Sa nhân là gì? Những công dụng chữa bệnh của Sa nhân?

Sa nhân hay còn gọi là Súc sa mật, Xuân sa, Sa ngần thuộc họ Gừng. Trong Đông y, sa nhân có mùi thơm, vị cay, tính ấm được quy vào kinh Tỳ, Vị và Thận. Dược liệu này được sử dụng khá nhiều bài thuốc chữa các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, ăn uống không tiêu, có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, hành khí, hòa thấp.

Sa nhân có danh pháp khoa học là Amomum vilosum lour thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)
Sa nhân có danh pháp khoa học là Amomum vilosum lour thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)

1. Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Súc sa mật, Xuân sa, Dương xuân sa, Sa ngần, La vê, Co nẻnh, Mé tré bà,…
  • Tên khoa học: Amomum vilosum lour
  • Tên dược: Fructus amoni
  • Họ: Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả: Sa nhân là loại thực vật thuộc thân thảo, thường hay bị nhầm lẫn với cây riềng. Khi trưởng thành, cây cao khoảng 2 – 3 m. Lá mọc so le, mặt lá láng bóng màu xanh thẫm. Phiến lá hình trái xoan. Hoa màu trắng có đốm tía, hoa mọc thành chùm. Qủa hình tròn hoặc hình trứng thun dài, cuống ngắn có gai. Mỗi quả có 3 ô mang 3 hạt màu nâu sẫm, coi mùi thơm nồng đặc trưng. Rễ không phát triển thành củ như các loại cây khác trong họ Gừng (Zingiberaceae). Rễ nổi lên trên mặt đất hoặc bò lan dưới lớp đất.

+ Phân bố: Cây sa nhân thường được mọc hoang ở các vùng rừng núi, dưới các tán cây lớn. Trên thế giới, cây tìm thấy ở các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào,… Ở nước ta, cây thường được thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung như: Đắc Nông, Thanh hóa, Tây Bắc, Thái Nguyên, Bắc Giang,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Sử dụng quả sa nhân để làm thuốc bởi trong bộ phận này có tính chất của dược phẩm. Trong Đông y, thường sử dụng sa nhân tím hoặc sa nhân xanh để làm thuốc.

+ Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào mùa hè mỗi năm, khoảng tháng 7 – 8 lúc trời khô ráo, không ẩm ướt.

+ Chế biến:  Sau khi thu hoạch những quả sa nhân về, cần ngay dưới 3 – 4 ngày nắng cho khô hoặc đem sấy nếu trời không nắng. Lưu ý, phơi nguyên luôn cả phần vỏ. Sau khi quả khô, tách bỏ phần vỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40 – 45ºC để đảm bảo được chất lượng hạt không bị giảm xuống.

+ Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ, nơi thoáng mát, khô ráo. Để đảm bảo việc sử dụng được lâu dài, tốt nhất nên cất trữ trong bao bì, và đậy kín bao bì sau những lần sử dụng, tránh mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Trong Sa nhân chứa có các thành phần hóa học sau:

  • Tinh dầu D – Camphor (33%)
  • Tinh dầu D – Broneola (19%)
  • Acetat bornyla (26,5%)
  • L – Limonen (7%)
  • Phelandren (2,3%)
  • Pinen (1,8%)
  • Parametoxyathtlxinamat (1%)
  • Saponin (0,69%)
  • Linalola
  • Nerolidola,…
Trong cây sa nhân chứa 2 - 3% tinh dầu
Trong cây sa nhân chứa 2 – 3% tinh dầu

5. Tính vị

Sa nhân có mùi thơm, vị cay, tính ôn.

6. Quy kinh

Sa nhân được quy vào kinh Tỳ, Vị và Thận.

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Chưa được nghiên cứu.

+ Theo Y học cổ truyền: Sa nhân có tác dụng hành khí, hóa thấp, ôn trung chỉ tả, an thai, kích thích hệ tiêu hóa trừ phong thấp, kháng khuẩn, giảm đau. Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để trị các chứng đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, ăn uống không tiểu, trị tiêu chảy và một số bệnh lý khác.

8. Cách dùng – Liều lượng

Dùng 3 – 6 gram mỗi ngày. Dùng Sa nhân một mình hoặc kết hợp với các vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hoặc nghiền nát thành bột mịn để dùng.

9. Những bài thuốc từ Sa nhân

Dưới đây là một số bài thuốc từ Sa nhân được dân gian điều chế và đưa vào điều trị một số bệnh lý ở người. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng sử dụng để điều trị:

Sa nhân với những bài thuốc chữa bệnh hiểu quả
Sa nhân với những bài thuốc chữa bệnh hiểu quả

Bài thuốc từ Sa nhân chữa đầy bụng, trướng bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa:

  • Dùng Sa nhân, Bạch truật mỗi vị 4 gram cùng với Mộc hương và Chỉ thực mỗi vị 6 gram, đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Dùng nước sắc bạc hà nấu cùng với gạo, hòa vào hỗn hợp bột mịn trên để hoàn thành viên với mỗi viên nặng 0, 25 gram. Uống mỗi ngày 2 – 3 viên cùng với nước ấm.

Bài thuốc từ Sa nhân chữa đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, đại tiện khó:

  • Dùng 6 gram Sa nhân, Thần khúc, Hạt sen, Sơn tra mỗi vị 12 gram, 300 Gạo tẻ, 150 gram Cháy cơm và 3 gram Kê nội kim. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 12 gram để uống cùng với nước ấm, uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài thuốc từ Sa nhân chưa thai nghén, thai phụ hay nôn:

  • Dùng Sa nhân, Hương phụ mỗi vị 4 gram, 6 gram Ích mẫu, 8 gram Rễ gai và 10 gram Mầm cây mía. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 400 ml nước còn 100 ml để dùng, chia thành hai lần uống mỗi ngày.  Dùng khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng. Lộ trình sử dụng thuốc là 5 ngày.

Bài thuốc từ Sa nhân hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày mãn tính:

  • Dùng 6 gram Sa nhân cùng với 1 cái dạ dày lợn nấu thành món canh. Lộ trình sử dụng là 10 ngày.

Bài thuốc từ Sa nhân chữa tiêu chảy:

  • Dùng Sa nhân, Can khương, Vỏ rụt, Vỏ quýt, Nhục quế mỗi vị 8 gram; Tục đoạn, Củ mài (sao), Bố chính sâm và Phá cố chỉ mỗi vị 12 gram. Đem một thang thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 20 gram, uống cùng với nước ấm.

Bài thuốc từ Sa nhân hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính:

  • Dùng Sa nhân, Mộc hương mỗi vị 1 gram đem tán thành bột cùng với 30 gram bột Sắn dây và đường cát vừa đủ. Đem các nguyên liệu trên để nấu thành cháo để dùng. Mỗi ngày sử dụng hai lần, dùng khi cháo còn nóng.

Bài thuốc từ Sa nhân chữa tả lị mãn tính (do tỳ vị hư hàn), viêm đại tràng mãn tính:

  • Dùng Sa nhân, Quế phụ tử, Kha tử bì, Nhục đậu khấu mỗi vị 6 gram; Hoàng liên, Ngô thù du, Can khương, Mộc hương mỗi vị 4 gram. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để lấy nước dùng.

Bài thuốc từ Sa nhân chữa đầy bụng, đau bụng do khí trệ:

  • Dùng Sa nhân, Trần bì, củ Gừng tươi mỗi vị 6 gram; Đảng sâm, Bán hạ và Phục linh mỗi vị 10 gram; 4 gram Mộc hương và 3 gram Cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước để dùng, nên dùng khi thuốc còn ấm.
  • Dùng 6 gram Sa nhân, 10 gram Bạch truật, 8 gram Chỉ thực và 4 gram Mộc hương. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước để dùng.

Bài thuốc từ Sa nhân chữa nhức răng:

  • Dùng Sa nhân để ngậm đến khi đỡ nhức và tiêu biến dần.

Bài thuốc từ Sa nhân chữa nấc cụt:

  • Dùng 2 gram Sa nhân để nhai nhuyễn rồi nuốt trôi.

10. Lưu ý khi dùng

Không sử dụng các bài thuốc từ Sa nhân cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này hoặc các đối tượng âm hư nội nhiệt không được dùng.

Sa nhân được xem là một trong những dược liệu quý trong khi tàng dược liệu trong Đông y, điển hình là những bài thuốc chữa một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, dược liệu này chưa được giới dược lý hiện đại nghiên cứu và đưa ra kết luận về công dụng của chúng. Vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này khi chưa có sự chỉ định từ các bác sĩ hoặc lương y.

Tham khảo thêm:

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút