Thuốc kháng sinh Sulfamethoxazol

Sulfamethoxazol là một loại kháng sinh, được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phế quản,…

thuốc Sulfamethoxazol
Thuốc Sulfamethoxazol điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Tên hoạt chất: Sulfamethoxazol
  • Tên biệt dược: Gantanol
  • Phân nhóm: thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus, trị ký sinh trùng.

I. Thông tin về thuốc Sulfamethoxazol

1. Công dụng

Sulfamethoxazol có công dụng kiểm soát, điều trị hoặc phòng ngừa các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc này có phổ kháng khuẩn rộng nên tác động lên nhiều vi khuẩn gram âm và dương như Listeria monocytogenes, E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Enterobacter,… cùng các vi khuẩn kháng thuốc như Campylobacter, Enterococcus và vi khuẩn kỵ khí.

Sulfamethoxazol thường được chỉ định để điều trị các bệnh như:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu và sinh dục
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm kết mạc, đau mắt hột
  • Bệnh sốt rét

2. Cách sử dụng

Sulfamethoxazole nên được sử dụng đúng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Người bệnh không nên tự ý tăng liều, giảm liều hoặc sử dụng lâu hơn thời gian chỉ định vì sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Đồng thời, nên tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng lịch chỉ định mặc dù các triệu chứng nhiễm trùng đã thuyên giảm. Không nên ngừng thuốc đột ngột vì điều này có thể khiến nhiễm trùng tái phát.

Bạn nên uống thuốc này khi bụng đói, tốt nhất là một giờ trước khi ăn hay hai giờ sau khi ăn. Uống thuốc cùng với ly nước đầy, không nhai, nghiền nát hoặc phá vỡ viên thuốc.

3. Liều dùng

Liều lượng Sulfamethoxazol còn phụ thuộc vào bệnh lý cần điều trị, tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Cho nên người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể.

+ Người lớn

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn nhẹ đến trung bình: 2g uống một lần sau đó là 1g uống hai lần một ngày.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn nặng: 2g uống một lần sau đó là 1g uống 3 lần một ngày.
  • Viêm bàng quang: 2g uống một lần rồi uống 1g mỗi 6-12 giờ trong 3-7 ngày
  • Viêm kết mạc: 2g uống một lần rồi uống 1g mỗi 6-12 giờ trong 21 ngày.
  • Bệnh sốt rét: 2g uống một lần rồi uống 1g mỗi 8 giờ trong 7-10 ngày. Được sử dụng như biện pháp bổ trợ trong các trường hợp Plasmodium falciparum kháng chloroquine.
  • Viêm tai giữa: 2g uống 1 lần rồi sau đó uống 1g mỗi 6-12 giờ trong 10-14 ngày. Khuyến cáo dùng kết hợp với erythromycin hoặc trimethoprim.
  • Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma: 2g uống một lần rồi uống 1g mỗi 8 giờ trong 2-4 tháng.
  • Bệnh đau mắt hột: 2g uống một lần sau đó uống 1g mỗi 6-12 giờ trong khoảng 21 ngày.

+ Trẻ em trên 2 tuổi: liều lượng nên được bác sĩ xác định, nhưng không vượt quá 75mg/kg/24 giờ

+ Người bị suy thận:

  • CrCl <10 mL/phút: Nên dùng liều thông thường sau mỗi 24 giờ.
  • CrCl 10-30 mL/phút: Nên dùng liều thông thường sau mỗi 18 giờ.
liều dùng Sulfamethoxazol
Hãy thăm khám để bác sĩ chỉ định liều lượng Sulfamethoxazol phù hợp với tình trạng sức khỏe

4. Chống chỉ định và thận trọng

Không sử dụng Sulfamethoxazole nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Và để biết sử dụng thuốc này có an toàn không, bạn hãy thông báo với bác sĩ nếu như thuộc các trường hợp như:

  • Đang sử dụng thuốc, thảo dược, vitamin
  • Đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú
  • Sắp phẫu thuật
  • Suy gan, thận nặng

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc ẩm ướt. Nên giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Nếu tình trạng nhiễm trùng không được cải thiện hoặc tồi tệ hơn, người bệnh nên thông báo với bác sĩ.
  • Nên uống nhiều nước khi sử dụng thuốc này để tránh bị sỏi thận.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều, người bệnh nên nhận trợ giúp y tế để kiểm soát chất độc.
  • Không đưa thuốc của bạn cho người khác hoặc dùng chung thuốc dù tình trạng bệnh có giống nhau.

2. Tác dụng phụ

Sulfamethoxazol có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong đó tác dụng phụ phổ biến của thuốc này là rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, chán ăn) và phản ứng dị ứng da (phát ban, mề đay). Bên cạnh đó, Sulfamethoxazol cũng gây nên các phản ứng bất lợi, nghiêm trọng có thể dẫn đến sử vong như: hội chứng stevens johnson, hoại tử biểu bì độc hại, mất hạt bạch cầu, thiếu máu bất sản, rối loạn tạo máu, tăng bạch cầu ái loan,…

Khi nhận thấy triệu chứng này, bạn nên thông báo cho bác sĩ để điều trị và kiểm soát, ngăn ngừa nguy hiểm đến tính mạng.

3. Tương tác thuốc

Có một số loại thuốc sẽ tương tác với Sulfamethoxazol như:

  • Ibuprofen
  • Ciprofloxacin
  • Amoxicillin
  • Aspirin
  • Levaquin (levofloxacin)
  • Zyrtec (cetirizine)
  • Vitamin B12 (cyanocobalamin)
  • Vitamin C (axit ascobic)
  • Vitamin D2 (ergocalciferol)
  • Vitamin D3 (cholecalciferol)

Đây không phải danh sách đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Sulfamethoxazol. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, người bệnh nên nói cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc kê toa, không kê toa, vitamin và thảo dược mà bạn đang sử dụng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Sulfamethoxazol, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về liều dùng hoặc cách sử dụng thì người bệnh nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.

đặt tỏi trị viêm tai giữa

Nhét tỏi vào tai: Một biện pháp điều trị viêm tai giữa

Điều trị viêm tai giữa bằng cách nhét tỏi vào tai là một phương pháp được khá nhiều người áp...

Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?

Bệnh viêm tai giữa nếu kéo dài có thể chuyển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy...

2 cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản không ngờ

Với những người bị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ thì chỉ cần áp dụng các biện pháp điều...

Viêm tai giữa chữa mãi không khỏi do 5 sai lầm sau đây

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương bộ phận tai giữa. Nếu mắc sai...

Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn

Chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh tin tưởng và áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.