Thiên môn: tính vị, công dụng và các bài thuốc từ cây

Thiên môn hay còn gọi là thiên môn đông, đây là một vị thuốc nam được sử dụng nhiều trong đông y để chữa trị một số bệnh như điều trị ho, tiêu đờm, bồi bổ sức khỏe.

Cây thiên môn có tên khoa học là Asparagus cochinchinensis
Cây thiên môn có tên khoa học là Asparagus cochinchinensis

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: thiên môn đông, tút thiên nam, tóc tiên leo, dây tóc tiên, mè nằm, măn săm, co sin sương, sùa sú tùng.

Tên khoa học:  Asparagus cochinchinensis.

Họ: cây thuộc họ Măng tây có pháp danh khoa học là Liliaceae.

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Thiên môn là một loại dây leo bụi, sống lâu năm thường dài từ 1 – 1,5m. Cây có rễ củ mềm, hình thoi, có cuống dài mọc thành chùm. Cây có rất nhiều cành mọc xoắn vào nhau tạo thành bụi dày, nhẵn và có gai. Những cành nhỏ của cây biến thành từng lá nhỏ dài từ 2 – 3cm, có hình lưỡi liềm. Lá thật của cây tiêu giảm thành từng vảy nhỏ.

Hoa của cây thiên môn có màu trắng mọc ở các kẽ lá, gồm có hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả cây là quả mọng hình cầu, đường kính 5 – 6mm, có màu đỏ khi chín. Mùa hoa từ tháng 3 – tháng 5, mùa quả từ tháng 6 – 9.

Phân bố

Trên thế giới, cây  được tìm thấy ở một số nước vùng Đông Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào.

Ở nước ta, cây mọc hoang ở nhiều nơi thuộc các tỉnh như Phú Quốc, Côn Đảo, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng.

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận cây được sử dụng: rễ củ.

Thu hái: vào mùa đông vào khoảng tháng 10 – 12 người ta thường đào lấy những rễ của đã mọc trên 2 năm để làm dược liệu.

Chế biến:  rễ củ sau khi được hái về đem đi rửa sạch , bỏ phần gốc và rễ con sau đó đem đi luộc đến khi củ mềm ra. Khi rễ củ còn nóng hãy bỏ phần vỏ bên ngoài, sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản: dược liệu sau khi chế biến hãy bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc, mối mọt.

4/ Thành phần hóa học

Trong cây có chứa thành phần hóa học chủ yếu là các axit amin như asparagin, citrulin, serin, threonin, prolin, glycin, alanin, valin, methionin, leucin, phenylalanin, tyroxin, acid aspartic, acid glutamic, arginin, histidin, lysin. Trong đó có asparagin thủy phân trong nước sôi cho aspactic acid và amoniac.

Bên cạnh đó, trong cây thiên môn còn có chất nhầy, tinh bột và sacarosa.

5/ Tính vị, quy kinh

Cây thiên môn có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Quy vào các kinh phế và thận.

6/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc từ thiên môn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế liên cầu khuẩn A và B, phế cầu, tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn bạch cầu.

Tác dụng chống khối u: nước sắc từ rễ thiên môn có tác dụng ức chế Sacroma – 180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn.

Ngoài ra, nước sắc từ thiên môn còn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cường tráng.

Theo Y học cổ truyền

Tác dụng: dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, sinh tân.

Công dụng: chữa trị các bệnh như phế ráo ho khan, đờm dính, họng hô, miệng khát, ruột ráo táo bón.

Dược liệu từ cây thiên môn dùng để chữa trị một số bệnh liên quan đến phổi và thận
Dược liệu từ cây thiên môn dùng để chữa trị một số bệnh liên quan đến phổi và thận

7/ Liều dùng, cách dùng

Mỗi ngày dùng từ 6 – 12g thuốc dưới dạng thuốc sắc thành nước, chế biến thành cao hoặc tán thành bột mịn. Ngoài ra, bạn còn có thể phối hợp với các vị thuốc khác để chữa trị bệnh.

8/ Một số bài thuốc từ thiên môn

Tư âm, dưỡng huyết, ôn bổ hạ nguyên

Dùng thiên môn đã chế biến 80g, sinh địa 80g cho vào bình được làm bằng gỗ cây liễu, rồi cho rượu vào rửa. Đem đi chưng chín rồi phơi 9 lần đến khi dược liệu thật khô.

Sau đó thêm nhân sâm 40g đã tán thành bộ mịn, 9 quả táo tầu đã bỏ hạt trộn với các dược liệu trên đem đi giã nhuyễn. Cuối cùng hãy vo thuốc thành từng viên như hạt bắp để dành uống. Mỗi lần uống 30 viên với rượu nóng trước bữa ăn 3 lần.

Trị phế nuy, ho, khạc nhiều đờm, trong tim nóng, miệng khô, khát nhiều

Thiên môn để sống đem đi giã vắt lấy 7 chén nước cốt. Cho nước cốt thiên môn cùng với 7 chén rượu, 1 chén mạch nha, tử uyển 160g vào bình bằng đồng hoặc nồi sành để nấu đặc thành cao. Mỗi lần uống một lượng to bằng quả táo, ngày uống khoảng 3 lần.

Trị cơ thể đau nhứt do hư lao

Thiên môn đem đi tán thành bột mịn để dùng mỗi ngày 3 lần với liệu lượng khoảng 1 thìa đem uống chung với rượu.

Làm cho nhan sắc xinh tươi

Đem các dược liệu gồm thiên môn, thục địa, hồ ma nhân đi tán nhuyễn rồi trộn với mật ong để vò thành từng viên bằng hạt long nhãn. Mỗi lần dùng uống chừng 20 viên thuốc với nước nóng.

Trị tiêu khát

Đem thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử đem đi nấu đặc thành cao, sau đó thêm một ít mật ong để dành sử dụng dần.

Trị phế nuy, hư lao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát

  • Bài thuốc 1: thiên môn đem đi nấu chín bỏ vỏ và lõi để ăn.
  • Bài thuốc 2: dùng dược liệu thiên môn đã chế biến đem đi tán thành bột mịn sau đó trộn với mật ong để vo thành từng viên, mỗi lần dùng 20 viên với nước trà.

Trị phong, điên, khi lên cơn thì nôn mửa, ù tai, đau lan xuống cạnh sườn

Dùng thiên môn khô đã chế biến đem đi giã nát, mỗi lần sử dụng dùng với 1 thìa rượu, ngày dùng khoảng 3 lần.

Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn.

Dùng thiên môn, thanh hao, miết giáp, mạch môn, sài hồ, ngưu tất, bạch thược, địa cốt bì, ngũ vị tử mỗi thứ một lượng bằng nhau đem đi sắc nước uống.

Trị miệng lở lâu ngày không khỏi

Dùng thiên môn khô đã chế biến, mạch môn (bỏ lõi), huyền sâm mỗi vị một lượng bằng nhau đem đi tán thành bột, sau đó trộn với mật ong để làm thành từng viên to bằng hạt long nhãn. Khi dùng hãy lấy 1 viên ra ngậm.

Trị da mặt nám đen

Dược liệu thiên môn đã phơi khô đem đi tán nhuyễn rồi trộn với mật ong để vò thành từng viên, mỗi ngày lấy 1 viên đem pha với nước để rửa mặt sẽ cải thiện được bệnh.

Trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh nhiễm, sốt lâu ngày

Dùng nhân sâm 4 – 8g, thiên môn 10 – 20g, thục địa 10 – 20g đem đi sắc nước để uống.

9/ Một số lưu ý cần thiết

Vị thuốc từ thiên môn có tính hàn vì vậy không được sử dụng cho người tỳ vị hư hàn.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về dược liệu thiên môn, nếu bạn muốn áp dụng các bài thuốc từ cây thiên môn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút