Thuốc Vitrex là thuốc gì?

Với các trường hợp bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm âm đạo thì bác sĩ hay chỉ định thuốc Vitrex. Đây là thuốc đặt âm đạo nên bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin trước khi sử dụng. 

Thuốc Vitrex
Bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Vitrex để điều trị các bệnh ở âm đạo
  • Hoạt chất chính: Chlorhexidine bigluconate
  • Dạng bào chế: thuốc đạn
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh phụ khoa

Thông tin về thuốc Vitrex

Trước khi sử dụng thuốc Vitrex, người bệnh nên lưu ý một vài điều như sau:

1. Thành phần

Hoạt chất Chlorhexidine bigluconate, ngoài ra thuốc còn có chứa nhiều tá dược khác vừa đủ trong một việc

2. Tác dụng

Thuốc có rất nhiều tác dụng, cụ thể như sau:

  • Dùng để điều trị bệnh viêm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Phòng bệnh viêm nhiễm qua đường sinh dục mà chúng ta hay gặp như: Trùng roi, giang mai, lậu, clamidiosis, ureaplazmoz…
  • Dùng để phòng chống viêm nhiễm trong điều trị bệnh phụ khoa, sản khoa

3. Chống chỉ định

  • Không được sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không nên dùng khi đang mang thai và khi bị kinh nguyệt.

4. Cách sử dụng và liều dùng

Đây là thuốc đặt âm đạo nên khi sử dụng cần tiến hành theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị thuốc Vitrex đúng như chỉ định của bác sĩ
  • Vệ sinh thật sạch vùng kín
  • Ngâm thuốc Vitrex vào cốc nước sôi khoảng 2 giây. Chú ý bước này giúp thuốc dễ dàng được đặt vào âm đạo hơn.
  • Chọn tư thế phù hợp rồi đặt vào âm đạo. Chú ý nhẹ nhàng đẩy vào trong để thuốc không bị tụt ra ngoài.
  • Nằm nghiêng nghỉ ngơi ít nhất 15 phút rồi để thuốc ổn định.

5. Bảo quản thuốc

Chú ý bảo quản trong hộp ở nhiệt độ phòng. Không sử dụng khi thuốc đã quá hạn sử dụng được in trên bao bì.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vitrex

Trong quá trình dùng thuốc Vitrex, bạn nên lưu ý một vài điều như sau:

1. Khuyến cáo khi dùng

  • Không sử dụng khi bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Báo với bác sĩ nếu từng bị dị ứng thuốc.
  • Báo với bác sĩ nếu có bất kì vấn đề bất thường nào trong quá trình sử dụng.
  • Thông báo về loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả thuốc không kê toa, thuốc đông y, thảo dược.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có thể gây ngứa, kích ứng, dị ứng… Ngoài ra còn gây ra triệu chứng khó chịu như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt… Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thì không được chủ quan mà phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Chú ý không sử dụng thuốc chung với các thành phần có chứa Iod, chất tẩy rửa có chứa nhóm anion (sodium carboxy metylcellulose, saponin, sodium lauryl sulfate…)

Để hạn chế tình trạng tương tác nên báo với bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang dùng. Bao gồm cả thuốc không kê toa, thuốc đông y, thảo dược…

4. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Ngưng dùng thuốc khi gặp một trong các trường hợp sau:

  • Bác sĩ chỉ định ngưng dùng để dùng sang thuốc khác.
  • Có dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc.
  • Bệnh không có xu hướng thuyên giảm sau một thời gian sử dụng.

Chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn rất chi tiết thông tin về thuốc Vitrex. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tìm hiểu cặn kẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *