Răng Số 7 Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? Biện Pháp Điều Trị

Răng số 7 bị sâu là một trong những tình trạng nhiều người gặp phải. Do vị trí răng nằm khuất sâu nên một số người không phát hiện hư hỏng sớm. Đến khi triệu chứng đau nhức xảy ra nặng nề hơn, việc can thiệp điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy, nếu tình trạng nặng nề có phải nhổ bỏ răng số 7 không?

Răng số 7 bị sâu là do đâu?

Sâu răng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể kể đến như do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo, vệ sinh răng miệng kém, do bệnh lý khác ảnh hưởng hoặc do răng bị chấn thương, hệ miễn dịch yếu khiến vi khuẩn tấn công dễ dàng hơn.

Răng số 7 bị sâu là do đâu? 
Răng số 7 bị sâu là tình trạng nhiều người gặp phải, tuy nhiên không nên chủ quan

Tình trạng răng số 7 bị sâu là một trong những vị trí khá phổ biến. Răng nằm sâu bên trong gốc hàm, vệ sinh khó và dễ mắc phải các thực phẩm thừa. Cũng chính vì điều này việc phát hiện sớm và chữa trị sâu răng số 7 cũng khá khó, đến khi bệnh nặng dần mới có nhiều triệu chứng xuất hiện.

Vậy nguyên nhân do đâu khiến răng số 7 bị sâu? Tương tự như những trường hợp sâu răng nói chung khác. Răng số 7 bị sâu do nhiều yếu tố tác động. Cụ thể:

  • Răng nằm ở sâu trong hàm: Ở những người chưa mọc răng khôn, răng số 7 sẽ là vị trí trong cùng của hàm. Chính vì thế hại khuẩn có thể dễ dàng lưu trú, tấn công răng số 7. Ngoài ra, thức ăn thừa cũng dễ dàng mắc lại, nếu vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến việc sâu răng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
  • Thói quen ăn uống: Ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,… nhưng không vệ sinh răng miệng đúng cách là nguyên nhân dẫn đến sâu răng nói chung và tình trạng sâu răng số 7 nói riêng. Thức ăn, bánh kẹo dính vào trong kẽ răng cung cấp thức ăn cho vi khuẩn, chúng có điều kiện tiếp tục sinh sôi nhiều hơn.
  • Cắn nhai thức ăn cứng, đồ vật: Dùng răng cố cắn một vật cứng hoặc thức ăn cứng là một trong những nguyên nhân khiến men răng bị bào mòn, vi khuẩn tấn công răng dẫn đến hư hỏng.
  • Đặc thù cấu trúc, chức năng: Răng số 7, 6 có chức năng nhai nghiền thức ăn chính nhờ mặt nhai rộng, chức nhiều ống tủy và mạch máu. Vị trí răng mọc nối liền với hệ thống dây thần kinh đến não bộ nên khi bị tổn thương thường gây đau nhức khá khó chịu.

Bề mặt răng có nhiều rãnh, đồng thời răng nằm sâu bên trong nên thức ăn dễ bị vướng mắc vào kẽ răng. Ngoài ra, việc đánh răng không đúng cách có thể khiến mảng bám không được loại bỏ, tích tụ ngày càng nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây hại cho răng số 7.

Tham khảo thêm: Sâu Răng Có Tự Khỏi Không? Có Chữa Được Không?

Triệu chứng phát hiện sâu răng số 7

Tương tự nhưng những chiếc răng sâu bình thường khác, răng số 7 bị sâu có các biểu hiện nhận biết bằng mắt thường, kèm theo nhiều vấn đề khác. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình bạn đọc không nên bỏ qua:

Triệu chứng
Dấu hiệu hư hỏng bắt đầu hình thành từ nhẹ đến nặng nề
  • Trên bề mặt răng bắt đầu xuất hiện các vệt đen bất thường, lúc này răng chưa có dấu hiệu đau nhức nên nhiều người chủ quan không kiểm tra và chữa trị sớm.
  • Chấm nhỏ đen hình thành có kích thước lớn hơn, men răng cứng bị bào mòn, phần ngà răng, tủy răng lộ dần khiến răng trở nên khá nhạy cảm khi ăn uống. Đặc biệt là khi ăn đồ ăn cay, nóng, đồ lạnh răng thường có biểu hiện ê buốt, đau nhức, cứng khớp khó chịu.
  • Khi tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, viêm nhiễm có thể làm tổn thương cấu trúc quanh răng, nướu sưng kèm theo cơn đau nhức dữ dội, xảy ra ngay cả khi ngủ.
  • Sâu răng nặng dẫn đến các biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi cơ thể, buồn nôn,… Một số trường hợp phần nướu răng còn chảy máu khiến miệng có mùi hôi, tanh vô cùng khó chịu.

Trên đây là những biểu hiện có thể xảy ra khi răng số 7 bị sâu, bạn đọc cần thận trọng. Phát hiện bất thường càng sớm càng tốt, chủ động kiểm soát phòng ngừa rủi ro sâu răng chuyển biến nặng gây biến chứng.

Biến chứng răng số 7 bị sâu nghiêm trọng

Nhiều người chủ quan không khám chữa sâu răng sớm khiến bệnh ngày càng trở nên nặng nề, viêm nhiễm lan rộng biến chứng khó lượng. Chính vì thế chuyên gia khuyến khích người bệnh nếu phát hiện răng sâu hãy đến gặp nha sĩ để xử lý sớm, không nên chủ quan dẫn đến các sự việc không mong muốn.

Biến chứng răng số 7 bị sâu nghiêm trọng
Răng bị tổn thương nghiêm trọng kéo dài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Dưới đây là những hệ lụy khi răng số 7 bị sâu kéo dài ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của người bệnh:

  • Như các bạn đã biết, nếu răng số 7 bị sâu hại hư hỏng đến phần tủy răng sẽ phát sinh nhiều cơn đau nhức. Đau ngay cả khi ngủ khiến người bệnh ăn khó, ngủ không ngon giấc lâu dần làm cơ thể trở nên suy nhược.
  • Chức năng của răng giảm, khó khăn khi cắn nhai thức ăn. Một số trường hợp viêm nhiễm sưng nướu răng chảy máu hay tích tụ dịch mủ bệnh nhân không thể ăn như bình thường.
  • Một khi sâu răng hại tủy chết hoàn toàn, răng trở nên không có cảm giác do dây thần kinh và mạch máu trong tủy đã không còn hoạt động. Răng trở nên yếu, giòn, dễ gãy hoặc rụng mất bất cứ lúc nào.
  • Mất răng số 7 ảnh hưởng đến cấu trúc hàm, các răng khác theo thời gian có thể bị xê lệch khớp nhai kéo theo sự biến dạng về khuôn mặt, gây mất thẩm mỹ.

Những tác hại do sâu răng nói chung và sâu răng số 7 nói riêng gây ra ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám, điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, phòng ngừa các rủi ro kể trên xảy ra, gây khó khăn cho việc điều trị và sinh hoạt hàng ngày.

Tham khảo thêm: Sâu Răng Số 6 Phải Xử Lý Thế Nào? Có Nên Nhổ Không?

Răng số 7 bị sâu có nên nhổ bỏ không?

Vậy nếu trường hợp răng số 7 bị sâu có nên nhổ bỏ không? Thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các chuyên gia giải đáp, việc nhổ bỏ răng số 7 có thể diễn ra khi tình trạng sâu răng đã trở nên nặng nề, không thể tiếp tục bảo tồn răng. Răng số 7 sẽ được loại bỏ để phòng ngừa rủi ro hại sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi thực hiện nhổ răng số 7 bởi răng chứa nhiều mạch máu, nối liền các dây thần kinh. Chính vì thế, khi nhổ răng tốt nhất bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng có bác sĩ tay nghề, trình độ chuyên môn giỏi.

Răng số 7 bị sâu có nên nhổ bỏ không?
Tùy tình trạng sâu răng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định có nhổ răng số 7 hay không

Ngoài ra, bạn nên thông báo với bác sĩ các bệnh lý đang gặp phải như bệnh tim mạch, bệnh huyết áp hoặc các bệnh lý khác đang gặp phải. Dựa vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương án xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc can thiệp điều trị, loại bỏ răng số 7 đã trở nên dễ dàng hơn. Có 2 phương pháp gồm nhổ răng truyền thống và sử dụng máy phát sóng siêu âm piezotome để nhổ răng số 7, quy trình cũng khá tương đồng với trường hợp sâu răng số 6 nặng phải nhổ bỏ.

Phương pháp điều trị khi răng số 7 bị sâu

Khi phát hiện răng số 7 có những biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động kiểm tra và có biện pháp xử lý sớm. Điều trị tình trạng răng số 7 bị sâu ở giai đoạn đầu tăng hiệu quả chữa trị dứt điểm, ngăn nguy cơ bệnh lan rộng hoặc phát sinh nhiều biến chứng như đã đề cập bên trên.

Dưới đây là những biện pháp giúp ngăn chặn cũng như điều trị tình trạng sâu răng nói chung và sâu răng số 7 nói riêng:

Đối với tình trạng nhẹ:

Người bệnh áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà giúp ngăn chặn sâu răng lan rộng. Biện pháp dân gian đơn giản, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên lành tính, ít gây tác dụng phụ. Sử dụng kiên trì, đều đặn sau một thời gian để ngăn vi khuẩn tấn công gây hại cho răng số 7.

Một số mẹo chữa được sử dụng trong việc kiểm soát sâu răng nhẹ như mẹo dùng lá bàng, lá húng quế, sử dụng tỏi, tiêu, dầu dừa,… Các phương pháp dân gian tại nhà thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp bệnh sâu răng nặng nề, người bệnh cần đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn.

Ngoài áp dụng mẹo dân gian, bệnh nhân có răng số 7 bị sâu có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, nước súc miệng, kem đánh răng,… có chứa thành phần ức chế vi khuẩn gây hại. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ một thời gian sau giúp kiểm soát bệnh sâu răng số 7.

Đối với tình trạng vừa và nặng:

Răng số 7 bị sâu được làm sạch và trám bít lại bằng các vật liệu nha khoa tương ứng để giúp răng trở lại cấu trúc ban đầu, duy trì chức năng ăn nhai. Ngoài ra, nếu sâu răng gây hư hỏng phần men răng cứng quá nặng nề, không thể trám phục hình như thông thường bệnh nhân có thể sẽ được tư vấn sử dụng răng sứ.

Đối tượng bệnh nhân nặng hơn, viêm nhiễm lan rộng, gây ra các biến chứng khác được phẫu thuật loại bỏ, ổn định hình dạng, chức năng cho răng số 7. Nếu cần thiết như đã nói răng số 7 cũng có thể bị nhổ bỏ đi khi chúng hư hỏng nghiêm trọng.

Bệnh nhân được khuyến cáo nên đến địa chỉ khám chữa nha khoa uy tín, chất lượng để kiểm tra, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Tuân thủ theo phác đồ điều trị, kết hợp chăm sóc đúng cách để tình trạng răng số 7 bị sâu được kiểm soát dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm: Sâu Răng Mặt Nhai: Dấu Hiệu và Cách Chăm Sóc, Chữa Trị

Chăm sóc, bảo vệ ngăn ngừa tái phát sâu răng số 7

Răng số 7 nằm vị trí đặc biệt, dễ bị vi khuẩn tấn công gây hư hỏng. Hiện tượng sâu răng số 7 xảy ra phổ biến, nhiều người gặp phải. Phát hiện sớm, điều trị kiểm soát giúp người bệnh bảo vệ an toàn sức khỏe. Ngoài ra, kết hợp chăm sóc tốt cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia cảnh báo hàng đầu. Một số lưu ý:

Chăm sóc, bảo vệ ngăn ngừa tái phát sâu răng số 7
Theo dõi kiểm tra tình trạng răng miệng để có cách khắc phục sớm khi vấn đề bất thường xảy ra
  • Chủ động xây dựng thói quen đánh răng sạch sẽ mỗi tối trước khi đi ngủ, sáng khi ngủ dậy vào sau khi ăn, đặc biệt là ăn các món ngọt, món béo nhiều dầu mỡ,… Lựa chọn kem đánh răng làm sạch tốt, có hỗ trợ phòng ngừa sâu răng, chải răng nhẹ nhàng, vừa phải, không tác động lực quá mạnh lên răng.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày, không ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn dai, quá béo, quá cay, chua,… Ưu tiên những loại trái cây tươi, rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung nước ép hoa quả tươi cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe và tình trạng răng số 7 bị sâu.
  • Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng khiến cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch, đề kháng kém khiến hại khuẩn từ bên ngoài tấn công cơ thể gây hại.
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc tân dược, không nên chủ quan khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe, thăm khám nha khoa để xác định tình trạng sâu răng có tái phát hay nghiêm trọng hơn không. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách khắc phục kịp thời, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng răng số 7 bị sâu. Đây là một trong những trường hợp sâu răng thường gặp hiện nay, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Phát hiện sớm, kiểm soát điều trị đúng cách giúp bạn phòng tránh rủi ro không mong muốn, đặc biệt là giúp bệnh mau chóng cải thiện, loại bỏ vi khuẩn gây hại.

Có thể bạn quan tâm

Lá chanh chữa sâu răng có được không?

Lá Chanh Chữa Sâu Răng – Mẹo Dân Gian Áp Dụng Nhiều

Lá chanh chữa sâu răng, hỗ trợ loại bỏ hại khuẩn gây hư hỏng răng nhờ chứa các thành phần...

10 Loại Thuốc Trị Sâu Răng Hiệu Quả Được Tin Dùng Nhất

Các thuốc trị sâu răng có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi lỗ sâu chưa ảnh hưởng đến...

Một số lưu ý khi trị sâu răng bằng dầu dừa tại nhà

Trị Sâu Răng Bằng Dầu Dừa Cực Hay – Cách Dùng Dễ Dàng

Phương pháp trị sâu răng bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng. Mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện,...

Đau răng sâu là do đâu?

Đau Răng Sâu Là Do Đâu? Các Cách Làm Giảm Đau Nhanh

Đau răng sâu là một trong những biểu hiện nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn...

Sâu răng hàm là gì?

Sâu Răng Hàm Là Gì? Hình Thành Thế Nào? Có Nên Nhổ?

Sâu răng hàm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em đến người trưởng thành....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *