Risperidon là thuốc gì? Sử dụng cho các đối tượng nào?

Thuốc Risperidon có ái lực đối với thụ thể dopamine D2, serotonin 5-HT2, histamine H1 và adrenergic alpha 1. Loại thuốc này được dùng trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt, giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực, rối loạn hành vi ở người sa sút trí tuệ, tự kỷ ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

thuốc risperidone 1mg
Thuốc Risperidon được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt, tự kỷ ở trẻ em,…

  • Tên thuốc: Risperidon
  • Tên khác: Risperidone
  • Phân nhóm: Thuốc chống loạn thần

Những thông tin cần biết về thuốc Risperidon

1. Tác dụng

Risperidon là thuốc chống loạn thần loại benzisoxazol. Thuốc có ái lực đối với các thụ thể dopamine D2 và serotonin 5-HT2. Ngoài ra, Risperidon cũng gắn với thụ thể histamine H1 và adrenergic alpha 1.

Với khả năng đối kháng cân bằng giữa dopamine trung ương và thụ thể serotonin, thuốc có khả năng giảm nguy cơ gây tác dụng ngoại tháp.

Risperidon được hấp thu nhanh qua đường uống. Khả năng hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, vì vậy có thể sử dụng lúc bụng đói hoặc no. Risperidon được chuyển hóa qua men cytochrome P450 IID6, sau đó được thải trừ qua phân (14%) và qua đường tiểu (70%).

2. Chỉ định

Thuốc Risperidon được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các trạng thái cảm xúc tiêu cực như lo âu, tội lỗi, trầm cảm,… kết hợp với bệnh tâm thần phân liệt
  • Các dạng của tâm thần phân liệt (tâm thần phân liệt cấp tính tiến triển xấu, các dạng loạn thần, tâm thần phân liệt mãn tính)
  • Cải thiện các rối loạn hành vi ở người sa sút trí tuệ
  • Giai đoạn hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực
  • Điều trị rối loạn hành vi và cư xử
  • Tự kỷ ở thanh thiếu niên và trẻ em

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Risperidon cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân dùng quá liều barbiturate, rượu và thuốc phiện (hoặc thuốc giảm đau có thuốc phiện)

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Risperidon được bào chế ở dạng dung dịch uống và viên nén.

  • Dung dịch uống – 1mg/ ml
  • Viên nén – 1mg, 2mg, 3mg, 4mg

5. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc Risperidon ở đường uống và có thể dùng ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

thuốc risperdal 1mg giá bao nhiêu
Có thể sử dụng thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị loạn tâm thần ở người trưởng thành

  • Liều khởi đầu: 1mg/ 2 lần/ ngày
  • Tăng thêm 1mg/ ngày, vẫn dùng 2 lần/ ngày trong ngày thứ 2 và thứ 3
  • Tăng liều cho đến khi đạt được liều 3mg/ 2 lần/ ngày
  • Cẩn trọng khi tăng liều, nếu có dấu hiệu hạ huyết áp – cần phải giảm liều
  • Liều dùng tối đa: 4 – 6mg/ ngày
  • Sử dụng quá 6mg/ ngày không cho tác dụng cao hơn, đồng thời còn tăng nguy cơ gặp phải tác dụng ngoại ý.

Liều dùng thông thường cho bệnh nhân suy thận, suy gan và người cao tuổi

  • Liều khởi đầu: 0.5mg/ 2 lần/ ngày
  • Chỉ tăng liều khi có yêu cầu từ bác sĩ

Chưa có nghiên cứu về liều dùng cho trẻ em. Do đó không tự ý sử dụng thuốc cho đối tượng này.

6. Bảo quản

Bảo quản chế phẩm chứa Risperidon dạng viên nén và dung dịch trong nhiệt độ từ 15 – 25 độ C, tránh ánh sáng và nơi ẩm thấp.

7. Giá thành

Thuốc Risperidon dạng viên 1mg có giá bán từ 700 – 710.000 đồng/ Hộp 6 vỉ x 10 viên

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Risperidon

1. Thận trọng

Sử dụng liều 1mg/ 2 lần/ ngày ở người bình thường và 0.5mg/ 2 lần/ ngày cho người cao tuổi, suy gan/ thận có thể hạn chế được nguy cơ ngất xỉu và hạ huyết áp thế đứng.

thuoc risperidone chua benh gi
Cần giảm liều khởi đầu cho người bị hội chứng Parkinson, suy tim, bệnh mạch máu não,…

Ngoài ra, cần giảm liều khởi đầu cho bệnh nhân có hội chứng Parkinson, suy tim, bệnh mạch máu não, mất nước, đang áp dụng liệu pháp chống tăng huyết áp, tiền sử động kinh, xơ vữa động mạch nặng, rối loạn dẫn truyền, giảm lưu lượng máu và co cứng cơ.

Thuốc Risperidon không chỉ gây chóng mặt, buồn ngủ mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, suy nghĩ và phán đoán. Chính vì vậy, không nên lái xe hoặc thực hiện các hoạt động đòi hỏi mức độ tập trung cao khi đang sử dụng thuốc.

Không tùy tiện dùng Risperidon trong thời gian mang thai và cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tăng kích thích
  • Ngủ gà
  • Nhức đầu
  • Táo bón
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Tăng tiết nước bọt
  • Viêm mũi
  • Viêm xoang
  • Khó thở
  • Da khô
  • Nhịp tim nhanh
  • Giảm thị lực
  • Đau ngực
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn chức năng sinh dục
  • Chóng mặt
  • Lo âu
  • Triệu chứng ngoại tháp
  • Hội chứng Parkinson
  • Buồn nôn
  • Khó tiêu
  • Chán ăn
  • Đau nhức răng
  • Ho
  • Viêm họng
  • Ban da
  • Tăng tiết bã nhờn
  • Đau khớp
  • Hạ huyết áp tư thế
  • Đau lưng
  • Sốt
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Trầm cảm
  • Phản ứng tăng trương lực
  • Tăng dục tính
  • Khó khăn khi nói chuyện
  • Trạng thái sững sờ
  • Lú lẫn
  • Ỉa chảy
  • Viêm miệng
  • Khó nuốt
  • Viêm dạ dày
  • Co thắt phế quản
  • Thở rít
  • Trứng cá
  • Giảm huyết áp
  • Block nhĩ thất
  • Rối loạn điều tiết mắt
  • Giảm natri huyết
  • Tăng creatine phosphokinase
  • Tăng đường huyết
  • Mất kinh
  • Phát triển chứng vú to ở nam giới
  • Tiểu ra máu
  • Đau vú ở nữ giới
  • Chảy máu âm đạo
  • Ban xuất huyết
  • Rét run
  • Triệu chứng tương tự như bệnh cúm
  • Giảm tập trung
  • Lãnh đạm
  • Sảng khoái
  • Mất trí nhớ
  • Chóng mặt
  • Dị cảm
  • Đầy hơi
  • Tăng vị giác
  • Phân đen
  • Trĩ
  • Thở gấp
  • Viêm phổi
  • Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi
  • Rụng lông, tóc
  • Giảm huyết áp
  • Nhồi máu cơ tim
  • Khô mắt
  • Tăng hoặc giảm cân bất thường
  • Khát
  • Tiết sữa bất thường
  • Đau khi hành kinh
  • Đái dầm
  • Tiểu khó
  • Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu cam
  • Thiếu máu
  • Khó chịu

Một số tác dụng ngoại ý của thuốc Risperidon có thể gây tử vong, vì vậy cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

3. Tương tác thuốc

Tránh sử dụng Risperidon với những loại thuốc sau đây:

risperidone 2mg la thuoc gi
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Risperidon với Levodopa, Quinidin,…
  • Quinidin: Quinidin làm tăng tác dụng block nhĩ thất của thuốc Risperidon.
  • Thuốc chống tăng huyết áp: Sử dụng đồng thời với Risperidon làm tăng khả năng hạ áp.
  • Carbamazepin: Carbamazepin làm tăng tác dụng của thuốc Risperidon.
  • Rượu và thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Dùng kết hợp với Risperidon làm tăng tác dụng đối với hệ thần kinh. Vì vậy, cần giảm liều Risperidon nếu có ý định dùng phối hợp.
  • Levodopa: Risperidon có thể đối kháng với hoạt động của loại thuốc này.
  • Topiramate: Sinh khả dụng của thuốc Risperidon giảm khi sử dụng cùng lúc với Topiramate. Tuy nhiên tương tác này không làm thay đổi triệu chứng lâm sàng. Vì vậy có thể dùng đồng thời Risperidon với Topiramate.

4. Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng khi sử dụng thuốc Risperidon quá liều, bao gồm nhịp tim nhanh, buồn ngủ, hạ áp, co giật, an thần, kéo dài thời gian QT, ngưng tim hoặc hô hấp.

Xử lý: Trước tiên cần đảm bảo chức năng hô hấp, sau đó tiền hành rửa dạ dày và sử dụng than hoạt. Theo dõi chặt chẽ và tiến hành điều trị triệu chứng cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *