Tazarotene: thành phần, công dụng và cách sử dụng đúng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Tazarotene được xem như một retinoid có tác dụng giúp điều trị các bệnh ngoài da. Cụ thể là tác động lên các tế bào da, giúp vùng bệnh có những cải thiện tích cực sau một thời gian sử dụng.

thuốc Tazarotene trị bệnh ngoài da
Bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Tazarotene khi điều trị các bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến, mụn trứng cá…

  • Tên hoạt chất: Tazarotene
  • Tên biệt dược: Avage®, Tazorac®, Fabior®
  • Phân nhóm: thuốc chuyên điều trị các bệnh ngoài da như (trị mụn, vẩy nến, viêm da tiết bã…)

Một vài điều nên biết về thuốc Tazarotene

Người bệnh rất hay được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc này nhưng có lẽ ít ai hiểu được cặn kẽ những thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, cách sử dụng… Chính vì vậy, hãy đọc kĩ những thông tin dưới đây:

1/ Công dụng

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì thuốc Tazarotene được xem như một loại retinoid, có tác dụng tương tự như vitamin A và giúp điều trị các triệu chứng của một số bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến, mụn trứng cá.

2/ Cơ chế hoạt động

Khi được tiếp xúc với những tổn thương trên da, hoạt chất Tazarotene sẽ chuyển thành axit cacboxylic cognate rồi liên kết với các thành viên của họ thụ thể axit retinoic. Nhờ đó mà các biểu hiện bệnh có sự cải thiện sau một thời gian sử dụng.

thuốc Tazarotene dạng gel
Dùng gel Tazarotene bôi ngoài da để điều trị khi bị bệnh vẩy nến

3/ Dạng bào chế

Thuốc được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như: thuốc bọt, gel thoa và kem bôi.

4/ Chống chỉ định

  • Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

5/ Cách sử dụng thuốc

Tùy theo dạng thuốc có các cách sử dụng khác nhau, cụ thể:

  • Kem bôi: rửa mặt thật sạch rồi sau đó lấy một lượng thuốc nhỏ bôi lên da vào buổi tối trước đi ngủ. Sau đó rửa mặt thật sạch vào sáng hôm sau.
  • Gel thoa: vệ sinh da thật sạch rồi dùng một lượng thuốc nhỏ bôi lên da. Chú ý massage nhẹ nhàng cho thuốc thấm vào da.
  • Thuốc bọt: rửa sạch vùng da cần điều trị, lau thật sạch. Sau đó cho một lượng thuốc bọt nhỏ lên lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng thuốc lên vùng da cần được điều trị cho đến khi thuốc tan hết.

6/ Liều dùng

Tùy theo từng trường hợp bệnh mà có cách sử dụng sao cho phù hợp. Bác sĩ sẽ thăm khám, xác định được tình trạng bệnh và chỉ định hướng sử dụng. Cụ thể có thể tham khảo từng liều dùng như sau:

thuốc Tazarotene dạng bọt
Bác sĩ cũng hay chỉ định dùng dùng Tazarotene dạng bọt khi bị một số bệnh ngoài da

# Người lớn

Với trường hợp điều trị mụn trứng cá thì nên dùng thuốc kem hoặc gel bôi: bôi lên da mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra có thể dùng thuốc bọt xoa lên da mỗi ngày 1 lần.

Trường hợp người dùng bị bệnh vảy nến thì nên dùng thuốc kem hoặc gel với tỉ lệ 0.05% và 0.1%. Mỗi lần dùng 1 lượng mỏng bôi vào da và dùng mỗi ngày 1 lần.

Ban đầu chỉ nên dùng với nồng độ khoảng 0.05% rồi sau đó tăng dần nồng độ để đáp ứng được nhu cầu điều trị bệnh.

# Trẻ nhỏ

Thường dùng liều ít hơn so với người lớn. Chưa có con số thống kê cụ thể về liều lượng sử dụng cho trẻ do cơ địa của trẻ còn yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Vậy nên trước khi dùng thuốc cho trẻ nên tham khảo thật kĩ ý kiến của bác sĩ điều trị.

7/ Cách bảo quản thuốc

Mỗi một loại thuốc có một cách bảo quản khác nhau, vậy nên để đảm bảo hiệu quả trước và trong quá trình sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Không sử dụng thuốc đối với các trường hợp sau:

  • Thuốc quá hạn sử dụng
  • Khi dùng thuốc có dấu hiệu ẩm mốc
  • Thuốc thay đổi màu

Tham khảo thêm: Thuốc Xamiol gel 15g: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Những điều mà người bệnh cần lưu ý khi dùng thuốc Tazarotene

Trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài việc dùng đúng chỉ định đã được đưa ra thì cũng cần phải lưu ý một vài điều như sau:

1/ Khuyến cáo khi sử dụng thuốc Tazarotene

Không nên dùng thuốc khi bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Hãy thông báo với bác sĩ để được chuyển sang dùng các loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang trong quá trình dùng các loại thuốc khác. Đó có thể là thuốc điều trị bệnh khác, thực phẩm chức năng hay bất cứ loại thảo dược nào.

Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cho trẻ em và người lớn tuổi.

2/ Những tác dụng phụ của thuốc dễ gặp phải

Người bệnh có khả năng gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Đó có thể là triệu chứng ngứa, nóng rát da, kích ứng, khô và bong tróc da.

Đừng chủ quan trước các tác dụng phụ vì nó có thể ngày càng trở nên trầm trọng và không thể nào kiểm soát được. Thay vào đó, bạn hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt nên gặp bác sĩ trong các trường hợp sau: lưỡi họng bị sưng lên, chóng mặt, khó thở…

3/ Tương tác thuốc

Thuốc Tazarotene có thể bị thay đổi tác dụng, gia tăng tác dụng phụ nếu dùng chung với các loại thuốc khác. Vì vậy nên thông báo với bác sĩ, dược sĩ về danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Ngoài ra còn có một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc bao gồm: sản phẩm vitamin A, một số loại mỹ phẩm, xà phòng, dầu gội…

Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản nhất về thuốc Tazarotene, ngoài ra trong quá trình dùng thuốc người bệnh có thể gặp phải những vấn đề khác chưa được nhắc đến trong bài viết. Lúc đó nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị để được tư vấn cặn kẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh vẩy nến thể giọt (Guttate): Biểu hiện, điều trị (tại nhà + thuốc)

Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), có khoảng 10% người bị vẩy nến phát triển thành bệnh...

Tìm hiểu cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam

6 cách chữa bệnh vảy nến bằng cây thuốc nam quanh nhà

Nếu bị vảy nến, bạn có thể điều trị bằng các loại cây thuốc nam như sâm đại hành, cây...

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa - Mẹo hay dân gian

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đây là biện pháp...

Vảy nến trên mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Vảy nến trên mặt là hiện tượng tăng sinh và viêm tế bào tại khu vực: lông mày, trán trên,...

Cây vòi voi chữa vảy nến có hết không? Cách dùng

Các triệu chứng của bệnh vảy nến dần được thuyên giảm nếu người bệnh biết đến bài thuốc từ cây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *