Rạn da ở mông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bất kì ai cũng có khả năng bị rạn da. Tuy nhiên, phụ nữ da trắng có xu hướng bị rạn da ở mông hơn những đối tượng khác. Vết rạn da trên mông có thể khiến cho bạn lúng túng, xấu hổ mỗi khi mặc đồ bơi. Để khắc phục tình trạng trên, việc tìm ra nguyên nhân cực kỳ quan trọng.

Nguyên nhân gây rạn da mông

Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. Rạn da sẽ xảy ra ở lớp trung bì (lớp giữa) – nơi tập trung mô liên kết và hình thành độ đàn hồi cho da. Khi da tăng trưởng nhanh, các mô liên kết (sợi collagen và elastin) có thể bị kéo căng quá mức, kết quả là da mất đi tính đàn hồi và hình thành các vết rạn.

Rạn da không chừa bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ bị rạn da cao là:

  • Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi đột ngột kích thước, tăng cân nhanh khiến cho kết cấu da bị phá vỡ, gây giãn da mông, đùi. Thông thường, các mẹ bầu thường bị rạn da vào tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng cũng có người đến tháng 8, 9 mới bắt đầu xuất hiện hiện tượng trên.
nguyên nhân gây rạn da mông
Sự thay đổi đột ngột kích thước, tăng cân nhanh do mang thai khiến cho da vùng bụng, đùi, mông bị giãn.

  • Trẻ tăng trưởng nhanh: Hiện tượng này thường xảy ra ở đối tượng là thanh thiếu niên đang dậy thì. Lúc này, tốc độ phát triển của cơ thể nhanh hơn tốc độ đàn hồi của da. Điều này có thể gây nên hiện tượng rạn da.
  • Người dùng thuốc mỡ steroid tại chỗ hoặc corticosteroid đường uống liều cao: Những loại thuốc này có thể khiến cho lớp thượng bì của da bị mỏng đi, giảm tính đàn hồi của da, hình thành vết rạn da.
  • Người có tiền sử gia đình bị rạn da: Người có tiền sử gia đình bị rạn da có nguy cơ bị rạn da mông cao hơn đối tượng khác.
  • Người sử dụng thuốc ngăn chặn sự sản sinh collagen: sử dụng một số hóa chất hoặc thuốc ngăn cản quá trình sản sinh collagen tự nhiên, tăng nguy cơ hình thành vết rạn trên da.
  • Người bị tăng cân hay béo phì: Đây là nguyên nhân gây rạn da ở 10% người bị béo phì – Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, nguyên Phó chủ tịch Hội Da liễu TP.HCM, Trưởng khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết.
  • Người mắc hội chứng Cushing, hội chứng Marfan hay mắc một số hội chứng rối loạn di truyền.

Nhận diện vết rạn da trên mông

Khi bị rạn da mông, trên mông xuất hiện những vết lỏm, ban đầu có màu hồng tím, sau đó màu nhạt dần, chuyển sang trắng xà cừ. Chúng cũng có thể xuất hiện dưới dạng đường sọc song song, có khi có hình răng cưa trải dài trên mông.

rạn da ở mông
Vết rạn da trên mông có thể khiến cho bạn lúng túng, xấu hổ.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nếu như bị rạn da ở mông không rõ lý do, bạn nên liên hệ với chuyên gia để xác định nguyên nhân.

Nếu thấy khó chịu về các vết rạn da trên mông hoặc cảm thấy chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được giúp đỡ.

Xem thêm: Ngăn ngừa rạn da bằng cách nào?

Điều trị rạn da ở mông

Sau khi xác định nguyên nhân gây rạn da ở mông, bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị rạn da ở mông sau:

Điều trị tại chỗ để loại bỏ các vết rạn trên mông

Một số sản phẩm kem bôi, thuốc bôi tại chỗ trị rạn da trên mông gồm có:

  • Kem tretinoin: Một số nghiên cứu cho biết kem tretinoin có thể làm mờ các vết rạn trên da. Kem hoạt động bằng cách khôi phục collagen, từ đó làm tăng độ đàn hồi cho da. Nên sử dụng tretinoin ngay khi vết rạn có màu đỏ hoặc hồng. Phụ nữ mang thai không nên dùng sản phẩm trên vì thành phần thuốc có thể gây kích ứng.
kem bôi trị rạn da mông
Kem tretinoin có thể làm mờ các vết rạn trên mông.
  • Trofolastin và kem alphastria: Một đánh giá năm 2016 cho biết loại kem này có thể cải thiện tình trạng rạn da ở mông.
  • Gel silicon: Gel silicone có thể làm tăng mức collagen và giảm mức độ melanin trong các vết rạn da.

Các phương pháp điều trị rạn da ở mông khác

Bên cạnh việc dùng kem trị rạn da mông, bạn có thể cân nhắc đến những giải pháp sau:

  • Điều trị bằng laser: Liệu pháp laser có thể giúp làm mờ vết rạn da. Thông thường, một liệu trình thường kéo dài đến vài tuần.
  • Công Nghệ Platelet Rich Plasma (huyết tương giàu tiểu cầu): Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể giúp tái tạo collagen, làm mờ các vết nứt do rạn da.
  • Lăn kim vi điểm (Microneedling): Phương pháp trên cho phép dùng dụng cụ dạng lăn có gắn nhiều mũi kim nhỏ tác động lên bề mặt ngoài cùng của vùng da bị rạn. Khi bị tổn thương, da sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin, tái tạo da theo hướng tốt hơn. Liệu trình lăn kim thường phát huy hiệu quả sau 6 tháng.
  • Điều trị siêu mài mòn da (Microdermabrasion): Đây là phương pháp giúp tái tạo da mà không cần phẫu thuật. Phương pháp trên cho phép tẩy tế bào chết trên da, đánh bóng lớp da cũ, để lộ lớp da mới sáng và mịn màng hơn. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy khả năng tác động lên da của microdermabrasion tương đương như kem tretinoin.

Điều chỉnh phong cách sống và sinh hoạt

Bên cạnh việc áp dụng một số biện pháp điều trị rạn da ở mông, việc thay đổi phong cách sống và sinh hoạt cũng đặc biệt hữu ích trong làm mờ vết rạn ở da.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng một vai trò đặc biệt trong việc cải thiện vết rạn da. Để ngăn ngừa rạn da, bạn nên ăn uống nhiều thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh như: thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin C, E.

Dùng dầu bôi da

Các loại dầu có thể giúp cải thiện tình trạng rạn da đó là:

  • Dầu dừa
  • Dầu ô liu
  • Dầu hạnh nhân
  • Dầu thầu dầu

Một nghiên cứu 2015 chứng minh bơ và dầu oliu không gây hại nhưng không có khả năng cải thiện tình trạng rạn da nhiều.

Một nghiên cứu khác 2012 có tên “The effect of bitter almond oil and massaging on striae gravidarum in primiparaous women” chỉ ra rằng, vừa bôi dầu hạnh nhân, vừa massage mông có thể làm cải thiện vết rạn.

Tránh dùng kem bôi da chứa corticosteroid

Tránh sử dụng các loại kem, thuốc bôi và thuốc corticosteroid vì chúng có thể gây rạn da.

Uống đủ nước

Uống đủ 1.5 – 2  lít nước hằng ngày để bổ sung tính đàn hồi cho da.

Rạn da ở mông không hiếm gặp nhưng lại khiến cho nhiều người tự ti về ngoại hình. Các vết rạn da thường tự mờ dần theo thời gian mà không cần áp dụng biện pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định dùng sản phẩm trị rạn da không cần kê đơn để nhanh chóng cải thiện da, hãy hỏi thăm ý kiến của chuyên gia, nhất là đối tượng phụ nữ đang mang thai.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ 3 cách trị rạn da bằng baking soda đúng cách

Baking soda hoạt động như một chất tẩy da chết tự nhiên, tẩy trắng da, chất chống oxy hóa.  Trị...

Rạn da ở hông và đùi

Rạn da ở hông và đùi: Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa

Khu vực hông và đùi cùng với vùng mông là những vị trí thường xuất hiện tình trạng rạn da...

Rạn da khi mang thai và cách phòng ngừa hiệu quả

Rạn da khi mang thai là tình trạng thường gặp. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng...

Cách dùng dầu dừa trị rạn da – Bạn đã biết chưa?

Dầu dừa không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm mềm và mịn da mà chúng còn góp phần làm mờ các...

Dầu thầu dầu có tác dụng điều trị rạn da không?

Dầu thầu dầu từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong chăm sóc da, bao gồm khả...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *