9 loại kem chống hăm tã cho bé hiệu quả, an toàn

Hăm tã sẽ khiến da của bé trở nên nhạy cảm và dễ bị nứt nẻ hơn. Mặc dù điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây hăm tã nhưng bạn có thể giúp bé giảm bớt khó chịu bằng cách sử dụng một loại kem bôi chuyên dụng.

Bạn có thể xem xét lựa chọn một số loại kem chống hăm tã cho trẻ được sử dụng phổ biến trong bài viết này.

kem trị hăm tã
Tham khảo một số loại kem trị hăm tã cho trẻ được đánh giá cao bởi chuyên gia và người tiêu dùng

Cách chọn kem chống hăm tã

Bạn có thể dựa vào loại hăm tã để chọn kem cho trẻ. Nếu trẻ bị hăm tã do kích thích hãy chọn kem hoặc thuốc mỡ bôi da chuyên dụng. Nếu bé bị hăm tã do nấm men thì bạn cần chọn loại kem hoặc thuốc bôi đặc trị nấm men.

Xem xét các thành phần có trong loại kem mà bạn chọn. Kẽm oxit là thành phần thường xuyên được tìm thấy ở các loại kem hăm tã. Nó hoạt động như một chất chống lại độ ẩm và tạo thành hàng rào bảo vệ da. Ngoài ra, thành phần thiên nhiên như tinh chất hoa cúc, lô hội,… cũng được tìm thấy trong kem chống hăm tã.

Để chọn loại kem phù hợp nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc da liễu. Bác sĩ sẽ là người hiểu rõ tình trạng, chất lượng, nhãn hiệu và mức độ an toàn khi sử dụng kem trị hăm tã cho trẻ.

Các loại kem chống hăm tã cho bé tốt nhất

1. Burt’s Bees Baby Bee Diaper Ointment

Nếu bạn đang tìm một loại kem chống hăm tã không chứa paraben, olineatum hoặc sodium laurel sulfate thì hãy thử kem chống hăm tã Burt’s Bees Baby Bee Diaper Ointment. Sản phẩm được tạo thành từ các nguyên liệu tự nhiên như:

  • Dầu hạnh nhân
  • Vitamin D
  • Protein

Burt’s Bees Baby Bee Diaper Ointment có thể làm mềm và phục hồi làn da bị tổn thương của bé. Tuy nhiên, một số người dùng phản ánh là có nhiều hạt cứng lẫn trong kem và sản phẩm để lại dư lượng thừa màu trắng trên tã rất khó giặt sạch.

2. Kem chống hăm tã Aquaphor

Aquaphor trị hăm tã
Kem trị hăm tã Aquaphor thích hợp cho mọi loại da có có hiệu quả sau 6 giờ sử dụng

Aquaphor là một loại thuốc mỡ đa năng được sử dụng để điều trị hăm tã, nứt nẻ da, các vết tổn thương nhẹ, bỏng, chàm hoặc kích ứng da. Nó cũng có hiệu quả khi được sử dụng để ngăn ngừa hăm tã bằng cách tạo một hàng rào bảo vệ da.

Trên thực tế kem trị hăm tã Aquaphor được chứng minh lâm sàng là có hiệu quả sau 6 giờ sử dụng.

Sản phẩm không có mùi thơm nhân tạo, không chứa chất bảo quản, phẩm nhuộm nên phù hợp cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, một số đánh giá cho rằng Aquaphor khó thấm gây nhờn rít khó chịu trên da của bé.

3. Triple Paste

Khi bạn đã sử dụng nhiều loại kem chống hăm tã cũng như những cách điều trị tự nhiên mà không thấy hiệu quả, hãy thử Triple Paste. Đây là thuốc mỡ không gây dị ứng, không có mùi thơm và có thể đảm bảo sẽ chữa lành làn da bị hăm tã của bé.

Thành phần chính của Triple Paste là kẽm oxit có tác dụng đẩy nước ra khỏi da và tạo ra một hàng rào bảo vệ da. Có nhiều đánh giá tích cực về hiệu quả sử dụng của Triple Paste mặc dù vẫn có một số khách hàng cho biết nó không tác dụng với con của họ.

Tham khảo: Hăm tã ở trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên làm gì?

4. Earth Mama Angel bottom Balm

Đây là kem chống hăm tã của Mỹ được sản xuất bởi nhiều loại thảo dược thiên nhiên. Earth Mama Angel bottom Balm được cho là một giải pháp chống nấm tự nhiên, tạo ra một rào cản để bảo vệ da, chống lại vi khuẩn.

Thành phần chính của sản phẩm là thảo mộc hữu cơ và các loại tinh dầu, điển hình là calendula. Sản phẩm không chứa các chất độc hại như dầu khoáng, dầu mỏ, phthalates và parapen. Đây là kem chống hăm tã an toàn để sử dụng tuy nhiên một số phụ huynh lại cho rằng kem Earth Mama Angel bottom Balm không có tác dụng đối với con của họ.

Mặt khác, giá thành của Earth Mama Angel bottom Balm khá cao trong các dòng kem điều trị hăm tã ở trẻ em.

5. Boudreaux’s Butt Paste

Nhiều bác sĩ nhi khoa đã khuyên các bà mẹ trẻ dùng Boudreaux’s Butt Paste khi bé bị hăm tã. Boudreaux’s Butt Paste luôn tự hào là một sản phẩm có mùi hương nhẹ nhàng mà không làm bé cảm thấy khó chịu.

Thành phần chính của Boudreaux’s Butt Paste là axit boric, dầu thầu dầu, dầu khoáng, sáp trắng và dầu mỏ. Điều này cho thấy đây không phải là sản phẩm tự nhiên hoàn toàn nhưng nó có hiệu quả điều trị khá tốt.

Tuy nhiên, nếu bạn quá lo lắng về các thành phần hóa học có trong sản phẩm, bạn có thể chọn Boudreaux’s Butt Paste hoàn toàn tự nhiên và có chứa 40% oxit kẽm để điều trị hăm tã cho bé.

6. Desitin Rapid Relief

Kem trị hăm tã Desitin
Kem trị hăm tã Desitin cho hiệu quả rõ rệt sau 12 giờ điều trị

Kem trị hăm tã Desitin là một sản phẩm khá lâu đời được sản xuất bởi Rapid Saving. Đây là công ty được Amazone bình chọn là nhà cung cấp số một vì những cống hiến của mình.

Trong một nghiên cứu lâm sàng, 90% trẻ sơ sinh bị hăm tã giảm đau rõ rệt trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng loại kem này.

Các thành phần chống viêm trong Desitin Rapid Relief có thể giúp giảm đau, ẩm và đỏ. Do đó, Desitin Rapid Relief là một lựa chọn sáng suốt, hiệu quả nhất trong danh sách này.

7. Kem chống hăm tã Bepanthen

Đây là kem chống hăm tã của Đức được ưa chuộng tại châu Âu và nhiều nước trên thế giới. Thành phần chính của kem chứa 5% Dexpanthenol và sẽ chuyển thành acid pantothenic khi tiếp xúc với da. Kem Bepanthen được cho là có thể điều trị hăm tã và các chứng bệnh ngoài da thông thường như khô da, nứt nẻ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra sản phẩm không chứa corticoid, phthalates, paraben, sulfate,…. thường được tìm thấy trong các sản phẩm viêm da. Và các thành phần này có thể gây kích ứng cho da của trẻ.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho biết chất kem khá dày gây nhờn dính và rất khó để giặt sạch khi dính trên tã lót hoặc quần áo.

8. Kem chống hăm tã Mustela

Mustela là kem chống hăm tã của Pháp được thử nghiệm dưới sự giám sát của các bác sĩ nhi khoa và da liễu. 98% kem Mustela được chiết xuất từ thực vật thiên nhiên như tinh chất bơ Perseose, tinh dầu hướng dương, vitamin B5… cùng với oxit kẽm để làm dịu, mềm và tạo thành hàng rào bảo vệ da.

Tuy nhiên, cần phải sử dụng một lượng kem khá lớn để thoa kín khu vực hăm tã.

9. Kem chống hăm tã Cetaphil

Kem chống hăm tã Cetaphil là một lựa chọn tự nhiên và khá hiệu quả. Thành phần chính bao gồm kẽm oxit và calendula hữu cơ cùng với vitamin B5 có tác dụng ngăn ngừa phát ban, hăm tã và một số bệnh ngoài da thông thường.

Kem chống hăm tã Cetaphil không chứa paraben, dầu khoáng hoặc chất tạo màu, do đó sản phẩm không gây kích ứng da, dù cho da bé thuộc loại nhạy cảm.

Nhược điểm của sản phẩm là chỉ có tác dụng phòng ngừa và điều trị hăm tã nhẹ. Không có hiệu quả trong các trường hợp khi vấn đề ở da đã trở nên tồi tệ.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Bạn cần thay tã cho bé thường xuyên hơn, bất cứ khi nào tã bẩn hoặc ướt để ngăn ngừa tình trạng hăm tã trở nên tồi tệ. Bạn cũng có thể thay đổi sử dụng các loại kem điều trị hăm tã khác nhau để xem loại nào phù hợp với con của bạn. Tuy nhiên, nếu tình trạng hăm tã ngày càng trở nặng hoặc khi bé xuất hiện chốc lỡ thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ nhi khoa. Lúc này bé cần được hỗ trợ y tế và đòi hỏi việc điều trị cụ thể hơn.

Trên đây là tổng hợp nhưng thông tin cơ bản về các loại thuốc điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể tìm hiểu và chọn sản phẩm phù hợp cho bé nhà mình. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chỉ dẫn y khoa thay cho bác sĩ chuyên môn.

Hăm tã ở trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên làm gì?

Hăm tã là một trong những vấn đề ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ....

Cách chăm sóc và điều trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông

Những vết hăm tã xuất hiện vào mùa đông thường khiến trẻ đau rát và quấy khóc. Tuy nhiên bạn...

Hăm da ở người lớn có triệu chứng thế nào? Điều trị ra sao?

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp phải ở người trưởng...

Dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em có hiệu quả và an toàn?

Dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em không phải là một phương pháp mới. Tuy nhiên còn rất...

Hăm tã ở trẻ em: Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa

Hầu hết trẻ sẽ bị hăm tã một lần trong 3 năm đầu đời. Thông thường những phát ban này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *