Thuốc Rovas là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Rovas là thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn ở da, viêm màng não,… Liều dùng thuốc cho việc điều trị và điều trị dự phòng có sự khác nhau. Bạn có thể tham khảo bài viết để biết thêm một số thông tin về thuốc Rovas.

Thuốc Rovas là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, da,...
Thuốc Rovas là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, da,…
  • Tên biệt dược: Rovas 3M, Rovas 3M UI, Rovas 1,5M;
  • Tên hoạt chất: Spiramycin;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc Tai – mũi – họng;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Rovas

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Rovas là hoạt chất Spiramycin. Đây là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Loại hóa dược này có tác dụng tấn công vào các tế bào vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn tổng hợp protein. Từ đó dẫn đến tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.

Chất Spiramycin hấp thụ tương đối ở đường tiêu hóa.

Các thành phần còn lại của thuốc là những tá dược như:

  • Aerosil;
  • Tinh bột sắn;
  • Sodium starch glycolat;
  • HPMC;
  • PEG 6000;
  • Talc;
  • Magnesi stearat;
  • Ttitan dioxyd.

2. Chỉ định

Thuốc Rovas được chỉ định điều trị các bệnh sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp;
  • Nhiễm khuẩn da;
  • Nhiễm khuẩn sinh dục do vi khuẩn;
  • Điều trị dự phòng viêm màng não;
  • Điều trị dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh ở phụ nữ mang thai;
  • Điều trị dự phòng viêm khớp, thấp khớp ở bệnh nhân dị ứng penicilin.

3. Chống chỉ định

Thuốc Rovas không thích hợp để điều trị ở các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc có tiền sử mẫn cảm với spiramycin;
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc có tiền sử mẫn cảm với erythromycin.

4. Cách dùng

Thuốc Rovas được bào chế ở dạng viên nén bao phim, thích hợp khi dùng ở đường uống. Bệnh nhân uống thuốc Rovas với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

Nên uống thuốc trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ vì thức ăn có thể làm giảm tác dụng của chất spiramycin.

Thuốc Rovas điều trị nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp,... Bên cạnh đó, thuốc còn dùng để điều trị dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thai kỳ.
Thuốc Rovas điều trị nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp,… Bên cạnh đó, thuốc còn dùng để điều trị dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thai kỳ.

5. Liều dùng

Liều dùng điều trị bệnh

  • Số lượng: 1 viên/lần;
  • Số lần: 3 lần/ngày.

Liều dùng điều trị dự phòng viêm màng não

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 2 lần/ngày.

Liều dùng điều trị dự phòng nhiễm Toxoplasma

  • Số lượng: 1 viên/lần;
  • Số lần: 3 lần/ngày;
  • Thời gian điều trị: 3 tuần, sau đó ngưng thuốc 2 tuần và lặp lại.

6. Bảo quản thuốc

Người dùng nên bảo quản thuốc Rovas theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ẩm thấp;
  • Bảo quản thuốc ở nguyên vẹn trong vỉ khi chưa có nhu cầu sử dụng. Để thuốc tiếp xúc quá lâu với không khí bên ngoài sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn thuốc, ẩm mốc thuốc;
  • Để thuốc ở nơi xa tầm tay trẻ em;
  • Chỉ sử dụng và lưu trữ thuốc khi thuốc còn hạn sử dụng. Nếu thuốc đã hết hạn sử dụng, người dùng không nên tiếp tục lưu trữ thuốc.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Rovas

1. Thận trọng

Khi dùng thuốc Rovas, người dùng nên chú ý những điều sau:

  • Phụ nữ đang cho con bú nên ngừng sử dụng thuốc;
  • Thuốc chỉ dành cho người lớn và người trên 12 tuổi. Bệnh nhân nhỏ tuổi không nên dùng thuốc;
  • Cần lưu ý đến các tác dụng phụ của thuốc trong quá trình sử dụng.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Rovas có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

Thường gặp

  • Khó tiêu;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn và nôn mửa nhiều.

Ít gặp

  • Mệt mỏi;
  • Đè ép ngực;
  • Đổ mồ hôi;
  • Chảy máu cam;
  • Viêm kết tràng cấp;
  • Nổi mề đay;
  • Phát ban ngoài da;
  • Cảm giác nóng rát;
  • Nóng bừng;
  • Cứng cơ và cứng khớp nối;
  • Đau;
  • Lảo đảo;
  • Loạn cảm giác;
  • Dị cảm tạm thời.
Thuốc Rovas có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,...
Thuốc Rovas có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,…

3. Tương tác thuốc

Thuốc Rovas có tương tác với thuốc ngừa thai. Bạn nên kiêng dùng hai loại thuốc này với nhau. Thuốc Rovas sẽ làm mất tác dụng của thuốc ngừa thai.

4 Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Hiện nay, chưa có báo cáo cụ thể nào về nguy hại và triệu chứng khi dùng thuốc Rovas quá liều. Điều này không có nghĩa bạn có thể chủ quan dùng thuốc Rovas với liều lượng lớn hoặc lạm dụng thuốc. Nếu sử dụng thuốc quá liều và gặp các triệu chứng gây khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được giải quyết.

Viêm xoang trán: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Trong các thể viêm xoang thì viêm xoang trán là dạng thường gặp nhất. Người bị viêm xoang trán có...

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở không gian phía sau màng nhĩ. Bệnh có thể gây ảnh...

Bài thuốc chữa viêm xoang được nghiên cứu bài bản, hội tụ tinh hoa YHCT và khoa học hiện đại

Thông Xoang Khang Dược Trị Viêm Xoang Tận Gốc Từ 1-3 Tháng, Không Cần Nạo Xoang

Đau nhức xoang mũi, đau lên đỉnh đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, khó thở,... khiến bạn vô...

Bệnh viêm họng mãn tính: Chẩn đoán và cách điều trị

Đã tìm cách điều trị những viêm họng nhưng không hết, cơn đau họng kéo dài đã hơn một tháng,...

Polyp mũi ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ em là một trong số đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Phụ huynh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.