Hăm da ở người lớn có triệu chứng thế nào? Điều trị ra sao?

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp phải ở người trưởng thành. Hầu hết hăm da đều biến mất sau khoảng vài ngày, tuy nhiên vùng da này có thể bị nhiễm trùng nếu không được điều trị sớm.

Hăm da ở người lớn
Hăm da ở người lớn có thể bị nhiễm trùng nếu không được điều trị sớm

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Tìm hiểu chung về tình trạng hăm da ở người lớn

Người lớn có làn da dày và khỏe hơn trẻ em, vì vậy hăm da rất ít khi xuất hiện. .Tuy nhiên, tình trạng có thể phát sinh nếu bạn bị dị ứng hoặc không vệ sinh cơ thể đúng cách

1. Triệu chứng nhận biết

Bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau để nhận biết tình trạng hăm da.

bệnh hăm da ở người lớn
Đỏ da, ngứa rát,… là những triệu chứng thường gặp do chứng hăm da gây ra

Các triệu chứng do hăm da nhẹ:

  • Da xuất hiện mảng hoặc đốm hồng/đỏ
  • Xuất hiện những mảng hoặc đốm da khô
  • Ngứa da
  • Mụn nhỏ, đỏ nổi lên bề mặt da
  • Phát ban

Các triệu chứng do hăm da nghiêm trọng:

  • Da bị đỏ một mảng lớn
  • Da viêm và sưng
  • Vùng da tổn thương chảy dịch
  • Ngứa và rát dữ dội
  • Đau ở vùng da bị tổn thương

Nếu hăm da có xuất hiện nhiễm trùng, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Mụn nước/mủ
  • Đau nhức toàn thân
  • Mệt mỏi/suy nhược

Hăm da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng tập trung chủ yếu ở mông, đùi, hông và cơ quan sinh dục.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tình trạng hăm da ở người lớn bao gồm:

  • Kích ứng: kích ứng da có thể là kết quả của quá trình ma sát giữa quần áo/ tã/ băng vệ sinh và da. Ma sát thường xuyên khiến hàng rào bảo vệ và biểu bì của da bị tổn thương.
  • Nhiệt độ và độ ẩm da cao: khi bạn mặc quần áo bó sát, da sẽ không thông thoáng và dễ tăng nhiệt độ. Nhiệt độ cao cùng với lượng mồ hôi được cơ thể tiết ra tạo môi trường thuận lợi để hăm da xuất hiện.
  • Dị ứng: bạn có thể bị dị ứng nước giặt, nước xả hoặc dị ứng thuốc nhuộm quần áo. Hăm da là một phản ứng dị ứng thường gặp.
  • Vệ sinh không đúng cách: nếu bạn không vệ sinh cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục không đúng cách, vùng da này có thể bị hăm và ngứa rát.
  • Nhiễm vi khuẩn, vi nấm: vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc vi nấm Candida albicans có thể gây ra chứng hăm da ở người lớn.

Biện pháp khắc phục hăm da ở người lớn tại nhà

Nếu tình trạng hăm da nhẹ, bạn có thể cải thiện tình trạng này ngay tại nhà với những biện pháp sau:

bệnh hăm da ở người lớn
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để cải thiện tình trạng hăm da
  • Thay quần lót/ tã/ băng vệ sinh thường xuyên
  • Vệ sinh khu vực vùng kín vài lần/ngày bằng nước ấm nhẹ. Có thể sử dụng xà phòng chuyên biệt để làm sạch vi khuẩn.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Xem xét nước giặt, nước xả vải xem đó có phải là nguyên nhân gây dị ứng hay không.
  • Dùng xà phòng dịu nhẹ, có độ pH 5,5 để làm sạch cơ thể. Không dùng sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh, các hóa chất này có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Bạn có thể dùng thuốc mỡ hoặc kem có chứa Zinc Oxide ở những tiệm thuốc tây để giảm các triệu chứng ngứa, rát, khó chịu tại vùng da bị tổn thương.

Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, bạn buộc phải điều trị chuyên sâu để chấm dứt tình trạng này.

Các phương pháp điều trị hăm da ở người lớn

Sau 3 ngày thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà nhưng không có hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tiến hành điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị tương ứng.

Nhiễm nấm:

Với trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm tại chỗ. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như imidazole, nystatin, ciclopirox,… Sử dụng thuốc trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu thuốc không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên báo với bác sĩ để sử dụng kết hợp với thuốc uống.

Nhiễm vi khuẩn:

Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng khuẩn như thuốc bacitracin, axit fusidic,… Thoa kem từ 2 – 3 lần trong 7 – 10 ngày. Nếu bác sĩ nhận thấy nguy cơ phát sinh chàm hay vẩy nến, bạn có thể phải sử dụng corticosteroid điều trị tại chỗ.

chữa hăm da ở người lớn
Sử dụng corticosteroid tại chỗ nếu bạn có nguy cơ bị chàm hay vẩy nến

Thường không có biến chứng xảy ra đối với tình trạng hăm da ở người lớn. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khi được điều trị. Hăm da có thể là tình trạng cấp tính, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến, bệnh chàm hoặc viêm da. Nếu bác sĩ xác định bạn có nguy cơ mắc phải những bệnh lý này, bạn nên điều trị sớm để ngăn chặn tình trạng bùng phát.

Phòng ngừa bệnh hăm da ở người lớn

Mặc dù hăm da không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này có thể gây khó chịu và ngứa rát. Hăm da rất dễ phòng ngừa, bạn chỉ cần thay đổi những thói quen khiến da bị kích ứng và loại bỏ những tác nhân có thể gây dị ứng.

Biện pháp phòng ngừa hăm da ở người lớn:

  • Thay quần lót/tã/băng vệ sinh thường xuyên, nên sử dụng loại có bề mặt mềm mịn và ít kích ứng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh sử dụng xà phòng có chất tẩy hoặc chà xát mạnh lên da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm lên vùng da nhạy cảm để tránh ma sát, giúp làm giảm nứt nẻ và giảm sưng viêm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Hăm tã ở trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên làm gì?

Hăm tã là một trong những vấn đề ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ....

Hăm tã: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hầu hết trẻ sẽ bị hăm tã một lần trong 3 năm đầu đời. Thông thường những phát ban này...

Các loại kem chống hăm tã cho bé được sử dụng phổ biến

Hăm tã sẽ khiến da của bé trở nên nhạy cảm và dễ bị nứt nẻ hơn. Mặc dù điều...

Dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em có hiệu quả và an toàn không?

Dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em không phải là một phương pháp mới. Tuy nhiên còn rất...

Cách chăm sóc và điều trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông

Những vết hăm tã xuất hiện vào mùa đông thường khiến trẻ đau rát và quấy khóc. Tuy nhiên bạn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.