Thuốc Queitoz là thuốc gì?

Thuốc Queitoz là thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt và những cơn hưng cảm do rối loạn lưỡng cực. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với nhiều mức hàm lượng khác nhau.

Thuốc Queitoz điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
Thuốc Queitoz điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
  • Tên biệt dược: Queitoz-50 và Queitoz-200;
  • Tên hoạt chất: Quetiapin;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc tâm thần;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Queitoz

1. Thành phần

Thành phần chính trong thuốc Queitoz là hoạt chất Quetiapin bào chế dưới dạng Quetiapin fumarat. Hàm lượng của hoạt chất trong thuốc ở mức 50mg hoặc 200mg.

Bị mất ngủ suốt 10 năm bà Hoàng Thị Đức 63 tuổi - Hà Nội đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 2 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược quý [Tham khảo kinh nghiệm để ngủ ngon]

2. Chỉ định

Thuốc Queitoz được chỉ định để điều trị các bệnh sau:

  • Bệnh tâm thần phân liệt;
  • Các cơn hưng cảm do rối loạn lưỡng cực.

3. Chống chỉ định

Thuốc Queitoz không thích hợp điều trị ở các bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Cách dùng

Hoạt chất Quetiapin hấp thụ tốt nhất qua đường tiêu hóa. Do đó, thuốc Queitoz được bào chế ở dạng viên nén, thích hợp để uống trực tiếp. Bệnh nhân uống thuốc Queitoz với nước lọc hoặc nước sôi để nguội đều được. Không nên uống thuốc với các loại thức uống như rượu bia, cà phê,…

5. Liều dùng

Điều trị tâm thần phân liệt ở người lớn

  • Ngày đầu: 50mg/ngày;
  • Ngày thứ hai: 100mg/ngày;
  • Ngày thứ ba: 200mg/ngày;
  • Ngày thứ tư: 300mg/ngày;
  • Các ngày sau: 300 – 450mg/ngày, tùy vào thể trạng của người bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ.

Nên chia số lần uống thuốc Queitoz ra từ 2 đến 3 lần trong ngày. Chẳng hạn, nếu bạn dùng thuốc Queitoz loại 50mg, hãy uống thuốc như sau:

  • Ngày đầu: 1 viên/ngày;
  • Ngày thứ hai: 1 viên x 2 lần/ngày;
  • Ngày thứ ba: Sáng 2 viên, trưa 1 viên, tối 1 viên;
  • Ngày thứ tư: Sáng 2 viên, trưa 2 viên, tối 1 viên.

Điều trị cơn hưng cảm rối loạn lưỡng cực ở người lớn

  • Ngày đầu: 100mg/ngày;
  • Ngày thứ hai: 200mg/ngày;
  • Ngày thứ ba: 300mg/ngày;
  • Ngày thứ tư: 400mg/ngày;

Nếu bạn dùng thuốc Queitoz hàm lượng 50mg, hãy dùng thuốc với liều lượng như sau:

  • Ngày đầu: 1 viên x 2 lần/ngày;
  • Ngày thứ hai: Sáng 2 viên, tối 2 viên;
  • Ngày thứ ba: Sáng 2 viên, trưa 2 viên, tối 2 viên.
  • Ngày thứ tư: Sáng 3 viên, trưa 3 viên, tối 2 viên.
Thuốc Queitoz còn được bào chế với hàm lượng 200mg hoạt chất.
Thuốc Queitoz còn được bào chế với hàm lượng 200mg hoạt chất.

Điều trị bệnh ở người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, liều dùng thuốc Queitoz cần phải được bác sĩ xem xét và chỉ định. Thông thường liều dùng thuốc sẽ là:

  • Thời gian đầu: 25mg/ngày;
  • Thời gian sau: 50mg/ngày.

Ở trường hợp bệnh nhân suy gan và suy thận, người bệnh dùng thuốc tương tự như liều dùng của người cao tuổi.

Lưu ý, liều dùng của thuốc không áp dụng cho trường hợp trẻ em và người chưa đủ 18 tuổi. Bên cạnh đó, liều dùng thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho chỉ định của bác sĩ cá nhân.

6. Bảo quản thuốc

Nếu không bảo quản cẩn thận, thuốc Queitoz có thể sẽ bị hư hỏng và mất tác dụng trong việc điều trị. Hãy bảo quản thuốc Queitoz theo chỉ dẫn dưới đây:

  • Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, nhiệt độ môi trường không quá 30 độ C, không ẩm thấp;
  • Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ khi chưa sử dụng;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
  • Chỉ lưu trữ và sử dụng thuốc khi thuốc còn hạn sử dụng. Nếu thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng, ẩm mốc, bạn không nên tiếp tục sử dụng thuốc.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Queitoz

1. Thận trọng

Một số bệnh nhân sau cần cân nhắc trước khi dùng và thận trọng trong quá trình dùng thuốc Queitoz:

  • Người mắc bệnh tim mạch;
  • Người bệnh mạch máu não;
  • Người có chứng tụt huyết áp;
  • Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh đãng trí;
  • Bệnh nhân đái tháo đường có thể sẽ bị tăng đường huyết trong máu khi dùng thuốc;
  • Khi ngưng thuốc đột ngột, người dùng có thể gặp phải một số triệu chứng như: buồn nôn, mất ngủ,…

2. Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Queitoz, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Mệt mỏi;
  • Buồn ngủ;
  • Khô miệng;
  • Táo bón;
  • Nhịp tim đập nhanh;
  • Chóng mặt;
  • Khó tiêu;
  • Ngất;
  • Giảm bạch cầu;
  • Hội chứng an thần kinh ác tính;
  • Hoa mắt;
  • Viêm mũi;
  • Suy nhược nhẹ;
  • Đường huyết tăng;
  • Co giật;
  • Tay chân run rẩy;
  • Chứng cương dương.
Thuốc Queitoz gây ra một số tác dụng phụ bạn nên lưu ý khi dùng. Hãy thông báo với bác sĩ về những triệu chứng khi dùng thuốc để được xử lý kịp thời.
Thuốc Queitoz gây ra một số tác dụng phụ bạn nên lưu ý khi dùng. Hãy thông báo với bác sĩ về những triệu chứng khi dùng thuốc để được xử lý kịp thời.

Trên đây chỉ là một số tác dụng ngoài ý muốn thường gặp hoặc ít xảy ra mà một số nghiên cứu lâm sàng ghi nhận được. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc Queitoz có thể sẽ có biểu hiện ở những dạng khác. Do đó, bạn nãy báo cáo với bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng lạ khi dùng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Hiện nay chưa có báo cáo nào về phản ứng tương tác giữa thuốc Queitoz với các loại thuốc khác. Điều này không có nghĩa bạn có thể chủ quan kết hợp thuốc Queitoz với bất kỳ thuốc nào. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đồng thời thuốc Queitoz với những loại thuốc khác.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Khi dùng thuốc Queitoz quá liều, bạn có thể sẽ gặp phải những tình trạng như:

  • Mệt mỏi, lừ đừ;
  • An thần;
  • Nhịp tim đập nhanh;
  • Hạ huyết áp.

Nguy hại lớn nhất của việc dùng thuốc Queitoz quá liều đó là tử vong. Do đó, không nên lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc quá liều vì điều này ảnh hưởng và đe dọa đến sức khỏe của người dùng thuốc.

Chưa có ghi nhận về tương tác thuốc giữa Queitoz với các loại thuốc khác.
Chưa có ghi nhận về tương tác thuốc giữa Queitoz với các loại thuốc khác.

Hiện nay, chưa có chất giải độc từ hoạt chất quetiapin có trong thuốc Queitoz. Nếu sử dụng thuốc quá liều và bị ngộ độc, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Khi ấy, người bệnh sẽ được theo dõi và có đường thở oxy riêng biệt. Đội ngũ bác sĩ sẽ giám sát tình hình để tìm ra cách cứu chữa tốt nhất.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.