Những bài thuốc Đào nhân chữa bệnh hiệu quả trong Y học cổ truyền

Đào nhân còn được gọi là Đơn đào nhân, Đào nhân hạch, Đào hạch nhân,… là phần nhân bên trong hạt của quả đào. Đào nhân có vị đắng, không độc, tính bình, được quy vào kinh Tâm, Can, Phế và Đại Tràng. Trong Đông y cổ truyền, dược phẩm này được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc chữa các bệnh phụ khoa, bệnh ở phụ nữ sau sinh, trị táo bón, viêm tắc động mạch,… Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng khác của dược liệu này.

1. Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Đào hạch nhân, Thoát hạch nhân, Đơn đào nhân, Đào nhân hạch, Thoát hạch anh nhi, Đào nhân nô,…
  • Tên khoa học: Semen perricae
  • Họ: Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae)
Những thông tin cần thiết về dược liệu Đào nhân

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Đào nhân là phần nhân trong hạt quả đào của cây đào. Cây đào là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 5 – 10 mét, thân nhẵn thường có chất nhầy gọi là nhựa đào. Lá đơn, mọc so le, phiến lá dài. mép lá có răng cưa nhọn. Hoa đơn, có 5 cánh, màu hồng nhạt. Qủa hình cầu, đầu nhọn có ngấn lõm, vỏ ngoài có lông rất mịn.

+ Phân bố:

Cây đào được trồng hoặc mọc hoang ở rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Sa Pa, Cao Bằng, Hà Giang,…

Cây đào được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Dùng phần nhân trong hạt của những quả đào chín.

+ Thu hái: Thu hái những quả đã chín mọng, thời điểm tốt nhất để thu hoạch vào tháng 7 hàng năm, khi ấy cho năng suất và chất lượng nhiều nhất.

+ Chế biến: Rửa những hạt đào sơ qua nước rồi tách bỏ vỏ và phần đầu nhọn rồi đem phơi khô, hoặc có thể giữ nguyên phần vỏ và đầu nhọn tùy vào từng bài thuốc.

+ Bảo quản: Đào nhân rất khó bảo quản, dễ bị ẩm móc, sâu nhọt, vì vậy cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cần bảo quản trong bọc kín có lót vôi sống và đóng kín bao bì sau những lần sử dụng.

4. Thành phần hóa học

Trong Đào nhân có chứa các thành phần sau:

  • Vitamin B1
  • Men đường Lactate
  • Tinh dầu lipit
  • Cholin
  • Acetylcholin

5. Tính vị

  • Vị ngọt, không độc (Biệt Lục)
  • Vị ngọt, đắng, tính bình (Trung Dược học)
  • Vị đắng, tính bình (Bản Kinh)
  • Vị ngọt, cay, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

6. Quy kinh

Đào nhân được quy vào các kinh sau:

  • Kinh Tâm, Can, Tiểu đường (Trung Dược học)
  • Kinh Tâm và Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Kinh Can, Đại trường (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)
  • Kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo)
  • Kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh Giải)

7. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
  • Chống đông máu yếu, giãn mạch, tăng lưu lượng máu, tăng mức cAMP trong tiểu cầu, ức chế máu ngưng tụ, co giãn tử cung,…
  • Tác dụng nhuận trường bởi thành phần dầu lipt có trong Đào nhân khá nhiều
  • Kháng viêm ở giai đoạn đầu
  • Giảm ho
  • Ức chế tế bào ung thư chọn lọc
Theo Y học cổ truyền
  • Phá huyết, hành ứ, nhuận táo, thông tiện, hoạt trường
  • Sát trùng, tiêu trùng
  • Ứ huyết sưng đau
  • Táo bón
  • Bế kinh, thống kinh
  • Chấn thương do té ngã, bị đánh đập
  • Mụn nhọt, đinh nhọt
  • Sốt rét

8. Cách dùng – Liều lượng

+ Liều lượng: Dùng đào nhân mỗi ngày 4 – 16 gram.

+ Cách dùng: Đào nhân được dùng dưới dạng sắc hoặc tán thành bột để dùng, trước khi dùng cần sao vàng qua hoặc đốt tồn tính, tách bỏ vỏ và đầu nhọt (tùy vào từng bài thuốc). Ngoài ra đào nhân còn được dùng để dùng cùng với rượu nóng hoặc một số nước sắc từ các vị thuốc khác.

9. Những bài thuốc từ Đào nhân

Đào nhân được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc trong Đông y, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Dưới đây là các bài thuốc sử dụng dược liệu Đào nhân, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để điều trị:

Đào nhân là phần nhân bên trong hạt của quả đào chín

BÀI THUỐC TỪ ĐÀO NHÂN CHỮA BỆNH CHO TRẺ NHỎ

Bài thuốc từ Đào nhân chữa thối tai:
  • Dùng một lượng Đào nhân vừa đủ đem tán nhuyễn thành bột rồi vấn trong một miếng vải mỏng, cuộn tròn rồi đem nhét vào tai đến khi bệnh tình tiêu biến.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa lở loét, sưng bỏng:
  • Dùng một ít Đào nhân nghiền nát rồi đem đắp vào vị trí bị lở loét và sưng đau mỗi ngày.

BÀI THUỐC TỪ ĐÀO NHÂN CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI LỚN

Bài thuốc từ Đào nhân chữa viêm âm hộ gây ngứa:
  • Đem một lượng Đào nhân vừa đủ, giã nát rồi bọc trong một miếng vải mỏng, đem đắp lên vị trí vị viêm, đau vùng âm hộ.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa khí hư, rối loạn kinh nguyệt:
  • Dùng một lượng Đào nhân đốt tồn tính, rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 8 gram cùng với rượu nóng, uống mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa bộ phận sinh dục nam bị ngứa, đau:
  • Dùng 15 hạt Đào nhân, 2 chén giấm cùng với 1 chén muối hạt. Đem các nguyên liệu trên sắc cùng với nước để dùng.
  • Dùng một ít Đào nhân đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 8 gram cho mỗi lần uống, mỗi ngày dùng 2 lần cùng với rượu nóng. Ngoài ra, có thể dùng Đào nhân giã nát rồi đem bôi vào vị trí bị đau, rát.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa cơ thể nóng sau sinh, nổi da gà:
  • Đem một lượng Đào nhân nghiền nát thành bột mịn rồi trộn cùng với một ít mỡ heo, khuấy đều đến khi đạt được độ sền sệt. Sử dụng mỗi ngày một ít lên bị trí nóng rát.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa các bệnh lý sau sinh ở phụ nữ:
  • Dùng 1200 hạt Đào nhân tách bỏ vỏ đem rang vàng rồi giã vụn, cho một ít rượu vào rồi nghiền nát thành hỗn hợp sệt, sau đó đem nấu cách thủy trong khoảng 1 giờ đồng hồ, cất trữ trong hũ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần dùng một muỗng canh cùng với rượu nóng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa bế sản dịch sau sinh:
  • Dùng 20 hạt Đào nhân  tách bỏ vỏ và đầu nhọn cùng với một đoạn Liên ngẫu (Ngó sen), đem sắc cùng với nước để láy nước dùng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa âm hộ sưng đau sau sinh:
  • Đem một lượng Đào nhân đốt cháy rồi nghiền nát và sử dụng để bôi lên vùng đau trên.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa huyết ứ, đau bụng sau sinh:
  • Dùng Đào nhân, Đương quy mỗi vị 12 gram; Gừng lùi và Xuyên khung mỗi vị 6 gram cùng với 4 gram Cam thảo. Đem thang thuốc trên sắc cùng với nước tiểu trẻ nhỏ hoặc rượu nóng để lấy nước uống.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa ứ huyết sau sinh gây đau nhức, kinh nguyệt tắc ở phụ nữ khỏe mạnh:
  • Dùng Đào nhân, Thược lược, Trạch lan, Đương quy, Diên hồ sách, Ngưu tất, Sinh địa, Tô mộc, Ngũ linh chi, Hồng hoa cùng với Ích mẫu thảo với liều lượng bằng nhau. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa kinh bế do huyết ứ:
  • Dùng 12 gram Đào nhân cùng với 12 gram Đương quy, 4 – 20 gram Hồng hoa và 8 gram Tam lăng. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa nội thương ở vùng bụng trên làm ứ huyết gây đau:
  • Dùng Đào nhân, Xuyên thông thảo, Sơn tra, Thiên giáng hương, Một dược, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Đương quy cùng với Tục đoạn với liều lượng bằng nhau. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa sốt, nóng trong xương:
  • Dùng 120 hạt Đào nhân tạch bỏ phần vỏ và đầu nhọn, loại bỏ các hạt nhân nhân đôi. Sau đó nghiền nát Đào nhân thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Cứ cách một ngày uống một lầm, mỗi lần uống cùng với rượu. Người bệnh cần kiêng các thức ăn có thịt trong 10 ngày.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa các vết thương do té ngã, bị đánh đập:
  • Dùng Đào nhân, Kinh giới, Đại hoàng, Đương uy mỗi vị 12 gram; Giá trùng, Xuyên khung, Quế tấm mỗi vị 6 gram cùng với 4 gram Cam thảo và 8 gram Bồ hoàng. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước Đồng tiện để dùng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa sốt rét:
  • Dùng 100 hạt Đào nhân đã tách bỏ vỏ, cho thêm một ít sữa tươi, rồi nghiền nát thành cao. Thêm 12 gram Hoàng đơn vào hỗn hợp trên rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng, dùng mỗi lần 3 viên cùng với nước nóng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa đau tim đột ngột:
  • Dùng 7 hạt Đào nhân tách bỏ vỏ, nghiên nát thành vụn rồi sắc cùng với một chén nước để uống.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa phong, mang lại một làn da mịn màng:
  • Dùng 5 chén Đào nhân, tách bỏ vỏ, ngâm cùng với một lượng nước cơm gạo nếp, nghiền nát rồi vắt lấy phần nước. Đem phần nước vắt được đem chưng nóng, sử dụng dung dịch trên để rửa mặt mỗi ngày.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa phong lao, sưng đau bụng dưới hoặc thắt lưng:
  • Dùng một lượng Đào nhân đã bỏ vỏ, rồi đem rang đen, sau đó nghiền nát thành cao. Dùng một ít rượu trộn đều để uống cho cơ thể thoát mồ hôi.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa chứng hoang tưởng:
  • Dùng một lượng Đào nhân vừa đủ, đem rang vàng rồi tách bỏ vỏ và đầu nhọn. Đem lượng Đào nhân vừa chế biến được sắc cùng với nước Đồng tiện để uống.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa liệt nửa người:
  • Dùng 2700 hạt Đào nhân, tách bỏ vỏ và đầu nhọn đem ngâm cùng với rượu trong thời gian khoảng 21 ngày rồi đem ra phơi khô, tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô. Người bệnh sử dụng 20 viên cho mỗi lần uống, uống cùng với rượu nóng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa táo bón:
  • Dùng 120 gram hạt Đào nhân (đã tách bỏ vỏ), 80 gram Ngô thù du cùng với 40 gram Muối ăn. Đem các nguyên liệu trên bắt lên chảo để sao chín rồi lọc bỏ phần muối và ngô thù du. Dùng 5 – 7 hạt/ lần để nhau trị táo bón.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa đại trường huyết gây táo bón:
  • Dùng Đào nhân, Địa hoàng, Đương quy, Ma nhân, Thược dược, Hoàng cầm, Mạch môn, Nhục thung dung cùng với Cam thảo với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa táo bón do tân dịch khô:
  • Dùng Đào nhân, Đương quy, Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Chỉ xác mỗi vị 12 gram cùng với 16 gram Sinh địa. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, hòa cùng một ít mật ong để hoàn thành viên. Sử dụng 8 gram cho mỗi lần uống, uống mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa ho đột ngột:
  • Dùng 3 chén Đào nhân (tách bỏ vỏ) giã vụn rồi đem nấu chín, sau đó đem phơi khô, cho một lượng vừa đủ vào một túi vải sạch, ngâm cùng với hai chén rượu trong khoảng thời gian là 7 ngày để dùng. Sau khoảng thời gian ngâm, người bệnh dùng mỗi ngày 4 – 5 chén nhỏ để trị ho đột ngột.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa ho lao:
  • Dùng 120 gram hạt Đào nhân (tách bỏ vỏ và đầu nhọn), 1 gan heo, 5 chén nước Đồng tiện. Đem các nguyên liệu trên cho vào nồi để nấu khô hét nước rồi sử dụng cối để giã nát, sau đó hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô. Sử dụng 30 viên cho mỗi lần uống, uống cùng với nước nóng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa ho lao, khí huyết không thông, sức khỏe xuống dốc:
  • Dùng 40 gram Đào nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, rồi đem giã vụn, đem sắc cùng với 1 chén nước gạo rồi nấu cháo để ăn lúc bụng đói, dùng khi cháo còn nóng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa động mạch viêm tắc:
  • Dùng Đào nhân, Địa long, Đan sâm, Đương quy, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung, Ngưu tất, Huyền sâm, Kim ngân hoa mỗi vị 10 gram; Tam lăng, Nga truật , Địa miết trùng mỗi vị 6 gram cùng với Thủy điệt, Manh trùng và Cam thảo mỗi vị 3 gram. Đem một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa ho, suyễn gây tức ngực:
  • Dùng 120 gram Đào nhân (tách bỏ vỏ và đầu nhọn) cùng với một tô nước lớn, nghiền lấy nước cốt, sau đó trộn cùng với hai chén nước cơm để nấu cháo, nên dùng khi cháo còn nóng.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa nhức răng, răng bị sâu:
  • Dùng kim châm vào hạt Đào nhân, đốt lên đèn hoặc rửa cho ra khói, thổi tắt lửa rồi nhét vào vị trí răng đau rồi ngậm đến khi cơn đau dịu hẳn là được.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa môi khô, môi nứt, bị khô:
  • Dùng một nắm hạt Đào nhân đem giã nát rồi trộn cùng với một ít mỡ heo, khuấy đều tay để đạt được độ sền sệt. Đem hỗn hợp trên thoa vào môi mỗi ngày đến khi cải thiện các vết thương.
Bài thuốc từ Đào nhân chữa suy nhược cơ thể, ăn uống không ngon, da đen xám:
  • Dùng 500 hạt Đào nhân cùng với 120 gram Ngô thù du đem rang với nhiệt độ lớn, tách bỏ vỏ, kiểm tra Đào nhân vàng là được, tắt bếp và nhanh tay cho cho bào bình thủy tinh đậy kín nắp, không cho không khí lọt ra ngoài. Sử dụng để uống mỗi ngày cùng với rượu nóng, uống khi đói hoặc trước bữa ăn 30 phút.
Bài thuốc từ Đào nhân phòng ngừa không khí bị độc, dịch khí khi đi rừng:
  • Dùng 640 gram Đào nhân cùng với Muối và Ngô thù du mỗi vị 160 gram. Đem các nguyên liệu trên sao vàng rồi cho vào bình thủy tinh kín trong vòng 7 ngày, sau khoảng thời gian sau, loại bỏ muối và ngô thù dụ, tách bỏ vỏ và đầu nhọn, sử dụng mỗi lần 10 – 20 hạt.

10. Kiêng kỵ

Không phải đối tượng nào cũng có thể điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ Đào nhân, đặc biệt là các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này, hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai, phụ nữ không ứ trệ: Không dùng
  • Chứng kinh bế, sinh xong đau bụng do huyết hư, táo bón do tân dịch: Không dùng
  • Chứng huyết táo, hư: Thận trọng khi cùng

Trong quá trình điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ Đào nhân, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc, liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được hỗ trợ. Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về đào nhân cũng như công dụng mang lại của dược liệu này. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy, bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn.

Dược liệu nên kết hợp

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút