Thuốc Piascledine là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đối với các trường hợp bệnh nhân bị nha chu, viêm xương khớp thì bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Piascledine. Đây là thuốc có xuất xứ của Pháp và đang được lưu hành khá phổ biến ở Việt Nam. 

Thuốc Piascledine
Việc sử dụng thuốc Piascledine cần phải hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ
  • Dạng bào chế: viên nén
  • Phân nhóm: thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, điều trị bệnh xương khớp
  • Quy cách đóng gói: hộp 1 vỉ x 15 viên

Thông tin nên biết về thuốc Piascledine

Khi sử dụng thuốc Piascledine trong điều trị bệnh, chúng ta cần phải chú ý một vài điều như sau:

Thành phần

Thuốc gồm thành phần do dầu quả bơ và dầu đậu nành tạo nên. Ngoài ra còn có các tá dược khác trong vừa đủ một viên.

Tác dụng

Thuốc có rất nhiều tác dụng, chẳng hạn như hỗ trợ điều trị trong các bệnh nha chu, hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp, cao huyết áp và các triệu chứng mãn kinh.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Đồng thời không sử dụng cho trường hợp người bị suy gan suy thận.

Cách sử dụng và liều dùng

Thuốc được dùng sau bữa ăn sau khoảng 30 phút cùng một chút nước. Thông thường mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 1 viên. Thời gian dùng sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng.

Bảo quản thuốc

Thuốc được bảo quản trong hộp ở nhiệt độ phòng với nhiệt độ không quá 25 độ C. Đồng thời không được để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trước khi sử dụng nhớ xem kĩ thuốc có dấu hiệu bất thường gì không, còn hạn sử dụng hay không rồi mới được dùng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Piascledine

Để hạn chế những phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên chú ý một vài điều như sau:

Khuyến cáo khi dùng

  • Nhớ báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng thuốc.
  • Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cũng nên báo với bác sĩ, kể cả trường hợp có thai và đang cho con bú.
  • Thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả đó là thuốc không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng hay thuốc đông y.

Tác dụng phụ của thuốc

Ít có trường hợp gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, một số ít có thể bị đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân mà có thể gặp phải các biểu hiện bất thường. Các triệu chứng này thường rất khó kiểm soát nên đừng chủ quan mà hãy ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể bị thay đổi hoạt động hoặc làm thay đổi hoạt động khi dùng chung cùng một số loại thuốc khác. Điều này chỉ có những người có kiến thức chuyên môn mới có thể biết được. Chính vì vậy hãy báo cho bác sĩ, dược sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào. Đó có thể là thuốc không kê toa, thuốc đông y, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Bạn cần lưu ý dùng đúng và đầy đủ liều thì thuốc mới phát huy tối đa công dụng. Khi không may quên dùng thì nên dùng ngay qua liều tiếp theo mà không dùng gấp đôi để bù lại. Hiệu quả của thuốc không đổi khi dùng trễ từ 1-2 giờ. Với trường hợp dùng quá liều có thể gây ra những biểu hiện mà chúng ta không thể lường trước được. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp đúng đắn nhất.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Người bệnh nên ngưng dùng thuốc khi có phản ứng bất thường, khi dùng khoảng 10 ngày mà bệnh không có chuyển biến. Đồng thời trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định ngưng dùng để chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Hiện nay bạn có thể mua thuốc Piascledine 300mg tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá tham khảo từ 150.000đ đến 200.000 đồng cho một hộp gồm 15 viên.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ về thuốc Piascledine sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng mà thuốc có thể mang lại. Việc dùng thuốc chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những thông tin chính xác nhất.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.