Vị thuốc An tức hương và những bài thuốc chữa bệnh

An tức hương còn có tên gọi khác là Bồ đề, Cánh kiến trắng, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Mệnh môn lục sự, Chuyết bối la hương. Dược liệu mang vị cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng hành khí huyết, an thần, trừ tà, khai khiếu. Dược liệu chủ trị dị tinh, trúng phong, huyết tà, ngực và bụng bị ác khí…

An tức hương
Tổng hợp thông tin về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, tính vị, quy kinh và những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc An tức hương

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Bồ đề, Cánh kiến trắng, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Mệnh môn lục sự, Tiện khiên ngưu, Tịch tà (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư).

Tên khoa học: Styrax Tonkinensis (Pier.) Craib.

Thuộc họ: Styracaceae.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

An tức hương là loại cây nhỏ có chiều cao khoảng 15 – 20cm. Búp non có màu vàng nhạt, phủ lông mịn. Lá cây mọc so le với nhau, có cuống, có chiều dài khoảng 6 – 15cm, chiều rộng khoảng 22,5cm. Phiến lá nguyên hình trứng. Phía dưới của lá có hình tròn. Phần đầu của lá nhọn, dài. Lá có mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới xuất hiện với màu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Dược liệu có hoa màu trắng, hoa nhỏ và thơm. Hoa dược liệu mọc thành chùm, ít phân nhánh và mang ít hoa. Dược liệu có quả hình cầu, xuất hiện với đường kính từ 10 – 16cm. Phần dưới của quả mang đài còn sót lại. Mặt ngoài của quả có lông hình sao.

Phân bố

Dược liệu An tức hương thường sống ở các tỉnh Nghệ Tĩnh, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên.

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng:

Nhựa của cây (Benzoinum). Nhựa của An tức hương thường là khối nhựa có màu vàng nhạt hoặc nâu hoặc đỏ nhạt. Mặt bẻ ngang xen kẽ màu nâu bóng mượt là màu trắng sữa. Phần nhựa nâu cứng nhưng gặp nóng thì hóa mềm và có mùi thơm.

Thu hoạch:

Dược liệu được thu hoạch vào giữa tháng 6 và tháng 7. Chọn cây từ 5 – 10 tuổi. Sau đó dùng dao rạch vào cành hoặc vào thân để lấy nhựa. Mang nhựa cây về và chia thành 2 loại:

  • Loại tốt: Có mùi thơm vani và có màu vàng nhạt.
  • Loại kém: Có mùi thơm kém hơn, có màu đỏ và lẫn nhiều tạp chất (đất cát, vỏ cây…).

Chế biến:

Sau khi thu hoạch, lấy phần nhựa ngâm vào rượu. Bắt lửa nấu sôi khoảng 2 – 3 lần cho đến khi phần nhựa chìm xuống. Tắt bếp, lấy phần nhựa ra ngoài và thả vào nước cho đến khi nhựa cứng là được. Phơi cho khô.

Bảo quản:

Bảo quản dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm móc.

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến và cách bảo quản An tức hương
Bộ phận dùng, thu hoạch, cách chế biến và cách bảo quản vị thuốc An tức hương

Thành phần hóa học

An tức hương của Trung Quốc chứa các thành phần hóa học quan trọng sau:

  • 10~30% tinh dầu quế
  • 10~20% chất keo
  • Styracin
  • Styrene
  • 23% Phenylpropyl Cinnamate
  • 1% Vanillin
  • 1% Cimanyl Cinnamate
  • Benzaldebyde
  • Acid Benjoic
  • Coniferyl Cinnamate
  • Lubanyl Cinnamate
  • Acid Sumaresinolic.

An tức hương của Việt Nam gồm:

  • 70~80% chất keo
  • 11,7% Lubanyl Benzoate
  • 0,3% Cinnamyl Benzoate, Vanillin
  • Acid Siaresinolic
  • Coniferyl Benzoate
  • 2,3% Phenylpropyl Cinnamate.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Dược liệu An tức hương có tác dụng điều trị các bệnh lý sau:

  • Các khớp xương đau nhức, phong thấp
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, chậm bất thường
  • Trẻ nhỏ bị kinh phong
  • Bụng đau.

Theo Y học cổ truyền

Theo Trung Quốc dược học đại từ điển

  • An thần
  • Hành khí huyết
  • Khai thiếu
  • Trừ tà.

Theo Bản Thảo Tùng Tân

  • An thần
  • Hành huyết
  • Hạ khí
  • Tuyên hành khí huyết
  • Phá phục.

Theo Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Từ Điển

  • Chỉ thống
  • Hành khí
  • Hoạt huyết
  • Khai thiếu
  • Thanh thần.

Theo Hải Dược Bản Thảo

  • Trừ ác khí
  • Làm ấm thận.
Tác dụng dược lý của dược liệu An tức hương
Tác dụng dược lý đa dạng của dược liệu An tức hương

Chủ trị

Dược liệu An tức hương thường được dùng trong điều trị những bệnh lý sau:

  • Di tinh (theo Hải Dược Bảo Thảo).
  • Ngực và bụng bị ác khí (theo Đường Bản Thảo).
  • Hoắc loạn, huyết tà, đau nhức do phong, phụ nữ sinh xong bị huyết vận (theo Nhật Hòa Hoa Từ Bản Thảo).
  • Phong thấp, trúng phong, phong giản, lưng đau, hạc tất phong, tai ù (theo Bản Thảo Thuật).
  • Tim thình thịch đau, ói nghịch (theo Bản Thảo Phùng Nguyên).

Tính vị

Vị đắng, cay, tính bình, không độc (theo Đường Bản Thảo).

Vị đắng, cay, tính ấm (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Vị đắng, cay, hơi ngọt, tính bình, không độc (theo Bản Kinh Phùng Nguyên).

Vị đắng, cay, tính ấm (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy kinh

Quy vào thủ Thiếu âm Tâm Kinh (theo Bản Thảo Kinh Sơ).

Quy vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (theo Ngọc Quyết Dược Giải).

Quy vào kinh Tỳ và Tâm (theo Bản Thảo Tiện Độc).

Quy vào kinh Tâm, Can, Tỳ (theo Trung Dược Học).

Quy vào kinh Tâm và Tỳ (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Liều lượng và cách sử dụng

Liều lượng

Dùng uống: Dùng 2 – 4 gram/ngày.

Dùng ngoài: Tùy theo từng vị trí và vùng bệnh mà dùng.

Cách sử dụng

Dùng đơn hoặc kết hợp với những vị thuốc khác sắc thành nước uống, nấu thành cao hoặc đắp ngoài.

Liều lượng và cách sử dụng dược liệu An tức hương
Liều lượng và cách sử dụng dược liệu An tức hương

Bài thuốc

Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu An tức hương được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ An tức hương điều trị phong thấp, các khớp xương đau nhức (theo Thánh Tuệ Phương): Dùng 160 gram thịt heo nạc, rửa sạch, thái ra. Trộn thịt heo nạc cùng với 80 gram dược liệu. Cho hỗn hợp vào bình hoặc cho vào ống và để lên lò. Đốt lửa lớn nhưng phải để thêm một miếng đồng giúp dược liệu cháy ở phía trên. Để bánh có lỗ hướng về những vị trí đau mà xông.
  • Bài thuốc từ An tức hương điều trị trúng phong, trúng ác khí (theo Phương Mạch Chính Tông): Dùng 4 gram dược liệu, 3,2 gram tê giác, 8 gram quỷ cửu, 4,8 gram đơn sa, 2 gram ngưu hoàng, 4,8 gram nhũ hương, 4,8 gram hùng hoàng. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, phơi cho ráo sau đó tán thành bột mịn. Dùng 4 gram thạch xương bồ, 4 gram sinh khương cho vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ An tức hương điều trị tim đập nhanh kinh niên, tim bỗng nhiên đau (theo Thế Y Đắc Hiệu Phương): Mang dược liệu tán thành bột. Khi cần lấy 2 gram bột thuốc và uống cùng với nước sôi.
  • Bài thuốc từ An tức hương điều trị hàn thấp, hoặc loạn thể âm, lãnh khí (theo Phương Mạch Chính Tông): Dùng 4 gram dược liệu, 8 gram phụ tử, 8 gram nhân sâm. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho thuốc vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ An tức hương điều trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, cấm khẩu, huyết trướng (theo Bản Thảo Hối Ngôn): Dùng 4 gram dược liệu, 20 gram ngũ linh chi (thủy phi). Sau khi rửa sạch, phơi cho ráo, tán thành bột cả hai vị thuốc và trộn đều. Khi cần lấy 4 gram thuốc bột uống cùng với nước gừng sao.
  • Bài thuốc từ An tức hương điều trị bụng đau ở trẻ nhỏ, chân co rút, la khóc (An Tức Hương Hoàn – Toàn Ấu Tâm Giám): Mang dược liệu chưng với rượu để thành cao. Dùng 12 gram bát giác hồi hương, 12 gram hoắc hương, 12 gram đinh hương, 12 gram mộc hương, 12 gram trầm hương, 20 gram cam thảo (chích), 12 gram hương phụ tử, 12 gram súc sa nhân. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, phơi cho héo và tán thành bột. Mang bột thuốc trộn cùng với mật và An tức hương để làm hoàn. Uống 8 gram/ngày cùng với nước sắc lá tía tô.
  • Bài thuốc từ An tức hương điều trị trẻ nhỏ bị giật kinh phong do tà (theo Kỳ Hiệu Lương Phương): Dùng dược liệu với lượng to bằng hạt đậu. Đốt và xông cho trẻ nhỏ.
  • Bài thuốc từ An tức hương điều trị vú bị nứt nẻ: Dùng 20 gram dược liệu cho vào bình thủy tinh có nắp đậy cùng với 100 gram cồn 80 độ. Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo và thực hiện ngâm trong 10 ngày. Thỉnh thoảng người bệnh lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa tan cùng với một ít nước. Sau đó bôi lên chỗ nứt nẻ. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày. Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc trong 5 – 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc từ dược liệu An tức hương
Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu An tức hương được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Kiêng kỵ

  • Âm hư hỏa vượng, khí hư, ăn ít không dùng dược liệu An tức hương (theo Bản Thảo Phùng Nguyên).
  • Bệnh không có liên hệ đến ác khí không dùng dược liệu (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Âm hư hỏa vượng không dùng dược liệu (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Bài viết là tổng hợp những thông tin cần thiết về dược liệu An tức hương gồm thành phần hóa học, tác dụng dược lý, tính vị, quy kinh và những bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ về tác dụng và mức độ an toàn của An tức hương trước khi đưa những bài thuốc vào quá trình điều trị.

Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút