Bài thuốc chữa bệnh từ ngưu bàng tử & những điều cần lưu ý khi sử dụng

Ngưu bàng tử là tên gọi chỉ quả chín hoặc phơi khô của cây ngưu bàng. Dược liệu này được dùng để trị các chứng bệnh thường gặp như mụn nhọt, phát ban, phù thận cấp tính, bệnh sởi ở trẻ nhỏ, ho, hen suyễn,…

1. Tên gọi, phân nhóm

Ngưu bàng tử là tên gọi chỉ quả chín hoặc phơi khô của cây ngưu bàng.

Tên gọi khác: Hắc phong tử, Lệ thực, Ngưu Bảng, Bảng Ông Thái, Biên Bức Thứ, Đại đao tử, Thử niêm tử, Mã Diệc Danh Thử Niêm, Đại Lực Tử,…

Tên khoa học: Arctium lappa.

Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae).

ngưu bàng giá bao nhiêu
Ngưu bàng tử là tên gọi chỉ quả chín hoặc phơi khô của cây ngưu bàng

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Ngưu bàng là cây sống hằng năm, một số cây có thể sống đến 2 năm, chiều cao trung bình khoảng 1 – 1.5m. Cây có nhiều cành, phân bố chủ yếu ở phần trên. Lá mọc so le ở thân và mọc thành hoa thị ở gốc cây, phiến lá hình tim, to, đường kính khoảng 40 – 50cm. Mặt dưới lá được phủ nhiều lông trắng, cuống lá dài.

Hoa mọc ở đầu cành, đường kính từ 2 – 4cm, màu tím. Quả bế, màu xám nâu. Cây ra hoa vào tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 7 – 8.

Phân bố:

Cây ngưu bàng có nguồn gốc và phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Hiện nay cây đã được di thực vào nước ta và được trồng ở dãy Hoàng Liên Sơn (Lào Cai).

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Quả (ngưu bàng tử) và rễ (ngưu bằng căn) được thu hái làm dược liệu.

Thu hái: Thu hái khi quả chín, vào khoảng tháng 8 – 9 hằng năm. Rễ được thu hái vào mùa xuân năm thứ hai, nên thu hái trước khi cây ra hoa.

Chế biến: Đập cây cho quả rơi ra và đem phơi khô. Với rễ, đem rửa sạch, thái thành miếng dài khoảng 2cm. Sau đó đem sấy hoặc phơi khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

cây ngưu bàng trị ung thư máu
Cây ngưu bàng ra hoa vào tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 7 – 8

4. Thành phần hóa học

Ngưu bàng tử có chứa lappin (ancaloit) và actin C27H34O11.H2O.

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Lá ngưu bàng có tác dụng ra mồ hôi, thông tiểu và tẩy máu.
  • Dùng cho bệnh nhân mắc những bệnh da liễu như lở loét, trứng cá, hắc lào hoặc bệnh nhân tê thấp, đau và nhức xương khớp.
  • Rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucose trong máu nên được dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

+Theo y học cổ truyền:

  • Rễ có tác dụng lợi tiểu, loại được axit uric ở bệnh nhân gút, lợi mật, ức chế vi khuẩn giang mai, diệt trùng, chống nọc độc, khử lọc, nhuận tràng, làm ra mồ hôi.
  • Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị chứng phong chẩn yết hầu sưng đau, ngoại cảm, ung thũng.
  • Trị vết cắn côn trùng.
  • Ngưu bàng tử có tác dụng tán nhiệt, tiêu thũng, sát trùng, trừ phong, thông phổi, giải độc.

6. Tính vị

Vị cay, đắng, tính hàn.

7. Qui kinh

Qui vào kinh Phế và Vị.

8. Liều dùng, cách dùng

Sử dụng ngưu bàng ở dạng tươi (dùng ngoài và sắc lấy nước uống. Mỗi này dùng 4 – 12g đường uống, dùng ngoài liều lượng không cố định.

9. Bài thuốc

Với tác dụng dược lý đa dạng, ngưu bàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng: Dùng ngưu bàng tử 8g, cam thảo 3g,cát cánh 6g đem sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi hết bệnh.
  • Bài thuốc trị trẻ con nóng sốt, cổ họng tắc, đậu mọc không thuận: Dùng kinh giới tuệ 1g, ngưu bàng (sao vàng) 5g, cam thảo 2g đem sắc với 200ml nước còn lại 50ml.
  • Bài thuốc trị các chứng cảm mạo phong nhiệt, sợ lạnh, ho, toàn thân phát sốt, miệng khát họng rát, khạc ra đờm vàng: Dùng bạc hà 5g, ngưu bàng tử 12g với thuyền thoái 6g, đem sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc dùng kim ngân 40g, cát cánh 24g, cam thảo 20g, hoa kinh giới 16g, ngưu bàng tử 24g, liên kiều 40g, bạc hà 24g, đạm đậu xị 20g, lá tre 4g, đem các vị tán bột. Mỗi lần dùng 24g hãm với nước sôi, uống như trà. Ngày dùng 3 – 4 lần tùy theo thể bệnh.
  • Bài thuốc giảm đau, mát họng: Dùng đại hoàng 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 16g, phòng phong 12g, kinh giới tệ 8g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc chữa thủy thũng, cảm mạo, chân tay phù: Dùng ngưu bàng tử sao vàng 80g, đem tán bột. Mỗi ngày dùng 8g bột đem chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc chữa phù thận cấp tính: Dùng phù bình 6g, ngưu bàng tử 6g đem tán nhỏ. Mỗi lần dùng 5g, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc trị phát ban, mụn nhọt, bệnh sởi chưa mọc: Dùng kinh giới tuệ 8g, bạc hà 4g, tiền hồ 8g, hạnh nhân 12g, ngưu bàng tử 16g, cát căn 12g, liên kiều 12g, cát cánh 8g, đem sắc uống. Hoặc dùng cát cánh 6g, cam thảo 3g, ngưu bàng tử 8g với kinh giới tuệ 6g đem sắc uống.
  • Bài thuốc làm dịu cơn hen, trừ đờm: Dùng kinh giới 12g, ngưu bàng tử 12g với cam thảo 4g đem sắc uống.

Ngoài ra, có thể sử dụng ngưu bàng trong các món ăn để chữa những bệnh lý thường gặp.

10. Kiêng kỵ

Người có tâm tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng ngưu bàng.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về dược liệu ngưu bàng tử. Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn đọc cần trao đổi với bác sĩ về độ an toàn, tính hiệu quả và liều lượng nên dùng trước khi thực hiện những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.

Dược liệu nên kết hợp

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút