Cây mần tưới: Công dụng, những bài thuốc và một số lưu ý khi dùng

Cây mần tưới (Eupatorium fortunei Turcz.) là một loại gia vị và cũng là một loại dược liệu có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, giải nhiệt, điều trị mụn nhọt. Cây mần tưới được chế biến thành rất nhiều bài thuốc điều trị rong huyết, mụn nhọt, giải cảm,…

Cây mần tưới là một loại dược liệu trong Đông y, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.
Cây mần tưới là một loại dược liệu trong Đông y, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Hương thảo, lan thảo, trạch lan, co phất phử (Thái).
  • Tên khoa học: Eupatorium fortunei Turcz.
  • Họ: Thuộc họ Cúc, hay còn có thể gọi là Hướng dương (Asteraceae);
  • Phân loại: Mần tưới tía (Eupatorium ayapana Vent.) và mần tưới trắng (Eupatorium staechadosmum Hance.).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Cây mần tưới có chiều cao khoảng từ 0,5 – 1 mét. Thân cây màu nâu hoặc tím nhạt, có nhiều nhánh, cành lá nhẵn. Lá xanh lục, mép có răng cưa.

Cây mần tưới ra hoa màu tím, cuống hoa có lông. Cây cho quả có màu đen nhạt. Cây có hương thơm đặc trưng, có thể xua đuổi được ruồi, muỗi, rệp, rận.

Phân bố

Cây mần tưới mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt hoặc được gieo trồng để thu hoạch. Ở Việt Nam, cây mần tưới mọc ở cả ba miền.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản

Bộ phận dùng: Thân, lá.

Thu hái: Thông thường, người gieo trồng thường thu hái cây vào mùa hè. Chọn hái những cây mần tưới khi cây còn tươi, xanh. Không nên hái khi cây đang là cây non.

Chế biến:

  • Sơ chế: Trước khi chế biến, người dùng nên rửa thật sạch, sau đó hãy sử dụng.
  • Làm thuốc: Thân cây, lá mần tưới có thể dùng để sắc hoặc kết hợp thêm với những dược liệu, thảo mộc khác để cho ra các bài thuốc chữa bệnh.
  • Làm gia vị: Lá của cây mần tưới có thể dùng làm gia vị, tăng thêm độ ngon của món canh, bún,…

Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp.

Cây mần tưới cho hoa màu tím, lá có răng cưa. Bộ phận thường dùng đề làm thuốc là thân và lá cây.
Cây mần tưới cho hoa màu tím, lá có răng cưa. Bộ phận thường dùng đề làm thuốc là thân và lá cây.

4 Tác dụng dược lý

Theo Đông y, cây mần tưới có các tác dụng sau:

  • Hoạt huyết;
  • Thông kinh;
  • Lợi tiểu;
  • Trị được chứng kinh nguyệt không đều;
  • Trị mất ngủ, kém ăn, mệt mỏi;
  • Điều trị lở ngứa ngoài da, vết thương ngoài da.

5. Tính vị

Cây mần tưới có vị đắng, tính bình.

6. Qui kinh

Cây mần tưới được qui vào các kinh như kinh cam, kinh tỳ và kinh vị.

7. Liều dùng và cách dùng

Có thể dùng cây mần tưới ở dạng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Có thể dùng sống hoặc nấu chín.

Không nên lạm dụng, dùng dược liệu với liều lượng lớn. Các chuyên gia khuyên rằng, liều dùng nên vào khoảng: 10 – 20g nếu dùng khô hoặc 50 – 150g nếu dùng tươi.

Lưu ý rằng, liều dùng của cây mần tưới còn tùy thuộc vào công thức của bài thuốc. Bạn nên tuân thủ công thức và liều lượng mà bác sĩ hoặc lương y đưa ra.

Cây mần tưới có công dụng chữa chứng mất ngủ, làm thông kinh, lợi tiểu,...
Cây mần tưới có công dụng chữa chứng mất ngủ, làm thông kinh, lợi tiểu,…

8. Bài thuốc

Cây mần tưới được ứng dụng trong các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc điều trị mụn nhọt, vết thương ngoài da, lở ngứa ngoài da: Dùng khoảng 40g lá mần tưới tươi, giã nát cùng với ít muối. Đắp lên vùng da bị nhọt, vết thương một lớp mỏng, vừa đủ. Đắp thuốc từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc chữa rong huyết: Chuẩn bị 20g mần tưới tươi, 20g chỉ thiên, 20g mã đề, 20g ké hoa vàng. Thái nhỏ các nguyên liệu, sao vàng. Sắc tất cả với 3 bát nước, cô đọng còn 1 bát. Chia thuốc, uống 2 lần trong ngày. Dùng thuốc trong vòng 5 ngày.
  • Bài thuốc giải cảm: Nấu canh mần tưới với thịt. Hoặc nấu nước mần tưới uống trong ngày. Nên dùng khi nước canh còn nóng. Điều trị trong vòng 3 ngày.
  • Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt: Dùng 20g mần tưới tươi (chọn cây chưa ra hoa). Rửa sạch, thái nhỏ, sau đó sắc nước lọc. Cô đặc 300ml nước còn 100ml. Thường xuyên uống để tiêu hóa tốt hơn, lợi tiểu, mát gan.
  • Bài thuốc chữa chứng kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi ở phụ nữ sau sinh: Chuẩn bị 20g mần tưới, 6g nhân trần, 10g ngải cứu, 4g rẻ quạt, 4g vỏ trái bưởi đào khô. Sắc tất cả cả nguyên liệu trên, uống thang thuốc trong ngày. Dùng thuốc liên tục trong 10 ngày liền.
  • Bài thuốc giúp da đầu sạch gàu: Dùng 25g mần tưới tươi, 3 quả bồ kết đốt cháy, 20g lá bưởi. Đun các nguyên liệu, lấy nước để gội đầu. Nên gội 2 lần/tuần.

9 Lưu ý

Khi dùng cây mần tưới để điều trị bệnh, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Người dùng nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây mần tưới.
  • Trường hợp phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, cần thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc từ cây mần tưới.
  • Lá mần tưới có thể dùng làm gia vị, ăn sống hoặc đắp vết thương. Vì vậy, bạn nên rửa sạch lá, thân cây và loại bỏ rễ cây trước khi dùng, chế biến.
  • Một số trường hợp không nên dùng cây mần tưới, các bài thuốc từ mần tưới: người huyết hư không có ứ trệ, người bị huyết nhiệt, người thể âm hư, người kinh nguyệt đến trước kỳ kinh.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng các bài thuốc từ cây mần tưới.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng các bài thuốc từ cây mần tưới.

Tóm lại, chúng ta không thể phủ nhận dược tính của cây thuốc mần tưới đối với sức khỏe. Cây mần tưới dù ăn sống, nấu chín, dùng tươi hay phơi khô đều giúp thông kinh, lợi tiểu, giải nhiệt, tiêu mụn nhọt, lở loét. Tuy nhiên, không phải đối với ai, cây mần tưới cũng phát huy công hiệu chữa bệnh. Tác dụng của các bài thuốc đông y nói chung và bài thuốc từ mần tưới nói riêng còn phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa của người sử dụng. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng và thông báo cho bác sĩ biến những triệu chứng lạ trong quá trình dùng (nếu có).

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị,… thay cho chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa của bạn.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút