Sơn Đậu Căn

Sơn đậu căn còn có tên gọi khác là Hòe bắc bộ, Khổ đậu, Cây Quảng đậu. Tên tiếng Trung 山 豆 根, tên khoa học Pophora subprosrlata Chu etT. Chen. Thuộc họ Đậu (danh pháp khoa học: Lleguminosae). Nhờ thành phần hóa học và đặc tính đa dạng, loại dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, giảm đau, tiêu thũng, điều trị ho đau cổ họng, phát nóng, sát trùng, trị hoàng đản cấp tính.

Mô tả Sơn đậu căn

  • Tên gọi khác: Hòe bắc bộ, Khổ đậu, Cây Quảng đậu
  • Tên tiếng Trung: 山 豆 根
  • Tên khoa học: Pophora subprosrlata Chu etT. Chen
  • Thuộc họ: Đậu (danh pháp khoa học: Lleguminosae)
Sơn đậu căn
Đặc tính, thành phần hóa học, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Sơn đậu căn

1. Nhận dạng Sơn đậu căn

Sơn đậu căn là một cây thuốc quý. Cây mọc thành bụi có chiều cao từ 0,5 – 0,2m. Thân cây có nhanh nhăn, được bao phủ bởi một lớp lông nằm ngắn. Cây có từ 5 đến 7 lá chét, nguyên, mọc đối, mép lá có răng hoặc hơi lượn sóng, có chiều dài từ 6 – 15cm, chiều rộng từ 3 – 8cm, nhẵn ở trên, nhọn ở đầu, tù ở gốc, có lông ở mặt dưới, lá có gân bên 9 đôi.

Cuống lá chét có kích thước từ 2 – 5mm, kích thước lá kèm khoảng 3mm. Sơn đậu căn có hoa mọc thành chùm. Chùm hoa đứng cao từ 5 – 12cm, ngắn hơn lá, đối diện với một lá. Cuống lá có kích thước từ 4 – 6mm, lá bắc dài từ 4 – 5cm. Đài xuất hiện với hình vuông, có lông, không cân ở gốc, với 5 thùy tam giác.

Tràng hoa nhẵn, có chiều cao từ 1,5 – 2cm, xuất hiện với màu vàng cánh cờ hẹp, gấp lại. Cán thìa và những cánh bên có tai. Bầu có hai noãn, kích thước từ 5 – 6cm. Nhị 2 bó.

Cây thuốc có quả hình trái xoan đen, khi khô nhẵn bóng, có chiều rộng từ 0,8 – 1cm, chiều dài từ 1,2 – 1,8cm. Bên trong quả có hạt to và cứng. Tháng 2 đến tháng 4 là mùa hoa quả.

2. Phân bố

Dược liệu Sơn đậu căn phân bố nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Inđônêxia. Dược liệu này được tìm thấy trong những rú bụi, các quần hệ thứ sinh, savan, từ thấp đến 1800m. Ở Việt Nam, dược liệu mọc chủ yếu ở Đồng Nai và Lâm Đồng.

3. Bộ phận dùng

Hạt, lá, rễ Sơn đậu căn – Folium, Semen et Radix Euchrestae là những bộ phận được sử dụng làm thuốc.

4. Tính vị

Dược liệu có tính hàn và vị đắng.

5. Quy kinh

Quy vào kinh Phế, Tâm và Đại trường.

6. Thu hái và chế biến

Thu hái

Dược liệu Sơn đậu căn được thu hái vào mùa thu hàng năm.

Chế biến

  • Theo Kinh nghiệm Việt Nam: Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch, tiến hành ủ mềm từ 4 – 5 ngày, sau đó thái lát mỏng từ 1 đến 2 ly. Ngoài ra người dùng có thể mài ra uống hoặc ngậm vào miệng.
  • Theo Trung y: Lấy phần rễ khô của dược liệu ngâm nước. Sau 4 – 5 ngày, vớt dược liệu ra ngoài để rửa sạch và loại bỏ hết tạp chất. Rễ ro chẻ đôi, rễ nhỏ cắt khúc, u độ từ 4 – 5 ngày cho mềm, sau đó tiến hành thái lát mỏng từ 1 – 2 ly phơi khô. Khi dược liệu khô, trộn lẫn rễ nhỏ và rễ to với nhau mà dùng.
Cách thu hái và chế biến Sơn đậu căn
Cách thu hái và chế biến Sơn đậu căn

7. Bảo quản

Sau khi chế biến, người dùng cần bảo quản dược liệu Sơn đậu căn ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và tránh ánh nắng trực tiếp.

8. Chỉ định

Dược liệu Sơn đậu căn được chỉ định phòng ngừa và điều trị:

  • Viêm amidan cấp tính
  • Viêm họng, nuốt đau, sốt cao
  • Viêm amidan mãn tính
  • Côn trùng cắn, rết cắn, trên da có mụn ngứa
  • Viêm họng cấp, đau họng
  • Sưng lợi răng.

Thành phần hóa học của vị thuốc Sơn đậu căn

Cây Sơn đậu chứa một lượng lớn hoạt chất alcaloid cytisine cùng nhóm tác dụng với chất nictoine. Vị thuốc Sơn đậu căn (rễ Sơn đậu) chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng gồm:

  • Oxymatrin
  • Anagynin
  • Methylcytisin
  • Alcaloid
  • Flavonoid
  • Matrin
  • Pterocarpin
  • Sophoranon
  • 1 – trifolirhizin
  • 1-maackitain – β – D – glucosid
  • 1-maackiain.

Theo Trung thảo dược học, tập 2, 1976

  • Các hợp chất có trong vị thuốc gồm sophoranon, sophoradin, sophora nochromen, 2 – (2′. 4′-dihydroxyphenyl) – 8, 8-dimethyl – 10 – (3 – methyl – 2 – butenyl) 8 H – pyrano. 12, 3-d] chroman-4-on, 2 (2″-(1-hydroxy1-methylethyl) – 7″ – (3-methyl-2-burenyl-2′, 2 (3′-hydroxy-2’, 2′-dimethyl – 8″- (3 – methyl-2-butenyl) chroman-6-yl)-7 hydroxy-8’– (3-methyl-2-butenyl) chroman-4-on, sophoradochromen, 3′- dihydrobenzofuran) – 5′ – yl) – 7 – hydroxy-8 – (3- methyl-2-butenyl) chroman-4-on, 2′, 4′, 6 – 3 – (2, 4′-hydroxyphenyl) acryloyl-7-hydroxy-2, 7-1 trihydroxy-6, 8-bis (3-methyl-2- butcnyl) flavanon, daidzein, 2 – (7’- hydroxy-2″, 2′-dirnethyl -2H-benzopyran) – 6′- yl] – 7 hydroxy-8 – (3-methyl-2-bulenyl) chroman-4-on, 4, 7dihydroxy-6- 8 – bis – (3-methyl – 2 -butenyl) flavanon, 2 – dimethyl-8 (3 – methyl2-butenyl) 2H- benzopyran.

Theo tạp chí Chemical and Pharmaceutical Bulletin

  • Vị thuốc có chứa hoạt tính chống ung thư là Sarcoma -180 và Ehrlich.

Theo tạp chí International Immunopharmacology

  • Vị thuốc chứa hoạt tính chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa những tổn thương hình thành do quá trình chống oxy hóa gây ra.
  • Hoạt tính chống viêm loét với tác dụng ức chế bài tiết dạ dày do sự tác động của tetragastrin và insulin.
Thành phần hóa học của vị thuốc Sơn đậu căn
Thành phần hóa học của vị thuốc Sơn đậu căn

Vị thuốc Sơn đậu căn có tác dụng gì?

Nhờ đặc tính và nhiều thành phần hóa học đa dạng, vị thuốc Sơn đậu căn mang đến nhiều lợi ích và tác dụng hữu hiệu đối với sức khỏe.

1. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Dự phòng loét do căng thẳng, stress, ức chế chuyển động của dạ dày và giảm tiết acid

Hoạt chất oxymatrin khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng ức chế sự tạo loét hình thành bởi indomethacin hoặc thắt môn vị. Tác dụng này có mối liên hệ mật thiết với khả năng ức chế tiết acid trọng dạ dày – tá tràng.

Hoạt chất oxymatrin khi được đưa vào đại tràng sẽ làm giảm quá trình tiết acid dịch vị trên cơ thể của chuột cống trắng. Đồng thời giảm chuyển động của dạ dày được tạo ra bởi stress thực nghiệm. Tác dụng bảo vệ vết loét và tổn thương do stress của oxymatrin có thể do khả năng ức chế chuyển động của dạ dày và giảm tiết acid.

Thành phần Matrin trong vị thuốc chỉ có khả năng ức chế yếu quá trình tiết acid dịch vị. Tuy nhiên sau khi tiêm tĩnh mạch, thành phần này lại mang đến hiệu quả cao trong việc dự phòng loét do căng thẳng, stress.

  • Làm thuốc chống hen

Hoạt chất Oxymatrin trong Sơn đậu căn được sử dụng để làm thuốc chống hen. Kết quả nghiên cứu trên cơ thể của chuột cống trắng cho thấy, hoạt chất này xuất hiện với nồng độ cao ở nước tiểu, mật và các mô. Tuy nhiên khi uống Oxymatrin chuyển hóa thành matrin.

Hoạt chất oxymatrin không có tác dụng ức chế hen khi tiêm tĩnh mạch ở chuột trắng. Tuy nhiên hoạt chất có thể làm giảm triệu chứng hen khi uống.

  • Tác dụng chống ung thư

Cả oxymatrin và Matrin đều có khả năng chống tế bào ung thư đối với sarcom 180. Bên cạnh đó hoạt chất matrin còn có khả năng ức chế hoạt động và những ảnh hưởng của u báng Ehrlich trên cơ thể của chuột nhắt trắng. Kết quả thực nghiệm ở động vật cho thấy, hoạt chất Oxymatrin có tác dụng bảo vệ tế bào và chưc năng của gan.

Tiến hành tiêm bắp Oxymatrin với liều 3.6 mg/kg có ý nghĩa đối với quá trình tăng hoạt tính của GPT huyết thanh, sự tiêu glycogen và hoạt tử gan đối với chuột nhắt trắng và thỏ gây ra bởi D-glucosamin hoặc carbon tetraclorid.

Chất Matrin khi được đưa vào cơ thể có tác dụng làm giảm miễn dịch in vivo. Trong quá trình nuôi cấy ở nồng độ natrin khá cao, sự tạo interleukin-2 và sự tăng sinh tế bào lách chuột giảm 50%.

  • Ức chế quá trình tăng thân nhiệt gây ra bởi men

Oxymatrin với liều 100 – 150 mg/kg trọng lượng /ngày tiêm bắp trong 2 – 4 tuần không tác động và không gây tổn hại đến các cơ quan thận, tim mạch, lá lách. Uống hoặc tiêm phúc mạc Matrin với liều 20 – 30 mg/kg trọng lượng có khả năng ức chế quá trình tăng thân nhiệt gây ra bởi men trên cơ thể của chuột cống trắng nhưng với một cạc phụ thuộc vào liều.

  • Tác dụng hạ nhiệt, giảm viêm

Tác dụng hạ nhiệt của hoạt chất matrin thông qua sự phong bế thụ thể dopaminergic hoặc được trung gian bởi quá trình giải phóng dopamine.

Khi tiến hành tiêm bắp matrin với liều 25 ng/kg trọng lượng trên cơ thể của chuột cống trắng, tình trạng viêm bàn chân chuột do caragenin sẽ thuyên giảm rõ rệt. Tiêm bắp cho thỏ với liều matrin hàng ngày 15 và 25 mg/kg trọng lượng trong 8 ngày sẽ cải thiện tốt tình trạng viêm tai thỏ xuất hiện do dầu ba đậu.

Hoạt tính chống viêm ở chuột nhắt trắng không bị ảnh hưởng khi cắt nhỏ tuyến thượng thận. Như vậy hoạt chất matrin có tác dụng liên quan đến tuyến thượng thận – trục dưới đồi và mang những đặc tính của thuốc chống viêm không steroid.

  • Tác dụng ức chế viêm mắt hình thành bởi protein của thể thủy tinh và tác dụng giảm đau

Matrin có khả năng ức chế viêm mắt hình thành bởi protein của thể thủy tinh. Không giống corticoid, matrin không có khả năng thúc đẩy tốt quá trình phục hồi áp suất trong mắt đối với thỏ. Ngoài ra hiệu số điện thế qua thể mống mắt – mi ở vật thí nghiệm là thỏ cũng không thể thay đổi.

Những kết quả thí nghiệm nêu trên cho thấy, chất matrin có thể được điều chế thành một loại thuốc điều trị viêm mắt hiệu quả và an toàn hơn so với corticosteroid.

Ngoài ra thí nghiệm trên cơ thể của chuột nhắt cũng cho thấy, matrin khi được đưa vào cơ thể sẽ kéo dài rõ rệt thời gian phản ứng của vật thí nghiệm đặt trên tấm sưởi điện. Chính vì thế, matrin cũng được sử dụng để làm thuốc giảm đau.

2. Theo Y học cổ truyền

Vị thuốc Sơn đậu căn có tác dụng:

  • Giải độc
  • Thanh nhiệt cơ thể
  • Giảm đau
  • Tiêu thũng
  • Điều trị ho đau cổ họng, phát nóng
  • Sát trùng
  • Trị hoàng đản cấp tính
  • Điều trị ung thư
  • Rễ được sử dụng để điều trị ho, viêm họng, vàng da
  • Chữa sưng mộng răng, táo bón
  • Dùng ngoài điều trị rắn cắn và bỏng.
Dược liệu Sơn đậu căn mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Dược liệu Sơn đậu căn mang nhiều lợi ích và tác dụng hữu hiệu đối với sức khỏe

Liều dùng và cách sử dụng dược liệu Sơn đậu căn

1. Liều dùng

  • Dùng trong: Dùng từ 6 – 12 gram/ngày.
  • Dùng ngoài: Sử dụng thuốc với liều dùng tùy chỉnh.

2. Cách sử dụng

  • Dùng trong: Vị thuốc Sơn đậu căn được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh. Người dùng có thể sử dụng vị thuốc bằng cách nấu lấy nước uống, tán thành bột, làm thành viên hoàn.
  • Dùng ngoài: Tán thành bột và bôi trực tiếp vào vị trí có vết thương.

Kiêng kỵ

Không sử dụng vị thuốc Sơn đậu căn cho những người đại tiện lỏng, Tỳ Vị hư hàn.

Những bài thuốc điều trị bệnh từ dược liệu Sơn đậu căn

Nhờ có thành phần hóa học, đặc tính và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Sơn đậu căn góp mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh.

1. Bài thuốc từ dược liệu Sơn đậu căn điều trị viêm họng, sốt cao, nuốt đau, viêm amidan

Nguyên liệu:

  • 12 gram vị thuốc Sơn đậu căn
  • 12 gram Kim ngân hoa
  • 4 gram Hoàng liên
  • 8 gram Hoàng bá.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả vị thuốc, cho vào ấm lớn nấu cùng với 600ml nước lọc
  • Nước thuốc cạn còn 300ml thì tắt lửa, chắt lấy nước thuốc
  • Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày và uống trước mỗi bữa ăn 1 giờ đồng hồ
  • Uống 1 thang/ngày.

2. Bài thuốc điều trị viêm amidan cấp tính bằng dược liệu Sơn đậu căn

Nguyên liệu:

  • 9 gram Sơn đậu căn
  • 9 gram Xạ can
  • 9 gram Kinh giới
  • 9 gram Ngưu bàng tử
  • 6 gram Phòng phong
  • 6 gram Cam thảo
  • 6 gram Kim ngân hoa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, sau đó sắc thuốc cùng với ba chén nước lọc đến khi cạn còn một chén thì tắt lửa
  • Chắt lấy nước thuốc, không sử dụng bã
  • Chia nước thuốc vừa thu được thành 3 phần. Uống trong ngày và uống trước mỗi bữa ăn 1 giờ đồng hồ
  • Sử dụng một thang thuốc mỗi ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị viêm amidan cấp tính bằng dược liệu Sơn đậu căn
Bài thuốc điều trị viêm amidan cấp tính bằng dược liệu Sơn đậu căn

3. Bài thuốc từ dược liệu Sơn đậu căn chữa bệnh viêm amidan mãn tính

Nguyên liệu:

  • 15 gram vị thuốc Sơn đậu căn
  • 5 gram Kim ngân hoa
  • 10 gram Sinh cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả vị thuốc
  • Cho các vị thuốc vào ấm lớn nấu cùng với 600ml nước lọc
  • Nước thuốc cạn còn 300ml thì tắt lửa
  • Chắt lấy nước thuốc, không dùng bã
  • Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày và uống trước mỗi bữa ăn 1 giờ đồng hồ
  • Uống 1 thang/ngày. Áp dụng liên tục từ 3 – 4 tuần.

4. Bài thuốc từ Sơn đậu căn điều trị mụn ngứa, rết, rắn, côn trùng cắn

Nguyên liệu:

  • Dược liệu Sơn đậu căn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, phơi khô và tán vị thuốc thành bột mịn
  • Bảo quản thuốc bột trong lọ thủy tinh và đặc ở những nơi khô ráo
  • Khi cần lấy một lượng vừa đủ thuốc bột trộn cùng với nước đun sôi để nguội để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt
  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ, sau đó bôi trực tiếp thuốc vào vị trí này
  • Để thuốc khô tự nhiên trên da
  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh lại vùng da bệnh
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày. Sau 2 ngày sẽ nhận thấy vết thương lành lại.

5. Bài thuốc điều trị đau họng, viêm họng cấp bằng dược liệu Sơn đậu căn

Nguyên liệu:

  • 3 gram Sơn đậu căn
  • 10 gram Xạ can
  • 7 gram Cát cánh
  • 10 gram Nhân sâm
  • 2 gram Cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu
  • Sắc thuốc cùng với ba chén nước lọc
  • Tắt lửa khi lượng nước thuốc trong ấm cạn còn một chén
  • Chắt lấy nước thuốc, không sử dụng bã
  • Chia nước thuốc vừa thu được thành 3 phần. Uống thuốc trong ngày và uống trước mỗi bữa ăn 1 giờ đồng hồ
  • Sử dụng một thang thuốc mỗi ngày, liên tục từ 1 – 2 tuần.

6. Bài thuốc trị sưng lợi răng từ vị thuốc Sơn đậu căn

Nguyên liệu:

  • 12 gram Sơn đậu căn
  • 12 gram Bạch cương tằm
  • 12 gram Chi tử
  • 6 gram Kinh giới
  • 6 gram Bạc hà
  • 8 gram Cam thảo dây
  • 8 gram Huyền sâm
  • 8 gram Cát cánh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả vị thuốc đã chuẩn bị
  • Cho thuốc vào ấm và sắc cùng với 700ml nước lọc
  • Khi nước thuốc trong ấm cạn còn 300ml thì tắt lửa
  • Chắt lấy nước thuốc, không sử dụng bã
  • Chia nước thuốc thành 3 phần. Uống trong ngày và uống trước mỗi bữa ăn 1 giờ đồng hồ
  • Sử dụng một thang thuốc mỗi ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Bài thuốc trị sưng lợi răng từ vị thuốc Sơn đậu căn
Bài thuốc trị sưng lợi răng từ vị thuốc Sơn đậu căn

7. Bài thuốc từ dược liệu Sơn đậu căn điều trị đau bụng, kiết lỵ, ngộ độc

Nguyên liệu:

  • 6 – 12 gram dược liệu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc và sắc lấy 100ml nước thuốc để uống
  • Có thể chia 100ml nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày
  • Uống thuốc khi còn ấm nóng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

8. Bài thuốc từ dược liệu Sơn đậu căn điều trị mụn nhọt độc, sốt, phù thũng, ho, viêm họng

Nguyên liệu:

  • 4 – 12 gram dược liệu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc và sắc lấy nước để uống
  • Uống thuốc khi còn ấm nóng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh
  • Hoặc rửa sạch, phơi khô và tán thuốc thành bột mịn
  • Trộn thuốc bột cùng mật ong nguyên chất để tạo thành hoàn
  • Uống từ 4 – 12 gram thuốc mỗi ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm thì ngưng.

9. Bài thuốc từ Sơn đậu căn chống lở loét, trĩ, mụn nhọt, các vết thương nhỏ do con vật cắn

Nguyên liệu:

  • Rễ hoặc cả cây Sơn đậu (liều lượng tùy chỉnh).

Cách thực hiện:

  • Mang dược liệu rửa sạch và thái nhỏ
  • Sắc nước thật đặc
  • Sử dụng nước thuốc để ngâm và rửa vết thương
  • Hoặc rửa sạch, phơi khô và tán thuốc thành bột mịn
  • Trộn thuốc bột cùng với dầu vừng để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt
  • Bôi trực tiếp hỗn hợp lên vết thương sau khi đã vệ sinh da
  • Sau 60 phút, sử dụng nước ấm để vệ sinh lại vùng da bệnh
  • Thực hiện 2 lần/ngày.

10. Bài thuốc chữa bỏng và rắn cắn từ Sơn đậu căn

Nguyên liệu:

  • Rễ với liều dùng tùy chỉnh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, phơi khô và tán vị thuốc thành bột mịn
  • Trộn thuốc bột cùng với nước ấm, mật ong nguyên chất hoặc dầu vừng
  • Bôi trực tiếp hỗn hợp lên vết thương sau khi đã vệ sinh da
  • Để thuốc khô tự nhiên, rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện 2 lần/ngày.
Bài thuốc chữa bỏng và rẵn cắn từ Sơn đậu căn
Bài thuốc chữa bỏng và rắn cắn từ vị thuốc Sơn đậu căn

Vị thuốc Sơn đậu căn chứa nhiều thành phần hóa học, lợi ích và tác dụng hữu hiệu đối với sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên việc sử dụng vị thuốc này cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

Dược liệu nên kết hợp

  • Công dụng của dược liệu Tô mộc và những điều cần lưu ý
  • Sơn thù du: Công dụng, hướng dẫn sử dụng & liều dùng

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút