhà sản xuất mô tả. Liều dùng thuốc có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng bệnh lý, cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý tăng hay giảm liều dùng nếu như chưa được chuyên gia cho phép.

  • Ngộ độc rượu cấp tính: uống 500 -1000 mg / ngày.
  • Gan nhiễm mỡ do rượu: uống 1000 mg / ngày.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gan cấp tính và mãn tính: 1000 mg / ngày.

Liều dùng trên chỉ định cho đối tượng người lớn. Liều dùng Alcomet cho trẻ em chưa được nghiên cứu và có quy định cụ thể. Liên hệ với chuyên gia nếu muốn sử dụng thuốc trên cho đối tượng trẻ em.

7. Bảo quản

Thuốc nên được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, tránh sáng. Đặt thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Ngoài ra, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng thuốc ẩm, mốc, hết hạn vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Alcomet

Một số khuyến cáo, cảnh báo sau sẽ giúp bạn chủ động hơn khi dùng Alcomet điều trị bệnh.

1. Thận trọng/ Cảnh báo

Thận trọng khi dùng thuốc nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Alcomet không thích hợp cho đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Dùng Alcomet đồng thời với dược phẩm kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc thảo dược khác.

2. Tác dụng phụ

Alcomet có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Buồn ngủ
  • Tê quanh miệng
  • Tê chân
  • Dị cảm
  • Đau chân
  • Mất điều hòa
  • Dáng đi mất cân bằng.

Không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ khi điều trị bằng Alcomet. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Trong trường hợp phát hiện những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, liên hệ với chuyên gia để tìm hướng giải quyết.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của dược chất có trong Alcomet hoặc làm tăng nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ. Để tránh hiện tượng trên, bạn nên thông báo cho chuyên gia các loại thuốc trị bệnh đang dùng. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ có điều chỉnh phù hợp nếu phát hiện có dấu hiệu tương tác thuốc.

Metadoxine làm tăng decarboxyl ngoại vi và làm giảm hiệu quả điều trị của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson. Cần lưu ý khi sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Alcomet. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp hoặc gặp biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc, liên hệ với chuyên gia để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Viêm gân là gì? – Vị trí thường gặp, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao. Trong hầu hết các...

Bệnh viêm gân cổ tay là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm gân cổ tay là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng các gân...

tìm hiểu về bệnh viêm gân vôi hóa ở vai

Biểu hiện viêm gân vôi hóa ở vai và cách điều trị

Viêm gân vôi hóa ở vai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau...

Viêm gân bánh chè gây đau đầu gối phải làm thế nào?

Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương gân nối giữa xương bánh chè và xương chày do chấn...

Hiểu hơn về viêm gân gót chân và cách điều trị

Viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là hiện tượng đau nhức ở gót chân xảy ra do gân Achilles nối...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *