Bệnh viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền
Bên cạnh Tây y, điều trị bệnh viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi đây là phương pháp khá an toàn, lại có thể điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.
I/ Nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm quanh khớp vai thuộc chứng kiên tý và được chia thành 3 thể. Do đó, nguyên nhân gây bệnh cũng được lý giải theo cách khác với nền Y học hiện đại. Cụ thể:
Bệnh viêm quanh khớp vai do tình trạng phong, hàn, thấp kết hợp với nhau khiến cho kinh lạc bị ứ tắc. Ở giai đoạn đầu, chứng phong hàn chiếm ưu thế nên bệnh nhân sẽ có cảm giác đau là chủ yếu. Tình trạng này được gọi là kiên thống.
Tuy nhiên, đến những giai đoạn sau thì hàn thấp lại diễn tiến mạnh hơn nên sự vận động của cơ thể sẽ bị hạn chế. Nó được gọi là chứng kiên ngưng. Nếu để bệnh kéo dài mà không được điều trị, các tà khí trong cơ thể làm tắc nghẽn con đường lưu thông khí huyết. Lúc này khí huyết không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để đi nuôi các cơ, gân và gây nên chứng kiên phong.
→Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch và Thông tin cần biết
II/ Điều trị bệnh viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền
Bệnh viêm khớp vai theo Y học cổ truyền được chia thành 3 thể là kiên thống, kiên ngưng, hậu kiên phong. Ở mỗi thể bệnh khác nhau chúng sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Do đó, những phép điều trị và các bài thuốc ở mỗi trường hợp cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
1. Thể kiên thống
Đối chiếu với nền Y học hiện đại, đây là thể bệnh tương ứng với tình trạng viêm quanh khớp vai đơn thuần.
+ Triệu chứng: Khi bị thể bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy đau là chủ yếu. Các cơn đau tăng lên nếu trời lạnh ẩm, làm việc nặng hoặc vận động mạnh. Nó cũng sẽ hạn chế một số động tác như gãi lưng, chải đầu… Cơn đau phân bố chủ yếu quanh khớp vai, nhưng khớp vai sẽ không có biểu hiện đỏ, không sưng và cơ cũng sẽ không bị teo.
+ Phép điều trị: Khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết
+ Các phương pháp điều trị:
Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm
- Chuẩn bị: 12g khương hoạt, 12g xích thược, 0,8g phòng phong, 12g đương quy, 0,6g cam thảo, 0,6g sinh khương, 16g hoàng kỳ, 12g đại táo, 0,8g quế chi, 0,8 trần bì, 12g khương hoàng.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem hợp lại thành 1 thang và sắc uống hàng ngày. Chia lượng thuốc này thành 2 lần uống vào mỗi sáng và chiều để mang đến hiệu quả tốt.
Châm cứu: Nếu áp dụng phương pháp châm cứu, các thầy thuốc sẽ tiến hành châm tả Kiên tỉnh, Kiên ngung, kiên trinh, Trung phủ, Thiên tông, Tý cu, Vân môn, Cự cốt.
Thủy châm: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc giảm đau không steroid, các loại vitamin B1, B6, B12 để tiêm vào một số huyệt như Thiên tông, Kiên ngung, Tý nhu.
Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các kỹ thuật xoa bóp xát, lăn, day, bóp, đấm, bấm, vờn, vận động, rung khớp vai.
Điện phân: Phương pháp này được thực hiện tại khớp bằng cách điện phân các loại vitamin nhóm B hoặc Lidocain.
2. Thể bệnh kiên ngưng
Đối chiếu với Y học hiện đại, thể kiên ngưng trong nền Y học cổ truyền tương ứng với chứng viêm quanh khớp vai thể tắc nghẽn, viêm cứng khớp.
+ Triệu chứng: Thể bệnh này thường gặp ở những người bị liệt nửa người, người bị viêm màng não hoặc chấn thương sọ não. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khớp vai không đau hoặc đau ít, nhưng chúng sẽ hạn chế sự vận động ở hầu hết các động tác. Với trường hợp này, khớp giống như bị đông cứng lại, toàn thân bình thường. Bệnh phát triển trong thời gian dài sẽ khiến các cơ xương quanh khớp bị teo nhưng ở mức độ nhẹ.
+ Phép điều trị: Hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc.
+ Các phương pháp điều trị:
Bài thuốc: Quyên tý thang gia vị
- Chuẩn bị: 0,6g trần bì, 0,8 khương hoạt, 12g xích thược, 10g tô mộc, 0,6 sinh khương, 12g đương quy, 0,6g cam thảo, 0,8 phòng phong, 12g đại táo, 12g khương hoàng, 10g đào nhân, 16g hoàng kỳ, 0,8 xuyên sơn giáp.
- Cách thực hiện: Tương tự như thể kiên thống, các vị thuốc này cũng đem đi sắc với nước để uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia thành 2 lần dùng trong ngày.
Trường hợp bị teo cơ, cần thêm các vị thuốc bổ khí huyết sau: 12g bạch truật, 12g đẳng sâm, 10g hà thủ ô, 12g thục địa.
3. Hậu kiên phong
Đây là thể bệnh ứng với hội chứng vai tay, loạn dưỡng phản xạ chi trên trong Y học hiện đại. Chúng sẽ gây các triệu chứng và được điều trị theo những cách như sau:
+ Triệu chứng: Những người bị thể hậu kiến phong sẽ thấy khớp bị đau, các động tác vận động bị hạn chế, bàn tay có khí lan lên đến tận cẳng và bị phù to, cứng. Ngoài ra, vùng da ở cẳng tay và bàn tay xuất hiện vết bầm màu tím hoặc màu đỏ tía, da lạnh. Lúc này, người bệnh sẽ thấy đau toàn bộ cánh tay, cơn đau diễn ra cả ngày lẫn đêm, cơ teo rõ rệt, cơ lực giảm, móng tay dễ gãy vì giòn.
+ Phép điều trị:
Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia vị
- Chuẩn bị: 16g thục địa, 10g đương quy, 12g bạch thược, 10 xuyên khung, 10g đào nhân, 10g hồng hoa, 16g đẳng sâm, 16g hoàng kỳ.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm, sắc lên với nước để uống. Dùng mỗi ngày 1 thang, kiên trì một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Các phương pháp điện phân, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt thực hiện tương tự như 2 thể bệnh trên.
Châm cứu: Với phương pháp này, người thực hiện sẽ tiến hành châm bổ các huyệt tương tự như thể kiên thống. Tuy nhiên, phải thêm các huyệt Thủ tam lý, Khúc trì, Ngoại quan, Dương trì, Hợp cốc bên đau.
Trên đây là các thông tin về cách điều trị bệnh viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền. Bệnh không chỉ gây đau đớn, hạn chế sự vận động của cơ thể mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, để tránh gặp phải các vấn đề trên, hãy đi khám và điều trị sớm nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Khám viêm quanh khớp vai và thông tin cần biết
- Bài tập vật lý trị liệu phục hồi viêm quanh khớp vai
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!