Thuốc Silodosin điều trị các triệu chứng bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Thuốc Silodosin được sử dụng để điều trị chứng u xơ tiền liệt tuyến, bao gồm các triệu chứng: Khó tiểu tiện, tiểu đau, tiểu dắt… Tùy vào từng đối tượng sử dụng mà thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau như tiêu chảy, chóng mặt, hạ huyết áp, cực khoái không thể xuất tinh… Do đó, để hạn chế mắc phải các tác dụng phụ, việc nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều vô cùng cần thiết.

Thuốc Silodosin điều trị u xơ tiền liệt tuyến
Thuốc Silodosin điều trị u xơ tiền liệt tuyến
  • Tên hoạt chất: Silodosin
  • Tên biệt dược: Rapaflo
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt
  • Dạng thuốc: Viên nang

I/ Thông tin thuốc Silodosin

1. Thành phần

Silodosin

2. Chỉ định

Silodosin là thuốc được sử dụng Silodosin để trị chứng u xơ tuyến tiền liệt. Bao gồm các triệu chứng như: Tiểu đau, tiểu rắt, tiểu khó…

3. Chống chỉ định

Thuốc Silodosin chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Mắc bệnh gan hoặc suy thận nặng
  • Đang điều trị bằng các loại thuốc boceprevir, ketoconazole, clarithromycin, cyclosporine, cobicistat, posaconazole, nefazodone, ritonavir, telithromycin, telaprevir, các loại thuốc chẹn alpha như prazosin.

4. Liều lượng sử dụng

Liều dùng thông thường của thuốc Silodosin được chỉ định là 8mg/lần/ngày. Uống sau bữa ăn. Ngoài ra, tùy vào thể trạng và tình hình bệnh lý mà các bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng để dùng cho phù hợp.

5. Cách dùng

  • Uống thuốc khi no.
  • Để dễ uống hơn, có thể mở viên nang và rắc bột thuốc nên một muỗng canh táo để dùng. Tuy nhiên, canh táo không nên quá nóng và phải mềm để sử dụng trong vòng 5 phút. Sau đó, uống thêm một ly nước mát. Ngoài canh táo, không nên rắc bột thuốc lên các loại thực phẩm khác để dùng.
  • Dùng Silodosin đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thuốc Silodosin có thể khiến bệnh nhân bị giảm huyết áp đột ngột, dẫn đến chóng mặt hoặc ngất xỉu. Với những người mới bắt đầu điều trị bằng thuốc này thì nguy cơ lại càng cao. Do đó, để tránh bị thương do tình trạng này gây ra, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc trước khi đi ngủ để cơ thể có thể làm quen dần với vấn đề này.
  • Loại thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt, không có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần đi khám để được tư vấn điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục uống thuốc ngay cả khi cơ thể có biểu hiện tốt hơn. Không được ngừng uống thuốc một cách đột ngột khi chưa thông báo với bác sĩ.
  • Không tự ý đem thuốc của mình cho người khác sử dụng, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Cần thông báo với các bác sĩ nếu việc điều trị bằng Silodosin không mang đến tác dụng tốt hoặc cảm thấy cơ thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh cất chúng ở những nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không dùng thuốc Silodosin đã hết hạn hoặc đã biến chất.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Silodosin

Sử dụng không đúng cách, thuốc Silodosin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng
Sử dụng không đúng cách, thuốc Silodosin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng

1. Tác dụng phụ

Tương tự như đa số các loại thuốc tây khác, Silodosin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. Thông thường, bệnh nhân sẽ gặp phải những vấn đề như sau:

  • Gây nên tình trạng cực khoái không xuất tinh
  • Hạ huyết áp, chóng mặt
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Ăn không ngon miệng
  • Hơi thở khó chịu
  • Thuốc Silodosin có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như dương vật không thể cương cứng hoặc đau đớn trong nhiều giờ.

Ngoài ra, Silodosin có thể gây ra nhiều vấn đề khác mà không được chúng tôi đề cập đến. Hãy trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

2. Thận trọng

Trước khi điều trị bằng Silodosin, cần thông báo với các bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý và tình trạng bệnh lý của bản thân. Đặc biệt, cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc Silodosin với các trường hợp dưới đây:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai, phụ nữ đang cho con bú.
  • Có tiền sử mắc các bệnh về huyết áp hoặc gan, thận, ung thư thư tuyến tiền liệt.
  • Được chỉ định điều trị đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật. Hoặc mắc các vấn đề khác về mắt.
  • Dị ứng với các loại thực phẩm hoặc thuốc khác.
  • Đang sử dụng các loại thuốc theo đơn hoặc không theo đơn khác để chữa bệnh.
  • Thuốc Silodosin có thể gây chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu. Do đó không được lái xe, vận hành máy móc sau khi uống thuốc.
  • Không nên uống rượu hoặc các đồ uống có cồn khác trong quá trình điều trị bằng Silodosin.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Silodosin có thể tương tác với các loại thuốc sau đây:

  • Các loại thuốc ức chế Phosphodiesterase ((Pildenafil)
  • Thuốc chẹn alpha (Prazosin)
  • Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh cao huyết áp
  • Thuốc kháng nấm nhóm Azole (Fluconazole, Ketoconazole,  Itraconazole)
  • Telithromycin
  • Cobicistat
  • Cyclosporine
  • Verapamil
  • Dutasteride
  • Paracetamol (acetaminophen)
  • Tamsasmin
  • Metoprolol Succinate ER (metoprolol)
  • Tylenol (acetaminophen)
  • Xarelto (Rivaroxaban)
  • MiraLax (polyethylen glycol 3350)
  • Aspir 81 (aspirin)
  • Ambien (zolpidem)

Ngoài ra, thuốc Silodosin có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác mà không được chúng tôi liệt kê. Vì tương tác thuốc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động hoặc làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bệnh nhân. Do đó, cần báo với các bác sĩ về những loại thuốc mà mình đang dùng, kể các loại vitamin và thảo dược.

4. Quá liều

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, cần mau chóng liên hệ với các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời khi thấy cơ thể có các biểu hiện quá mẫn như chóng mặt, ngất xỉu…

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Silodosin. Để được cung cấp chính xác hơn các thông tin về liều lượng, công dụng, giá thuốc Silodosin, vui lòng liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tin bài nên đọc:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.