Nizoral Cream có tác dụng gì, sử dụng như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nizoral Cream là loại thuốc chuyên trị nấm da và các bệnh da liễu khác. Thuốc Nizoral được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da, dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là một trong những loại thuốc mà các bác sĩ da liễu hay chỉ định.

nizoral cream
Thuốc Nizoral Cream chuyên dùng để điều trị nấm da

  • Tên gốc: ketoconazole
  • Tên biệt dược: Nizoral®
  • Phân nhóm:  thuốc diệt nấm và kí sinh trùng

Một vài thông tin nên biết về Nizoral Cream

Nhiều bệnh nhân vẫn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chứ chưa thật sự hiểu những tác dụng mà nó có thể mang lại. Trong khi việc hiểu những những thông tin cơ bản về thuốc là vô cùng quan trọng.

1/ Thành phần

Trong mỗi hộp kem Nizoral Cream sẽ bao gồm các thành phần sau: Ketoconazole, propylene glycolm, rượu cetyl, rượu stearyl, Propylene Glycol, Polysorbate 60, Polysorbate 80, Sorbitan Stearate, Myopropyl Myristate, Natri Sulphite khan (E221) và nước tinh khiết

2/ Chỉ định

Với thành phần chính là hoạt chất ketoconazole có tác dụng kháng nấm dùng điều trị bệnh nấm da. Ngoài ra còn có thể điều trị một số bệnh ngoài da theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3/ Dạng bào chế

Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi với thành phần ketoconazole là 2%.

4/ Chống chỉ định

Không chỉ định cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Trong đó nếu bị mẫn cảm với ketoconazole thì tuyệt đối không được sử dụng.

5/ Cách sử dụng thuốc

Do được bào chế dạng kem bôi nên việc dùng thuốc khá đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ rồi bôi thuốc đều lên vùng da bị thương tổn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhớ xoa nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu hơn vào da.

Chú ý cẩn trọng trong quá trình bôi thuốc, tránh không để thuốc dính vào mắt, mũi, miệng…

6/ Liều dùng

Tùy theo tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bệnh nhân mà sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp. Dưới đây là chỉ định được gợi ý trên bao bì:

# Người lớn:

Bị nấm ở chân thì dùng 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục trong khoảng 1 tuần. Nếu nặng hơn thì có thể dùng thêm vài ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nhiễm trùng: thoa kem lên da từ 1-2 lần mỗi ngày

# Trẻ em

Chưa có một chỉ định cụ thể nào về cách sử dụng thuốc cho trẻ em. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cho trẻ. Đồng thời cần phải theo dõi biểu hiện của trẻ trong suốt quá trình dùng Nizoral Cream, nếu có bất kì phản ứng bất thường nào thì cũng phải liên lạc với bác sĩ để có biện pháp xử lý.

7/ Bảo quản thuốc

Việc bảo quản thuốc rất quan trọng vì thuốc có thể bị biến chất, mất tác dụng nếu chúng ta không bảo quản đúng cách. Mỗi loại thuốc có một cách bảo quản khác nhau, chính vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thông thường, Nizoral Cream được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm thấp. Chú ý để nơi cao ráo, tránh xa vòng tay trẻ em. Không dùng thuốc đối với trường hợp thấy có dấu hiệu đổi màu, ẩm mốc…

Tham khảo thêm: Ecodax G 10g là thuốc gì? Cách dùng và liều lượng

Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng Nizoral Cream

Việc sử dụng thuốc đúng cách hết sức quan trọng, nhưng chúng ta cũng cần chú ý một vài điều như sau.

1/ Khuyến cáo khi sử dụng

Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc cho trường hợp này.

Thông báo với bác sĩ nếu dị ứng với các thành phần của thuốc để có phương án thay thế.

Kê ra những loại thuốc mà bạn đang dùng để bác sĩ, dược sĩ biết để đề phòng khả năng xuất hiện tác dụng phụ khi dùng chung.

2/ Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng Nizoral Cream không hoàn toàn an toàn với mọi trường hợp bệnh nhân, vẫn có thể xảy ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc.

Thông thường khi gặp tác dụng phụ hay xuất hiện các triệu chứng: ngứa da, da kích ứng, đau đầu, mắt sưng, đỏ…

Khi xuất hiện các phản ứng phụ, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3/ Tương tác thuốc

Dù sử dụng ngoài da những Nizoral Cream vẫn có thể tương tác với các loại thuốc khác. Chính vì vậy hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào.

tác dụng phụ của Nizoral Cream
Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng Nizoral Cream

Thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Tuyệt đối không được dùng rượu, chất kích thích trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

Người dùng cần dùng đúng theo liều lượng đã được chỉ định, nếu dùng ít thì không đủ khả năng chữa bệnh còn dùng nhiều thì cũng gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm. Vì vậy cần phải tìm hiểu biện pháp phù hợp để khắc phục khi gặp trường hợp quên liều và dùng quá nhiều.

Người bệnh cần chú ý quan sát các biểu hiện trong quá trình sử dụng Nizoral Cream, nên ngưng sử dụng khi:

  • Các triệu chứng có xu hướng nặng hơn
  • Dùng liên tục trong 4 tuần mà vẫn không có cải thiện.
  • Xuất hiện các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ,…

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Nizoral Cream mà chúng ta vẫn hay dùng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải thích cặn kẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

11 Cách Trị Bệnh Lác Đồng Tiền Tại Nhà Đơn Giản, Nhanh Khỏi

Bệnh lác đồng tiền gây ra những mảng tổn thương hình tròn sưng đỏ khiến bạn ngứa ngáy và mất...

Bị hắc lào nên bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

TOP 11 loại thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay – Dứt điểm bệnh

Fluconazole, Ketoconazol, Butenafine, Miconazole… là các loại thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay. Sử dụng thuốc tây không...

lác đồng tiền có để lại sẹo không

Lác đồng tiền (hắc lào) có để lại sẹo không?

Lác đồng tiền còn gọi là hắc lào - bệnh nhiễm trùng da do bào tử nấm phát triển quá...

Chữa hắc lào bằng nghệ – Mẹo tự nhiên mà hiệu quả

Chữa hắc lào bằng nghệ là mẹo tự nhiên không còn quá xa lạ với nhiều bệnh nhân. Bạn có...

bệnh hắc lào có tự khỏi được không

Bệnh hắc lào có tự khỏi được không, bao lâu thì hết?

Hắc lào là bệnh da liễu thường gặp xảy ra khi vi nấm phát triển không kiểm soát. Do bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *