Thuốc Trichloactic acid: Công dụng, cách dùng và thận trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Trichloactic acid là một chất được sử dụng phổ biến trong sinh hóa cho sự kết tủa của đại phân tử như DNA, RNA, protein… Nó được ứng dụng trong các phương pháp thẩm mỹ, làm thuốc bôi để chữa trị mụn mắt cá, mụn cóc, mụn cơm, đặc biệt là thường được dùng để điều trị sùi mào gà.

Thuốc Trichloactic acid và những thông tin cần biết
Thuốc Trichloactic acid và những thông tin cần biết

I. Thông tin về dung dịch Trichloactic acid

Nắm rõ các thông tin dưới đây về dung dịch Trichloactic acid sẽ giúp bệnh nhân sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn.

1. Trichloactic acid là thuốc gì?

Trichloactic acid còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như axit tricloroethanoic, TCAA, TCA. Đây là một chất tương tự như axit axetic nhưng trong cấu trúc của nó đã có 3 nguyên ử hydro thuộc nhóm metyl được thay thế bằng nguyên tử clo. Các este và muối của loại acid này được gọi bằng cái tên là trichloroacetates.

2. Lịch sử

Loại dung dịch này được phát hiện ra vào năm 1893 bởi Jean-Baptiste Dumas. Hiện nay tại nước ta, Trichloactic acid (thường dùng nồng độ 50%) được bệnh viện da liễu dùng để pha chế với AT. Nó được chỉ định và dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua về để dùng, tránh gây nguy hiểm cho bản thân.

3. Dạng điều chế của thuốc Trichloactic acid

Trên thị trường, Trichloactic acid được điều chế theo các dạng có nồng độ lần lượt là:

  • 50%
  • 80%
  • 90%

4. Công dụng

Dung dịch Trichloactic acid được sử dụng phổ biến trong quá trình sinh hóa sự kết tủa của đại phân tử như DNA, RNA, protein. Nó được ứng dụng để:

  • Dùng trong các phương pháp điều trị thẩm mỹ như xóa hình xăm, loại bỏ hóa chất.
  • Làm thuốc bôi ngoài để chữa mụn mắt cá, mụn cóc, mụn cơm, kể cả mụn cóc sinh dục.
  • Đặc biệt, Trichloactic acid được sử dụng để chữa bệnh sùi mào gà thông thường ở trên da và niêm mạc.

Loại dung dịch này được cho là an toàn khi sử dụng cho cả phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ trên 10 tuổi.

5. Liều lượng – Cách dùng

Không chỉ dung dịch Trichloactic acid mà khi sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Trong trường hợp sử dụng Trichloactic acid để điều trị bệnh, cần chú ý thực hiện theo các bước sau đây:

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc Trichloactic acid
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc Trichloactic acid

+ Bước 1:

Vệ sinh thật sạch và lau khô vùng da cần chữa trị.

+ Bước 2:

  • Mở nắp lọ thuốc, nghiêng ống sang một bên và lấy tăm bông chấm một lượng thuốc vừa đủ lên nốt mụn hoặc vùng da cần chữa trị. Nhớ à không được chấm quá nhiều để tránh làm ảnh hưởng đến vùng da khỏe mạnh xung quanh.
  • Sau khi chấm thuốc, chờ khoảng 3 – 5 phút để chúng khô lại thì bệnh nhân có thể tiếp tục hoạt động bình thường.

Cũng tùy thuộc vào mục đích điều trị mà liều lượng sử dụng của Trichloactic acid cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Nếu dùng Trichloactic acid để trị mụn cóc, mụn cơm, vết chai sừng: Chấm thuốc từ 1 – 2 lần/ngày, tùy thuộc vào kích thước mụn to hay nhỏ. Chấm 2 – 3 lần nếu vị trí điều trị là ở mắt cá chân với lượng thuốc vừa đủ. Với những vùng da mỏng, dễ kích ứng thì chỉ nên dùng Trichloactic acid 2 lần/ ngày.
  • Đối với bệnh sùi mào gà: Lấy tăm bông chấm một lượng vừa đủ, thoa lên đúng vị trí cần điều trị. Tuyệt đối không được để dung dịch lan ra vùng niêm mạc xung quanh. Cứ thực hiện cho đến khi thấy nốt sùi mào gà chuyển sang màu trắng thì ngưng.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ.
  • Tránh cất thuốc ở nơi ẩm ướt, nhiều ánh sáng mặt trời.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng dung dịch Trichloactic acid

  • Nếu là mụn cơm khô lâu năm hoặc bị đóng sừng ở mắt cá chân, có thể dùng rũa hoặc kéo cắt bớt lớp sừng hóa đi rồi mới chấm thuốc Trichloactic acid. Điều này sẽ giúp thuốc dễ thẩm thấu và mang đến tác dụng tốt hơn.
  • Trường hợp là phụ nữ, không chấm dung dịch thuốc lên lớp niêm mạc hậu môn, nốt sùi mào gà ở cổ tử cung. Bởi ở những vị trí này rất khó để xác định được mức độ loét niêm mạc do thuốc.
  • Sau 4 tiếng chấm thuốc, phải rửa sạch vùng da chấm thuốc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
  • Khi  mụn đã rụng, giữ vệ sinh sạch sẽ. Hãy thoa thuốc mỡ hoặc bôi cồn Povidon 10% được mua ở tiệm thuốc lên vị trí mụn mỗi ngày 1 lần để sát trùng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được nguy cơ bị nhiễm trùng cho bệnh nhân.
  • Nếu có cảm giác khó chịu trong quá trình điều trị, ngưng sử dụng cho đến khi thấy bình thường trở lại mới được dùng tiếp.
  • Với những mụn hay vết chai sần ở chân, khi đã lấy được mụn ra thì cần ngâm chân với nước muối khoảng 3 ngày, mỗi ngày một lần.
  • Nên pha loãng dung dịch Trichloactic acid để sử dụng, nếu dùng nó để điều trị mụn thịt.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Trichloactic acid. Để được cung cấp một cách chính xác hơn về liều lượng, công dụng, giá thuốc Trichloactic acid, vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Làm sao để tẩy vết chàm bẩm sinh?

Vết chàm bẩm sinh hay vết bớt bẩm sinh là một trong những đặc điểm ngoài da có thể xuất...

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng viêm da gây nên các triệu chứng khô rát, nứt...

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa: nguyên nhân và cách điều trị

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa là một trong những bệnh ngoài da đặc biệt ở phụ nữ. Tình trạng chàm...

bệnh chàm khô là bệnh gì

Chàm khô là một bệnh như thế nào? Bệnh có chữa được không?

Chàm thường được chia thành 2 dạng là chàm khô và chàm ướt, dựa vào đặc tính của những tổn...

Có thể điều trị bệnh chàm bằng những bài thuốc nam.

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam là giải pháp đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Đỗ đình phúĐỗ đình phú says: Trả lời

    Em chào bác sĩ. Em gặp một chút về nam khoa. Em cần bác sĩ tư vấn ạ. Em dạo này thấy cơ quan sinh dục có một số mụn nhỏ li ti quanh vành bao quy đầu. Vuốt vào thấy hơi rát. Như vậy là em bị sao ạ. Em không có quan hệ với ai khác ngoài vợ. Em thấy lo quá ạ.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *