Thuốc Usolin là thuốc gì?
Thuốc Usolin là thuốc điều trị các bệnh về gan mật và một số bệnh liên quan đến tiêu hóa như: viêm gan mạn tính, viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, chứng khó tiêu, chán ăn,…
- Tên biệt dược: Usolin® 200;
- Phân nhóm thuốc: Thuốc bệnh gan, thuốc đường tiêu hóa;
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Những thông tin cần biết về thuốc Usolin
1. Thành phần
Thuốc Usolin có thành phần chính là hóa dược Axit Ursodeoxycholic với hàm lượng là 200mg.
Chất Axit Ursodeoxycholic là một loại muối tự nhiên, có tồn tại trong cơ thể với hàm lượng nhỏ. Loại muối này có tính háo nước, hấp thụ tốt ở ruột non. Muối axit Ursodeoxycholic có những tác động đến gan như:
- Tăng tiết dịch ở mật;
- Làm giảm nồng độ axit mật nội sinh trong máu;
- Làm giảm cholesterol trong dịch mật.
2. Chỉ định
Thuốc Usolin được chỉ định để:
- Điều trị sỏi mật cholesterol;
- Điều trị viêm túi mật;
- Điều trị viêm đường dẫn mật;
- Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính/ mạn tính;
- Điều trị chứng khó tiêu và chán ăn do rối loạt ở mật;
- Bảo vệ và phục hồi tế bào gan trước tác hại của rượu bia;
- Cải thiện chức năng gan.
XEM THÊM: Người Bị Viêm Gan B Mạn Tính Sống Được Bao Lâu?
3. Chống chỉ định
Thuốc Usoline không thích hợp điều trị ở các bệnh nhân sau:
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
- Bệnh nhân bị tắc nghẽn ống mật;
- Phụ nữ đang có thai.
4. Cách dùng và liều dùng
Thuốc Usolin được bào chế ở dạng viên nén, người bệnh uống thuốc trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Không uống thuốc Usolin kèm với rượu bia, thức uống có gas hoặc cafein. Không nhai hoặc nghiền nát thuốc nếu không được bác sĩ yêu cầu.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc phù hợp cho người lớn, tuy nhiên không áp dụng cho tất cả các trường hợp bệnh. Mức độ bệnh nặng, nhẹ,… sẽ được bác sĩ chỉ định liều lượng dùng thuốc khác nhau. Sau đây là liều dùng có tính chất tham khảo:
- Số lượng: 1 viên/lần uống;
- Số lần: 2 – 3 lần/ngày;
- Uống thuốc ngay sau bữa ăn.
5. Bảo quản thuốc
Người dùng bảo quản thuốc Usolin như sau:
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời;
- Bảo quản thuốc ở nguyên vẹn trong vỉ khi chưa có nhu cầu sử dụng;
- Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ;
- Không lưu trữ và dùng thuốc khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Usolin
1. Chú ý
Một số trường hợp bệnh nhân sau nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc:
- Người bệnh loét đường tiêu hóa;
- Bệnh nhân bị sỏi mật trong ống dẫn mật;
- Người bệnh tuyến tụy tăng;
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Những đối tượng kể trên cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Không nên tự ý dùng thuốc Usolin vì có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
2. Tác dụng phụ
Thành phần Ursodeoxycholic có thể sẽ gây ra một vài tác dụng phụ như:
- Ngứa, nổi mề đay;
- Buồn nôn và nôn mửa;
- Tiêu chảy;
- Uể oải;
- Phát ban.
Trên đây chỉ là những tác dụng ngoài ý muốn hiếm gặp ở thuốc Usolin. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể không xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện khác nhau ở mỗi người dùng. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng khác lạ, nên thông báo ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách giải quyết kịp thời.
3. Tương tác thuốc
Hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về tương tác giữa thuốc Usolin và các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi kết hợp thuốc. Nếu có nhu cầu kết hợp thuốc Usolin và những loại thuốc khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được hướng dẫn, lời khuyên.
4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Hãy uống thuốc kiên trì và đều đặn theo liều dùng của bác sĩ chỉ định để kết quả điều trị được như mong muốn.
Nếu bỏ liều quá nhiều, bệnh sẽ không thể thuyên giảm sớm như bạn mong đợi. Nếu bạn bỏ quên một liều, bạn hãy tiếp tục uống liều tiếp theo và dùng đều đặn như kế hoạch.
Không nên lạm dụng thuốc hoặc dùng quá liều để bù liều đã quên. Điều này không mang lại hiệu quả, không giúp bệnh mau chóng thuyên giảm hơn mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về lâu về dài. Hiện nay, chưa có báo cáo về những triệu chứng lâm sàng người dùng sẽ gặp phải khi dùng thuốc Usolin quá liều. Do đó, nếu sơ ý dùng thuốc quá liều và thấy cơ thể có biểu hiện lạ, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Xét Nghiệm Viêm Gan (A, B, C…) Ở Đâu Tốt, Uy Tín?
- Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Cho Bà Bầu An Toàn, Tốt Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!