Những điều cần biết khi dùng hồ nước bôi da cho trẻ sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hồ nước là tên gọi chung của các sản phẩm dung dịch được sử dụng trong chăm sóc da với thành phần chính là oxide kẽm, bột talc, glycerin, nước cất. Khi sử dụng hồ nước có một số lưu ý cần biết, đặc biệt là khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.

sử dụng hồ nước cho trẻ
Sử dụng hồ nước cho trẻ cần đúng cách

Thành phần và công dụng của hồ nước

1. Thành phần của hồ nước:

Dung dịch hồ nước là hỗn dịch

  • Zinc Oxide (Kẽm Oxit).
  • Calcium carbonate.
  • Glycerin.
  • Talc.
  • Nước cất.

2. Công dụng của hồ nước:

Hồ nước trong điều trị có một số công dụng chính bao gồm:

  • Giảm tình trạng viêm sưng, đau trên bề mặt da.
  • Cải thiện tình trạng ma sát da, tăng khả năng kháng khuẩn và bảo vệ trên bề mặt da tại những vị trí bị thương tổn.
  • Điều trị một số bệnh lý ngoài da như bệnh Eczema, viêm da, các triệu chứng dị ứng.

Những trường hợp có thể dùng hồ nước cho trẻ sơ sinh

Thông tin dưới đây mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, đơn thuốc và hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Hồ nước có tác dụng chính là làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm các phản ứng bất lợi trên bề mặt da. Thông thường hồ nước được sử dụng cho những trường hợp bệnh ngoài da cần làm dịu triệu chứng, giảm ngứa, làm sạch da trước khi dùng các thuốc điều trị chuyên biệt. Hồ nước có thể được chỉ định sử dụng cho một số trường hợp như:

1. Viêm da cơ địa

Là một bệnh ngoài da khá phổ biến, bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Tùy từng trường hợp mà trẻ có thể có các thể lâm sàng khác nhau. Có 3 giai đoạn phổ biến của bệnh viêm da cơ địa là giai đoạn cấp tính, bán cấp và giai đoạn mạn tính. Mỗi giai đoạn cần có hướng xử lý phù hợp.

Hồ nước là một trong những nhóm thuốc thường được dùng trong giai đoạn cấp tính, bán cấp để giúp làm mềm, dịu kích ứng trên da. Thông thường có thể dùng hồ nước cho trẻ khoảng 2 lần mỗi ngày hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

2. Côn trùng cắn – viêm da do côn trùng

Những trường hợp trẻ bị côn trùng đốt, cắn (kiến, ong, muỗi) hoặc ảnh hưởng bởi dịch tiết của côn trùng trên da (kiến ba khoang),… thì có thể áp dụng các dung dịch làm dịu vết thương, vết đỏ, giảm cảm giác rát bỏng do mụn nước.

Với trẻ nhỏ, việc điều trị viêm da do côn trùng không khó nhưng cần thận trọng, tốt nhất nên thực hiện tại các cơ sở y tế. Việc điều trị viêm da do côn trùng có thể thực hiện với nhiều loại dung dịch khác nhau, trong đó phổ biến là dung dịch hồ nước, dung dịch yarish, dung dịch hồ tetra – pred,… Ngoài ra nếu có nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thêm kháng sinh nếu cần thiết. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà thời gian điều trị của trẻ có thể dao động từ vài ngày đến 1 tuần.

3. Sử dụng trong trường hợp chàm da

Chàm da là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy bệnh chàm không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng về lâu dài có thể khiến cho da mất thẩm mỹ. Tùy theo mức độ kích ứng da, tình trạng thương tổn, đỏ da, chảy nước,… mà bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng hồ nước để vệ sinh, làm mềm da, kết hợp với các biện pháp giảm ngứa, giảm kích ứng trên bề mặt da. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng hồ nước kết hợp với các loại thuốc điều trị khác với liều dùng và thời gian sử dụng phù hợp.

Một số lưu ý trước khi dùng hồ nước cho trẻ

Trước khi sử dụng hồ nước cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo làn da của trẻ luôn được chăm sóc đúng cách:

  • Luôn vệ sinh vùng da của trẻ, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi hồ nước và các chế phẩm điều trị ngoài da cho trẻ.
  • Chỉ nên sử dụng hồ nước cho da của trẻ nhỏ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị, không nên tự ý sử dụng hồ nước cũng như bất kỳ loại thuốc bôi nào nếu chưa có chỉ định phù hợp.
  • Một số trường hợp trẻ nhỏ cần thực hiện thêm các xét nghiệm trước khi sử dụng hồ nước trên da để tránh các phản ứng bất lợi làm cho tình trạng tổn thương da nặng hơn.
  • Trước khi bôi trên diện rộng, bố mẹ nên bôi thử một lượng nhỏ trên một vùng da, nếu không có phản ứng thì mới bôi trên diện rộng.
  • Ngưng sử dụng hồ nước cho trẻ nếu như da có phản ứng dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sinh dục khiến da ở vùng kín bị viêm nhiễm, khô rát,  gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây...

Bệnh chàm sinh dục có lây truyền hay không bác sĩ?

Chàm sinh dục là tình trạng da khô, ngứa, nổi mụn nước, tróc vảy ở bộ phận sinh dục hoặc...

tìm hiểu về bệnh chàm khô nang lông

Bệnh chàm khô nang lông là gì bạn đã biết chưa?

Chàm khô nang lông là một trong những dạng của chàm (Eczema), bệnh gây ngứa và ảnh hưởng đáng kể...

Cách phân biệt bệnh chàm và hắc lào

Bệnh chàm và hắc lào khác nhau như thế nào?

Chàm và hắc lào đều là những căn bệnh da liễu phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có...

6 cách trị chàm môi theo dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, cách trị chàm môi theo dân gian cũng là một phương...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.