Thuốc Omevin là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Omevin là thuốc ức chế bơm proton được sử dụng dưới dạng tiêm. Đây là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) – Việt Nam và thường xuyên góp mặt trong đơn thuốc của các bác sĩ chuyên khoa.

Omevin
Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Omevin

  • Tên hoạt chất: Omeprazol
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa, thuốc ức chế bơm proton
  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm bột đông khô

Thông tin về thuốc Omevin

1. Thành phần

Mỗi lọ thuốc tiêm bột đông khô Omevin dược bào chế từ 42,5mg dược chất Omeprazol natri (gần bằng 40mg Omeprazol). Quy cách đóng gói bao gồm 1 lọ bột và 1 ống dung môi; hộp 5 lọ; hộp 10 lọ.

2. Công dụng

Thuốc Omevin được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:

  • Trào ngược dịch dạ dày và thực quản cho những bệnh nhân có triệu chứng viêm nhiễm hoặc trào ngược nặng
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Loét dạ dày do thuốc NSAIDS gây nên
  • Dự phòng loét dạ dày tá tràng cho những bệnh nhân đang sử dụng thuốc NSAIDS
  • Hội chứng Zollinger – Ellison

3. Chống chỉ định

Thuốc Omevin chống chỉ định với những bệnh nhân:

  • Quá mẫn cảm với Omeprazol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Đang sử dụng những loại thuốc điều trị HIV có tác dụng kháng virus và ức chế các hoạt động của protease. Bao gồm: Saquinavir, Atazanavir, Nelfinavir…

4. Liều lượng và cách dùng

Thuốc Omevin được sử dụng thông qua đường tiêm tĩnh mạch.

Đối với dung dịch tiêm

Dung dịch tiêm Omevin được pha chế bằng cách kết hợp 5ml dung dịch NaCl 0,9% dùng đường tĩnh mạch và lượng Omeprazol có trong lọ chứa. Khi hòa tan, dung dịch sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt, không màu.

Cách sử dụng

  • Dung dịch pha nên được tiêm vào tĩnh mạch tối thiểu 3 phút
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng trong vòng 12 giờ sau khi pha xong. Tuy nhiên bệnh nhân nên dùng ngay để đảm bảo về mặt vi sinh
  • Bệnh nhân chỉ nên sử dụng ½ lượng dung dịch trên tổng thể tích pha tiêm nếu được bác sĩ chỉ định dùng 20mg/ngày/lần. Phần dung dịch tiêm còn lại nên bỏ và không tái sử dụng cho lần tiêm tiếp theo
  • Bệnh nhân không được sử dụng chung hoặc trộn dung dịch tiêm đã pha với những loại thuốc khác.
Liều lượng và cách sử dụng thuốc Omevin
Liều lượng và cách sử dụng thuốc tiêm bột đông khô Omevin

Đối với dung dịch tiêm truyền

Dung dịch tiêm truyền Omevin được pha chế bằng cách kết hợp dung dịch NaCl 0,9% và lượng Omeprazol có trong lọ chứa sao cho vừa đủ 100ml. Khi được pha dung dịch sẽ trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt. Do đó bệnh nhân có thể kiểm tra dung dịch bằng mắt thường để phát hiện những điều bất thường trước khi sử dụng.

Cách sử dụng

  • Dung dịch pha nên được tiêm truyền vào tĩnh mạch trong khoảng từ 10 – 15 phút
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng trong vòng 12 giờ sau khi pha xong. Tuy nhiên bệnh nhân nên dùng ngay để đảm bảo về mặt vi sinh
  • Bệnh nhân chỉ nên sử dụng ½ lượng dung dịch trên tổng thể tích pha tiêm nếu được bác sĩ chỉ định dùng 20mg/ngày/lần. Phần dung dịch tiêm còn lại nên bỏ và không tái sử dụng cho lần tiêm tiếp theo.

5. Bảo quản thuốc

Thuốc Omevin cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C. Ngoài ra tránh để thuốc trong toilet và những nơi ẩm ướt khác. Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm: Thuốc Pantogut là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Omevin

1. Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc tiêm bột đông khô Omevin hoặc những loại thuốc ức chế bơm proton khác, người bệnh cần thăm khám và loại trừ khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày nếu có. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng che lấp những triệu chứng sớm của ung thư và làm chậm quá trình chẩn đoán bệnh.

Khuyến cáo khi dùng thuốc Omevin
Khuyến cáo và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Omevin

Bên cạnh đó, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết và có sự chỉ định nghiêm ngặt từ bác sĩ
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng không được sử dụng thuốc trên 20mg/ngày
  • Người bệnh không nên sử dụng thuốc trong một thời gian dài hoặc sử dụng thuốc với liều lượng cao. Bởi thành phần trong thuốc có thể gây nên tình trạng viêm teo dạ dày
  • Trẻ em dưới 18 tuổi và người già nên thận trọng khi dùng thuốc. Bởi tính hiệu quả và độ an toàn đối với những đối tượng này chưa được xác định
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú chỉ nên dùng thuốc khi cần thiết và có sự chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Hãy thảo luận với bác sĩ về lợi ích và những bất lợi khi sử dụng loại thuốc này
  • Trước khi quyết định sử dung thuốc, người bệnh cần báo cho sĩ về tiền sử mắc bệnh và những bệnh lý ở hiện tại. Bởi thuốc có khả năng khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh trở nên xấu đi
  • Bệnh nhân cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược và các loại vitamin…
  • Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn quá mẫn cảm với Omeprazol hoặc đã từng bị dị ứng với những loại thuốc ức chế bơm proton.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Omevin, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Đau nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Hoa mắt
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Buồn nôn và nôn ói.

Ngoài ra người bệnh còn có khả năng gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc gọi đến Trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời nếu bạn gặp phải những dấu hiện sau:

  • Choáng váng, mất thăng bằng
  • Khô miêng
  • Nổi mề đây
  • Viêm da
  • Ngứa ngáy
  • Xuất hiện tình trạng phù mạch và phản ứng phản vệ
  • Tăng men gan
  • Vàng da
  • Suy gan
  • Buồn ngủ
  • Trầm cảm
  • Ảo giác
  • Rối loạn tâm thần
  • Dễ bị kích động
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Nữ hóa tuyến vú
  • Viêm miệng
  • Bệnh về đường tiêu hóa do nấm Candida gây nên
  • Bệnh lý về máu như: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ tế bào máu
  • Đau khớp
  • Đau cơ, yếu cơ
  • Rụng tóc
  • Hội chứng Stevens Johnson hoại tử biểu bì gây độc (TEN)
  • Viêm thận kẽ
  • Co thắc phế quản
  • Sốt
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Mờ mắt
  • Rối loạn vị giác
  • Phù ngoại biên
  • Giảm nồng độ natri có trong máu.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Omevin có khả năng tương tác những loại thuốc điều trị khác làm thay đổi các hoạt động của nhau. Đồng thời tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tương tác thuốc Omevin
Omevin có khả năng tương tác một số loại thuốc điều trị khác làm thay đổi hoạt động chữa bệnh và tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ

Do đó, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc sau:

  • Clomipramine
  • Phenytoin
  • Diazepam
  • Imipram
  • Imipramine
  • Saquinavir
  • Atazanavir
  • Nelfinavir.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn, bạn cũng cần chia sẻ với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược và các loại vitamin.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Đối với trường hợp người bệnh sử dụng thuốc quá liều khiến cơ thể xuất hiện nhiều phản ứng nghiêm trọng như chóng mặt, khó thở, bất tỉnh, nhịp tim nhanh bất thường… Hãy gọi ngay đến Trung tâm y tế hoặc đến ngay các bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần mang theo những loại thuốc mà bạn đang sử dụng để bác sĩ có thể xem xét và tìm ra hướng điều trị thích hợp.

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Đối với trường hợp bỏ lỡ một liều thuốc, người bệnh cần sử dụng thuốc ngay khi vừa nhớ ra. Tuy nhiên nếu khoảng cách hai liều quá gần với nhau, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp đúng với thời gian quy định.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc

Trong trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả công dụng mà khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra. Ngoài ra, cần ngưng sử dụng thuốc khi cơ thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ hoặc những phản ứng bất thường khác.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thành phần, công dụng và cách sử dụng thuốc Omevin. Tác dụng chữa bệnh của thuốc đến mỗi người là không giống nhau, do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp điều trị thay thế cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *