Thuốc Olopatadine: Công dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Olopatadine thuộc nhóm thuốc kháng Histamin, được dùng để khắc phục những triệu chứng khó chịu ở mũi bằng cách ngăn chặn sự giải phóng Histamine trong cơ thể.

Olopatadine
Thuốc Olopatadine trị triệu chứng hắt hơi, sổ mũi… do dị ứng theo mùa.

  • Tên gốc: Olopatadine
  • Tên biệt dược: Patanase ®
  • Phân nhóm: Thuốc kháng Histamine

Thông tin về thuốc Olopatadine

Nắm rõ thông tin Olopatadine để dùng thuốc đúng mục đích và liều dùng.

1. Tác dụng

Olopatadine là thuốc có chức năng kháng Histamine tự nhiên trong cơ thể, được dùng để giảm các triệu chứng hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt và nước mũi do dị ứng theo mùa. Thuốc được chỉ định cho đối tượng trên 6 tuổi. Ngoài ra, Olopatadine có thể được áp dụng cho các mục đích điều trị khác không được liệt kê trong hướng dẫn.

2. Thành phần

  • Olopatadine hydrochloride 665mg/100ml.
  • Thành phần không hoạt tính: anhydrous dibasic sodium phosphate, benzalkonium clorua (0,01%), edetate disodium dihydrat, natri clorua, axit clohydric hoặc natri hydroxit, nước tinh khiết.

3. Dạng và liều lượng

Olopatadine dạng xịt 6% .

4. Chống chỉ định

Chống chỉ định cho bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

5. Thận trọng

Trước khi dùng Olopatadine điều trị, cần lưu ý một số điều sau:

  • Olopatadine có thể khiến cho vấn đề về mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Thông báo ngay cho bác sĩ, chuyên viên y tế nếu xuất hiện triệu chứng: chảy máu cam không rõ nguyên nhân, loét trong mũi, chất nhầy có lẫn máu…
  • Olopatadine làm tăng ảnh hưởng của rượu và thuốc ức chế thần kinh trung ương (các loại thuốc ảnh hưởng đến sự tập trung như thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc gây mê bao gồm cả thuốc gây tê răng, thuốc động kinh…). Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang dùng bất kì loại nào trong những dược phẩm được liệt kê trên.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn nôn, mất tập trung. Nếu xuất hiện những biểu hiện trên, tránh không lái xe, sử dụng máy móc hay bất cứ điều gì cho đến khi Olopatadine hết tác dụng.
  • Hiện nay, chưa có nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lên phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

6. Cách sử dụng

Dùng Olopatadine đúng theo mô tả của nhà sản xuất hay chỉ định của bác sĩ. Hãy hỏi ngay dược sĩ hoặc người có chuyên môn khi gặp bất kì thắc mắc về cách sử dụng.

  • Hỉ mũi nhẹ và làm sạch mũi trước khi dùng thuốc.
  • Tháo nắp và kẹp an toàn bằng nhựa mờ.
  • Dùng ngón cái giữ phần đáy chai, dùng ngón giữa và ngón trỏ ấn phần cổ chai cho đến khi nhìn thấy làn sương mỏng, mịn thoát ra ngoài. Xịt thử 5 nhát cho lần dùng thuốc đầu tiên.
  • Cho đầu phun vào từng bên mũi, bấm nút và hít thở sâu, thay đổi luân phiên.
  • Lau sạch dụng cụ xịt mũi.
  • Dùng đúng số lần phun hay thời gian qui định được ghi trên nhãn dán.
  • Không dùng thêm liều hoặc tự động ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

7. Liều dùng

Thông tin sau chỉ cung cấp cho bệnh nhân liều dùng trung bình của Olopatadine. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân liều dùng phù hợp. Không lạm dụng thuốc điều trị trong thời gian dài.

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Mỗi lần xịt 2 nhát vào mũi, ngày xịt 2 lần.
  • Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Mỗi lần xịt một 1 nhát vào mũi, ngày xịt 2 lần.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: liều lượng dùng sẽ do bác sĩ định lượng.

8. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc trong hộp kín, tránh xa nơi nơi ẩm ướt và nơi có ánh sáng trực tiếp. Tuyệt đối không dùng lại thuốc khi thuốc có biểu hiện ẩm, mốc.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm: Thuốc Loratadine – Tác dụng, liều dùng và tương tác thuốc

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Olopatadine

Để dùng thuốc đúng cách, an toàn vả hiêu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin sau:

1. Tác dụng phụ của Olopatadine

Ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc tây sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc trên điều trị có thể kể đến:

  • Buồn ngủ
  • Đắng miệng
  • Đau đầu
  • Khô miệng, đau họng
  • Ho, hắt hơi, sổ mũi, các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.
  • Tăng cân
  • Buồn nôn
  • Đau bụng, tiêu chảy.

Ở một số đối tượng, có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn:

  • Chảy máu cam
  • Viêm loét mũi
  • Sốt,
  • Đau khi đi tiểu
  • Phát ban
  • Khó thở
  • Sưng môi, mặt, cổ họng…

Khi gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng trên, cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với chuyên gia y tế để tìm hướng giải quyết.

Những thông tin vừa liệt kê không phải là danh sách đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc. Liên hệ ngay với chuyên viên y tế nếu bạn phát hiện những biểu hiện bất thường khác sau khi dùng thuốc điều trị.

2. Tương tác thuốc

Olopatadine có thể tương tác với một số thuốc, làm tăng hay giảm hiệu quả của một số loại thuốc, mức độ tương tác còn phụ thuộc vào loại thuốc mà người bệnh sử dụng.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ nếu bạn đang dùng dược phẩm giảm đau nhóm opioid, thuốc giảm ho (như codein, hydrocodone ), thuốc ngủ, thuốc trầm cảm (như alprazolam , lorazepam , zolpidem), thuốc giãn cơ (như carisoprodol , cyclobenzaprine ), hoặc các thuốc kháng histamin khác (như cetirizine, diphenhydramine ) vì Olopatadine có thể gây buồn ngủ khi dùng kèm với các dược phẩm trên.

Bên cạnh dùng thuốc điều trị, việc sử dụng rượu hay thuốc lá cũng tăng tình trạng tương tác.

3. Cách xử lý khi dùng thiếu liều

Thiếu liều mặc dù không gây tác dụng tiêu cực đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh. Vì thế, hãy dùng thuốc ngay khi nhớ bỏ quên liều. Tuy nhiên, nếu thời gian khá gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều trên và dùng thuốc đúng lịch trình. Tránh tình trạng dùng gấp đôi liều.

4. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Khi xuất hiện biểu hiện tác dụng phụ nghiêm trọng vừa liệt kê bên trên, bệnh nhân cần ngưng thuốc, nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Olopatadine. Hy vọng thông tin trên cung cấp cho bạn kiến thức chính xác về thuốc để có thể sử dụng đúng cách và an toàn. Thuocdantoc không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Vẩy nến và béo phì: Tìm hiểu mối liên hệ giữa chúng

Bạn có biết rằng bệnh vẩy nến có liên quan chặt chẽ đến cân nặng của bạn. Theo thống kê...

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là gì ? Nhận biết và điều trị như thế nào ?

Bệnh Zona thần kinh hay còn được gọi với tên tiếng Anh là herpes zoster, là một loại bệnh nhiễm...

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì cho nhanh khỏi là thắc mắc nhiều phụ...

Mẹo thoa rượu chữa nổi mề đay theo dân gian

Thoa rượu chữa nổi mề đay không phải là biện pháp được khá nhiều người sử dụng. Dân gian thường...

Lác đồng tiền ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết và cách trị

Lác đồng tiền ở trẻ em là một dạng viêm da xảy ra phổ biến ở những trẻ có độ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *