Công Dụng Của Sài Hồ Bắc Và Những Bài Thuốc Hay

Sài hồ Bắc là loại cây thuốc có nguồn gốc từ nước Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy được di thực vào nước ta từ khá sớm nhưng loại cây này ít tìm thấy ở nước ta và chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, Sài hồ Bắc còn được biết với nhiều tên gọi khác như: Bắc sài hồ, Ngạnh sài hồ, Sà diệp sài hồ,… mang vị đắng, tính hơi hàn, được quy vào kinh Can Đởm. Loại dược liệu này có tác dụng giải nhiệt, sơ can chỉ thống, hóa giải thoái nhiệt và thăng dưỡng khí triệt ngược tà.

cây sài hồ bắc
Tìm hiểu những thông tin về dược liệu Sài hồ Bắc: Đặc điểm sinh thái, thành phần, tính vị, quy kinh và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Sài hồ, Bắc sài hồ, Trúc diệp sài hồ, Sà diệp sài hồ, Ngạnh sài hồ, Thiết miêu sài hồ,…
  • Tên khoa học: Bupleurum chinense DC.
  • Tên tiếng Trung: 柴胡
  • Họ: Hoa tán (Umbelliferae)

Đặc điểm sinh thái của Sài hồ Bắc

+ Mô tả cây Sài hồ Bắc:

Cây sài hồ là loại cây bụi, có chiều cao trung bình chừng 0,5 – 3m. Cây phân thành nhiều nhánh nhỏ đâm ra từ gốc. Thân cây sài hồ tròn, thân non có màu xanh đậm và có một ít lông mịn, đối với thân già có màu xanh sẫm hoặc hơi tím tía, nhẵn, không lông. Lá hình thìa, mọc so le, cuống ngắn, gân hiện rõ ở mặt dưới. Mép lá có hình răng cưa không đều. Phiến lá dày, láng ở mặt trên và nhạt ở mặt dưới. Lá có mùi thơm hắc. Hoa cây sài hồ Bắc mọc thành cụm, hoa màu vàng, có các lá hình dải dẹp nhỏ thun nhọn. Rễ có màu vàng ngà, dai, có vị đắng, mùi thơm.

+ Phân bố:

Cây Sài hồ Bắc có nguồn gốc từ nước Trung Quốc và Nhật Bản. Loại cây này được di thực về nước ta từ năm 1994. Hiện nay, cây Sài hồ Bắc mọc hoang rải rác ở một số tình thành thuộc phía Bắc nước ta.

sài hồ bắc
Cây Sài hồ Bắc có nguồn gốc từ nước Trung Quốc, Nhật Bản và được di thực vào nước ta hơn 25 năm nay

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

+ Bộ phận dùng: Sử dụng phần rễ và lá của cây Sài hồ Bắc để làm thuốc.

+ Thu hái: Thu hái quanh năm.

+ Chế biến: Phần rễ cây Sài hồ Bắc sau khi được đào về cần cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch qua nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Có thể đem tẩm rượu hoặc sao với mật ong để dùng dần.

+ Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tốt nhất nên cất trữ trong bao bì kín và cần đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành phần hóa học của cây Sài hồ Bắc

Trong cây Sài hồ Bắc có chứa một ít tinh dầu, 0,50% hoạt chất saponin, một chất rượu gọi là bupleurumola và phytosterola. Ngoài ra, trong thân và lá cây Sài hồ Bắc còn chứa hoạt chất rutin.

Tác dụng dược lý của Sài hồ Bắc

+ Theo nghiên cứu của giới Y học hiện đại:

  • Bảo vệ gan và lợi mật;
  • Giúp hạ lượng mỡ trong máu và gan;
  • Có tác dụng an thần, kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt;
  • Giảm ho, đau rát cổ họng;
  • Tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng tổng hợp protein trên cơ thể chuột;
  • Nước sắc sài hồ có tác dụng ức chế mạnh một số vi khuẩn như: liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lao, phẩy khuẩn thổ tả,…;
  • Nước sắc sài hồ còn có tác dụng kháng một số loại virus như: virus gan, virus cúm, virus viêm tủy typ I, vi trùng sốt rét,…

+ Theo Đông y cổ truyền:

  • Công dụng: Sài hồ Bắc có công dụng giải nhiệt, hóa giải thoái nhiệt, thăng dưỡng khí triệt ngược tà và sơ can chỉ thống.
  • Chủ trị: Dược liệu Sài hồ Bắc có tác dụng bảo vệ gan, giúp nhuận tràng, thông khí, làm sáng mắt, trị sốt rét, sốt thương hàn, viêm gan mãn tính, đau tức ngực, đau bụng, trướng bụng, kinh nguyệt không đều,…

Tính vị – Quy kinh dược liệu Sài hồ Bắc

Trong Đông y cổ truyền, dược liệu Sài hồ Bắc có tính vị và quy kinh sau:

  • Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn.
  • Quy kinh: Kinh Can Đởm.
sài hồ bắc
Sài hồ Bắc có vị đắng, tính hơi hàn, được quy vào kinh Can Đởm, có tác dụng giải nhiệt, sơ can chỉ thống, hóa giải thoái nhiệt, thăng dưỡng khí triệt ngược tà.

Cách dùng và liều lượng dược liệu Sài hồ Bắc

+ Liều lượng sử dụng: Dùng 4 – 16g/ ngày. Tuy nhiên, đây không phải là liều lượng cố định. Liều dùng có thể gia giảm tùy vào từng bài thuốc và mức độ bệnh lý của bệnh nhân.

+ Cách dùng: Sài hồ Bắc thường kết hợp với nhiều vị thuốc khác ở dạng thuốc sắc.

Sài hồ Bắc và những bài thuốc chữa bệnh hay

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh của dược liệu Sài hồ Bắc được giới Y học cổ truyền ghi lại trong một số tài liệu, sách báo. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị khi cần thiết:

1. Bài thuốc chữa ngoại cảm (Tiểu sài hồ thang)

  • Nguyên liệu: 12 – 16g Sài hồ Bắc; Bán hạ, Đảng sâm và Hoàng cầm mỗi vị 8 – 12g; 4 – 6g Chích thảo; 4 – 6 quả Đại táo cùng với 3 lát Sinh khương.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với 700ml nước. Tiến hành đun thuốc trên ngọn lửa nhỏ khoảng 30 phút rồi chắt lọc lấy phần nước sắc để dùng. Nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.

2. Bài thuốc chữa cảm mạo thường (Sài hồ ẩm)

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc, Trần bì, Thược dược, Phòng phong, Cam thảo và Gừng tươi mỗi vị 12g.
  • Cách thực hiện: Đem thang thuốc trên sắc cùng với 500 ml nước. Tiến hành sắc cô đặc còn lại khoảng 200ml nước. Chia nhỏ thành 3 lần uống trong ngày. Người bệnh nên uống thuốc khi thuốc còn ấm.

3. Bài thuốc trị chứng can khí, viêm loét dạ dày tá tràng, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt (Tiêu dao tán)

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc, Đương quy, Bạch truật, Bạch thược và Bạch linh mỗi vị 12g cùng với 4g Chích thảo.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ vị thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Có thể chia phần nước sắc thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.

4. Bài thuốc chữa sốt rét

  • Nguyên liệu: 12 – 16g Sài hồ Bắc; Bán hạ, Đảng sâm và Hoàng cầm mỗi vị 8 – 12g; 4 – 6g Chích thảo; 4 – 6 quả Đại táo; Thảo quả và Thường sơn mỗi vị 12g cùng với 3 lát Sinh khương.
  • Cách thực hiện: Kết hợp các vị thuốc trên thành một thang thuốc. Đem sắc lấy nước để uống, có thể chia nhỏ phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc.

5. Bài thuốc trị lupus ban đỏ

  • Nguyên liệu: Thuốc tiêm Sài hồ Bắc.
  • Cách thực hiện: Mỗi lần sử dụng 2ml thuốc tiêm Sài hồ Bắc (tương ứng với 4g thuốc sống) để tiêm trực tiếp vào bắp. Áp dụng mỗi ngày 2 lần và dùng tối đa trong 10 ngày.

6. Bài thuốc trị viêm giác mạc do virus

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc.
  • Cách thực hiện: Chế Sài hồ Bắc thành thuốc nhỏ mắt (10%). Mỗi lần sử dụng 0,3 – 0,5ml. Dùng mỗi giờ 1 lần và tiêm dưới kết mạc. Tiêm cách nhật, tiêm vào bắp mỗi lần 2ml, áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần.

7. Bài thuốc trị viêm gan

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc và Cam thảo mỗi vị 15g.
  • Cách thực hiện: Bào chế thành thuốc tiêm. Mỗi lần sử dụng 10ml và dùng 3 lần/ ngày.

8. Bài thuốc trị chứng mỡ máu cao

  • Nguyên liệu: 3g Sài hồ Bắc cùng với 1 quả La hán.
  • Cách thực hiện: Đem nấu lấy nước uống. Dùng mỗi ngày 3 lần với mỗi lần uống là 20ml.

9. Bài thuốc chữa chứng lỵ cấp, viêm ruột cấp, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc và Huyền hồ mỗi vị 15g.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên nghiền vụn rồi hãm cùng với nước sôi trong 15 phút. Chắt lọc lấy phần nước để uống thay cho nước trà. Dùng mỗi ngày 1 lần.

10. Bài thuốc chữa chứng đau đầu, cơ thể hay bồn chồn, kích động, hay giận dữ, mất ngủ

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc, Cúc hoa và Đường phèn mỗi vị 15g; 20g Quyết minh tử cùng với 100g Gạo tẻ.
  • Cách thực hiện: Mang Sài hồ, Quyết minh tử và Cúc hoa nấu lấy nước và bỏ phần bã. Lấy nước sắc được nếu cùng với gạo tẻ. Khi gạo chín loãng thành cháo thì thêm đường phèn và khuấy tan đều. Chia thành 2 phần nhỏ để dùng và nên dùng khi cháo còn nóng.

11. Bài thuốc chữa viêm mũi cấp và mãn tính gây tắc nghẹt mũi, chứng suy giảm khả năng ngửi, ù tai, chứng thường hay quên

  • Nguyên liệu: 15g Sài hồ Bắc, Địa long (đã chế biến), Đào nhân và Xích thược mỗi vị 10g; 60g Gạo tẻ cùng với Đường đỏ (đường hoa mai)
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu (trừ gạo tẻ) sắc lấy nước. Dùng phần nước sắc được nấu với gạo. Khi cháo chín đều, thêm một lượng đường đỏ vừa đủ rồi khuấy đều. Dùng cháo mỗi ngày 1 lần, nên dùng nóng và áp dụng liên tục trong 7 – 20 ngày.

12. Bài thuốc chữa viêm túi mật cấp tính và đường mật nhiễm khuẩn

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc và Đại hoàng mỗi vị 16g; Bạch thược, Uất kim và Hoàng cầm mỗi vị 12g cùng với 6g Mộc hương.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc lấy nước để dùng. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc.

13. Bài thuốc chữa giun đưa lên ống mật

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc, Hoàng cầm, Hoàng liên, Mộc hương và Mang tiêu mỗi vị 12g; Bạch thược và Binh lang mỗi vị 20g; Sử quân tử và Vỏ rễ xoan mỗi vị 30g.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc để lấy nước dùng.

14. Bài thuốc chữa viêm gan mãn tính, gan mới xơ cứng, đau nhức vùng gan, bụng đầy trướng (Hoàn sơ can lý tỳ)

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc, Đương quy, Sái thảo, Xích thược, Địa long, Bồ hoàng, Chỉ thực và Ngũ linh chi mỗi vị 40g; 140g Gan lợn; 70g Miết giáp; 30g Kê nội kim và 20g Thanh bì.
  • Cách thực hiện: Mang toàn bộ các vị thuốc trên hoàn thành bột mịn. Thêm một ít mật rồi hoàn thành viên. Mỗi lần sử dụng 12g cùng với nước ấm. Uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

15. Bài thuốc điều trị chứng mất ngủ do lo sợ, tim hay hồi hộp

  • Nguyên liệu: 4g Sài hồ Bắc; 20g Vỏ hàu; 10g Phục linh; Long cốt, Bạch thược, Hoàng cầm và Bán hạ mỗi vị 5g; Duyên đơn, Quế chi, Cam thảo và Nhân sâm mỗi vị 3g.
  • Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 3 bát nước. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã. Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày.

16. Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa ở nữ giới

  • Nguyên liệu: Sài hồ Bắc, Mẫu đơn bì, Trần bì, Sinh địa, Hương phụ, Bạch truật, Hoàng cầm, Thược dược, Đương quy và Cam thảo mỗi vị từ 2 – 3g.
  • Cách thực hiện:  Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc cùng với 500ml nước. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200ml. Chia phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày.
bài thuốc từ dược liệu sài hồ bắc
Tổng hợp 16 bài thuốc từ dược liệu Sài hồ Bắc

Một số lưu ý khi sử dụng Sài hồ Bắc

Trước và trong quá trình sử dụng dược liệu Sài hồ Bắc, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh các trường hợp rủi ro có thể xảy ra:

  • Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong Sài hồ Bắc tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này;
  • Không sử dụng dược liệu Sài hồ Bắc cho người bị sỏi mật, huyết áp cao có kèm các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu,…;
  • Phụ nữ mang thai và người bị xơ giãn tĩnh mạch thực quản cần thận trọng khi sử dụng dược liệu Sài hồ Bắc;
  • Các đối tượng bị lao phổi kèm can khí uất thì cần giảm liều lượng sử dụng còn khoảng 4 – 6g/ ngày;
  • Người bệnh không được lạm dụng dược liệu Sài hồ Bắc. Việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí gây xuất huyết;
  • Sài hồ Bắc thường được kết hợp cùng với Bạch thược để làm tăng công dụng thư can trấn thống cũng như làm dịu kích thích của Sài hồ đối với cơ thể.

Trên đây là những thông tin cần biết về Sài hồ Bắc và một số bài thuốc chữa bệnh từ loại thảo dược này. Để việc sử dụng thuốc không gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến tham vấn từ bác sĩ, lương y hoặc nhân viên có chuyên môn trước khi sử dụng.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút