Bài tập vật lý trị liệu phục hồi viêm quanh khớp vai
Bài tập vật lý trị liệu viêm quanh khớp vai giúp người bệnh phục hồi chức năng sau quá trình điều trị. Người bệnh sẽ được bác sĩ vật lý trị liệu chỉ định thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đồng thời, giai đoạn mới bắt đầu tập, người bệnh sẽ được thực hiện dưới sự theo dõi, giám sát của người hỗ trợ để phòng tránh rủi ro.
Tập vật lý trị liệu viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai là tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc phần mềm như gân, bao khớp, túi thanh dịch. Trường hợp viêm khớp vai thường gặp nhất là tổn thương gân cơ, bó dài gân nhị thuộc đầu cánh tay.
Ngoài biện pháp nội khoa, ngoại khoa thì vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau điều trị khá quan trọng. Mục đích giúp người bệnh điều hòa lại chức năng khớp vai, nhanh chóng trở lại với sinh hoạt bình thường.
Để thực hiện an toàn, hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ và chịu sự giám sát của bác sĩ trị liệu hoặc người hỗ trợ có chuyên môn. Tùy thuộc vào mức độ viêm quanh khớp của từng người mà các bài tập vật lý trị liệu sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Mục tiêu hướng đến là:
- Tăng cường sức mạnh giúp ổn định khớp vai. Bên cạnh đó, các bài tập còn giúp người bệnh xoa dịu cơn đau, giảm tổn thương hiệu quả.
- Tăng tính linh hoạt trở lại cho khớp vai, kéo căn cơ, kiểm soát vận động giúp giảm đau, phục hồi vận động.
→Xem thêm: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?
Các bài tập vật lý trị liệu phục hồi viêm quanh khớp vai
Bạn đọc có thể tham khảo một số bài tập vật lý trị liệu viêm quanh khớp dưới đây:
Bài tập 1: Tập dao động cánh tay
- Bạn bám tay khỏe vào bàn, ghế hoặc vị trí chắc chắn giúp thực hiện động tác này.
- Tay bệnh cần điều trị thả lỏng có thể vận động tự do bên thân người.
- Sau đó, bạn dao động nhẹ nhàng tay đau từ trước về sau, ngang và tròn.
- Tránh việc dao động tay ra phía sau lưng, đồng thời tránh tình trạng tay đau bị hạn chế bởi khớp gối.
Bài tập 2: Tập vắt chéo tay trước ngực
- Bạn nhẹ nhàng đưa cánh tay đang bị đau vắt chéo trước ngực, ra phía trước cánh tay còn lại.
- Sau đấy lấy bàn tay khỏe giữ vùng cánh tay trên khuỷu tay của cánh tay bị đau, kéo sát vào ngực.
- Giữ tư thế trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng, tiếp tục các bài tập tiếp theo.
- Chú ý, bạn không nên kéo vào vị trí khớp khuỷu tay đang bị đau.
Bài tập 3: Động tác xoay trong với gậy nhỏ
- Bạn sử dụng một cái gậy nhỏ, đặt ở phía sau lưng.
- Tay đau sẽ nắm đuôi gậy, tay còn lại sẽ cầm vào vị trí sát với tay bị đau.
- Sau đó, bạn kéo gậy về phía tay khỏe xa nhất có thể hướng theo chiều dọc, không để cho khớp vai phải cảm thấy đau.
- Giữ tư thế này thêm 30 giây sau đó thư giãn 30 giây và thực hiện bài tập tiếp.
- Bạn nên để gậy cố định, đừng vặn, xoay gậy.
Bài tập 4: Động tác xoay ngoài với gậy nhỏ
- Bạn cầm đầu gậy bằng tay đang bị đau, tay khỏe sẽ cầm đầu bên kia.
- Lúc này, hai khuỷu tay sẽ nằm ở vị trí vuông góc.
- Sau đó, bạn từ từ di chuyển gậy theo chiều dọc, tay đau di chuyển ra phía ngoài hết mức có thể.
- Giữ tư thế trong thêm 30 giây, tiếp tục thư giãn và thực hiện các bài tập tiếp theo.
- Trong khi tập bạn cũng chú ý giữ hông thẳng và không xoay vặn gậy.
Bài tập 5: Kéo căng ở tư thế nằm
- Bạn nằm nghiêng, phần vai đau sẽ ở dưới, đặt cánh tay vuông góc với người, gấp khuỷu tay 90 độ, đồng thời để đầu gối thoải mái nhất có thể.
- Sau đó, bạn dùng tay khỏe xoay tay đau rồi ép xuống giường, chú ý không nên gây đau.
- Giữ tư thế thêm 30 giây và thư giãn.
- Bạn không nên co cổ tay và không dùng sức đè quá mạnh vào khớp cổ tay.
Bài tập 6: Động tác chèo thuyền
- Bạn cần một dây thun to, sau đó cột thun vào tường hoặc một vị trí cố định.
- Với bài tập này bạn có thể tập ở một trung tâm thể hình có hỗ trợ dây thun hoặc có dây lò xo.
- Bạn đứng xa cách vị trí cột dây khoảng độ 3 bàn chân.
- Tay đau sẽ cầm lấy dây và tập kéo dây về phía sát thân người.
- Trong lúc tập, bạn nên cố gắng giữ chắc vai.
Bài tập 7: Tập xoay ngoài tay gấp 90 độ
- Với bài tập này, bạn vẫn sẽ luyện tập với dây thun được cột cố định như bài tập bên trên.
- Bạn giữ vai 90 độ so với người, cánh tay cũng giữ 90 độ so với cẳng tay.
- Sau đó bạn xoay khuỷu tay, cánh tay hết mức có thể.
- Chú ý trong khi tập bạn nên giữ khuỷu tay ngang với vai.
Bài tập 8: Tập xoay trong
- Vẫn tiếp tục luyện tập với dây thun.
- Bạn đứng luyện tập với tư thế tay đau cầm thun, khủy tay sẽ vuông góc với thân người, ép sát cánh tay vào thân.
- Sau đó, bạn xoay và từ từ kéo dây thun sát vào người, giữ trong 30 giây sau đó trở về tư thế ban đầu.
- Chuẩn bị cho bài tập thiếp theo. Khi thực hiện nên giữ khuỷu tay luôn ép sát vào thân người.
→Tham khảo ngay: Bệnh án khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai
Bài tập 9: Tập xoay ngoài
- Thực hiện với dây thun như các bài tập bên trên.
- Bạn vẫn đứng thực hiện với tư thế thẳng lưng, tay cầm thun và kéo dây ra ngoài. Giữ 30 giây và thư giãn.
- Chuẩn bị cho động tác tiếp theo, cố gắng khi tập luôn ép sát cánh tay vào trong thân người.
Bài tập 10: Tập co duỗi khuỷu tay
- Với bài tập này, bạn có thể thực hiện ở tư thế ngồi hoặc đứng đều được.
- Hỗ trợ bài tập cần tạ có khối lượng từ 1 – 3 kg.
- Tay cầm tạ và thực hiện động tác co duỗi khuỷu tay.
- Không nên làm quá nhanh hoặc quá mạnh, đồng thời không được vặn cẳng tay.
Bài tập 11: Tập duỗi khuỷu tay
- Tiếp tục thực hiện với tạ tay, bạn có thể đứng hoặc ngồi.
- Sau đó giơ tay lên cao, từ từ duỗi khuỷu tay về đằng sau.
- Giữ co khuỷu tay 2 giây rồi duỗi ra.
- Cố gắng trong lúc tập nên giữ cơ bụng cứng, không để tạ chạm vào lựng.
Bài tập 12: Tập kéo căng cơ thang
- Tập với tạ tay, bạn quỳ gối trên giường hoặc mặt phẳng cố định.
- Lưng cúi và một tay bám vào vật đỡ.
- Sau đó dang tay nâng tạ ra xa thân người, giữ khoảng 3 – 5 giây, sau đó đưa trở lại tư thế ban đầu.
- Sử dụng tạ tạo kháng trở nhưng lưu ý giữ trọng lượng vừa và không gây đau cho cơ thể.
Bài tập 13: Tập cho xương bả vai
- Bạn nằm sấp, đặt hai cánh tay xuôi dọc theo hai bên thân người, vai sát mặt giường.
- Sau đó, bạn sẽ nâng mặt lên cao nhất có thể, thực hiện trong khoảng 10 nhịp đếm.
- Trở về tư thế ban đầu và thư giãn, lặp lại 10 lần.
- Khi tập, bạn chú ý không được nhún vai gần về phía tai.
Bài tập 14: Tập co, kéo khớp vai
- Bạn nằm trên giường, một tay thả lỏng tự do xuống mép giường.
- Tay sẽ cầm thêm tạ tập, sau đó bạn nâng vai lên hết mức có thể, rồi hạ xuống.
- Không nên nhún vai về phía tai trong lúc thực hiện bài tập để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài tập 15: Động tác co duỗi vai
- Tương tự như tư thế bên trên, với bài tập này bạn cũng nằm sấp trên giường, một tay thả xuống mép giường và cầm tạ tập.
- Sau đó bạn nâng cánh tay lên, chú ý khuỷu tay giữ thẳng.
- Nâng cánh tay ngang với mắt, giữ trong khoảng 2 – 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
- Nên lựa chọn tập với tạ có trọng lượng nhẹ, hoặc có thể nắm tay thành nắm đấm không cần sử dụng tạ tập.
Bài tập 16: Xoay trong, xoay ngoài tư thế nằm
- Bạn nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường.
- Tay đau dang ra 90 độ so với thân người, gấp khuỷu tay vuông góc cẳng tay và để các ngón tay hướng lên trên.
- Sau đó từ từ vận động cẳng tay lên xuống, giữ góc độ tối đa 45 độ.
- Không sử dụng tạ với bài tập này, bởi ta có thể làm tăng độ kháng lực cho tay.
Bài tập 17: Nằm nghiêng xoay ngoài vai
- Bạn nằm nghiêng trên một phẳng cứng, vùng vai tay đau ở bên trên, đặt cánh tay ôm sát thân người, cẳng tay giữ một góc 90 độ so với người.
- Với bài tập này bạn sẽ tập với tạ, sau đó từ từ nâng cẳng tay lên, cánh tay, khớp vai xoay.
- Khi lên đến ngang với mặt thì hạ xuống từ từ.
- Trong khi tập không xoay lưng.
Bài tập 18: Nằm nghiêng xoay trong vai
- Bạn nằm nghiêng trên giường hoặc sàn cứng.
- Tay đau đặt ở phía dưới, khuỷu tay vẫn giữ vuông góc.
- Sau đó bạn từ từ nâng cẳng tay cầm tạ lên theo chiều ngang thân người, cánh tay, vai xoay.
- Tiếp tục trở về tư thế ban đầu, trong lúc nâng tạ lên không xoay thân người.
Trên đây là một số bài tập vật lý trị liệu phục hồi viêm quanh khớp vai, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, để việc khởi đầu luyện tập được suôn sẻ, đúng kỹ thuật bạn nên thực hiện với bác sĩ điều trị hoặc nhân viên vật lý trị liệu.
Một số lưu ý khi thực hiện bài tập vật lý trị liệu viêm quanh khớp vai
Bài tập vật lý trị liệu viêm quanh khớp vai mang lại tác dụng phục hồi chức năng cho xương khớp, giảm đau hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý để quá trình thực hiện an toàn, đạt kết quả tốt nhất:
- Thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của người có chuyên môn để đảm bảo các động tác đúng
- Luyện tập với cường độ vừa phải, không nên cố quá sức, lựa chọn tạ phù hợp với yêu cầu
- Tham vấn với bác sĩ vật lý trị liệu việc tham gia các môn thể thao vừa sức để hỗ trợ điều trị
- Cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, không nên để cơ thể tăng cân hoặc giảm cân quá mức ảnh hưởng đến xương khớp.
- Không mang vác nặng khiến gân và phần mềm quanh khớp vai bị ảnh hưởng.
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng quá mức
- Bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Hạn chế những thực phẩm, thức uống có hại cho sức khỏe, nhất là bia, rượu, thuốc lá.
- Thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi mức độ hồi phục của các cơ, gân, phần mềm quanh khớp vai.
Bài tập vật lý trị liệu viêm quanh khớp vai khá đơn giản. Tuy nhiên khi mới bắt đầu luyện tập, người bệnh cũng sẽ gặp một số đau đớn nhất định. Bác sĩ trị liệu sẽ theo sát những buổi tập để bảo đảm an toàn, tránh tình trạng sai khớp, trật khớp ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Khám viêm quanh khớp vai và thông tin cần biết
- Bệnh viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!