Thuốc Hydromorphon trị các bệnh ngoài da

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Những cơn đau sẽ được giảm bớt nhờ sử dụng thuốc Hydromorphon theo đúng những gì mà bác sĩ chỉ định. Đây là một trong những loại biệt dược được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị các bệnh ngoài da. 

thuốc Hydromorphon
Bác sĩ hay chỉ định dùng Hydromorphon để giảm đau khi bị các bệnh ngoài da

  • Tên biệt dược: Hydromorphon
  • Phân loại: thuốc giảm đau

Những thông tin nên biết về thuốc Hydromorphon

Một vấn đề mà người bệnh hay gặp phải là chưa hiểu rõ về thông tin cũng như công dụng của từng loại thuốc. Từ đó dẫn đến việc sử dụng chưa hợp lý và đúng cách. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua các thông tin sau

1/ Công dụng

Theo giới thiệu của các nhà khóa học thì hoạt chất trong thuốc Hydromorphon có  khả năng giảm những cơn đau trong thời gian ngắn. Với cơ chế hoạt động là tác động vào trong não để ức chế quá trình cảm nhận và đáp ứng những cơn đau mà người bệnh gặp phải.

2/ Dạng bào chế

Thuốc Hydromorphon được bào chế thành nhiều dạng với các hàm lượng khác nhau. Chẳng hạn như: thuốc lỏng, thuốc tiêm, thuốc bột pha tiêm, viên nén để uống… Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà người bệnh sử dụng dạng thuốc sao cho phù hợp.

3/ Cơ chế hoạt động

Loại thuốc này thuộc nhóm dẫn xuất phenanthren nhưng có tác dụng giảm đau lớn hơn cả morphin. Cụ thể, khi hoạt chất trong thuốc hoạt động sẽ liên kết với thụ thể mc-opioid trong hệ thần kinh. Nhờ đó mà các cơn đau giảm dần.

4/ Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không sử dụng cho bệnh nhân đang trong quá trình hồi sức, chấn thương đầu, hôn mê, suy gan nặng. Chú ý không dùng cho bệnh nhân đang cho con bú vì hoạt chất có thể bài tiết qua sữa mẹ làm ảnh hưởng đến em bé.

4/ Cách sử dụng thuốc và liều dùng

Tùy theo tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bệnh nhân mà có liều lượng và cách sử dụng thuốc sao cho phù hợp.

# Người lớn

Tùy theo dạng thuốc mà có các  liều lượng và cách sử dụng khác nhau. Cụ thể:

  • Dung dịch uống: dùng từ 2.5 đến 10ml mỗi lần và dùng cách nhau từ 3 đến 6 giờ
  • Dạng viên nén thì dùng từ 2 đến 4 mg và uống cách nhau từ 4 đến 6 giờ
  • Tiêm tĩnh mạch: dùng từ 0,2 đến 1mg cách nhau từ 2-3 giờ khi cần thiết
thuốc Hydromorphon dạng dụng dịch
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Hydromorphon dạng dung dịch để uống

# Trẻ em

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và đưa ra con số cụ thể. Chính vì vậy, việc sử dụng sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi xem xét và xác định được tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Việc dùng thuốc phải tham khảo và thực hiện theo đúng những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng. Nếu trong quá trình dùng có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng nên liên lạc với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

5/ Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong suốt quá trình điều trị. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để bảo quản hợp lý. Thông thường, người dùng nên để thuốc ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và tầm tay trẻ nhỏ. Đặc biệt không dùng thuốc khi hết hạn, có dấu hiệu đổi màu, ẩm mốc.

Tham khảo thêm: Thuốc Lincomycin – Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Hydromorphon

Việc dùng thuốc Hydromorphon khá phức tạp và có thể xảy ra khá nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy mà chúng ta phải tìm hiểu thật kĩ trước khi sử dụng thuốc.

1/ Khuyến cáo dành cho bệnh nhân khi dùng thuốc Hydromorphon

  • Thông báo với bác sĩ nếu đã có tiền sử dị ứng Hydromorphon cũng như bất cứ loại thuốc nào trước đây.
  • Báo với bác sĩ danh sách các loại thuốc đang sử dụng để tránh tình trạng không tương thích giữa các loại thuốc. Trong đó nên đặc biệt chú ý các loại thuốc: buprenorphine, butorphanol, điều trị bệnh tăng nhãn áp, thuốc isocarboxazid…
thuốc Hydromorphon dạng dung dịch
Bác sĩ có thể dùng thuốc Hydromorphon tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân
  • Thông báo khi gặp các vấn đề về tiêu hóa như: tắc nghẽn dạ dày, tiêu hóa kém…
  • Phụ nữ khi cho con bú cũng nên thông báo cho bác sĩ vì loại thuốc này được khuyến cáo không sử dụng cho đối tượng này. Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc khác.

2/ Tác dụng phụ của thuốc

Có rất nhiều tác dụng phụ mà chúng ta có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc như: phát ban, sưng lưỡi, sưng họng,… Ngoài ra còn có thể gặp phải hàng loạt các dấu hiệu khác như: đỏ da, buồn nôn, ngứa, ra mồ hôi.

Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường, nhất là đối với những trường hợp gặp phải các biểu hiện: thở yếu, co giật, nhịp tim mạnh, có dấu hiệu ngất xỉu…

3/ Tương tác thuốc

Thuốc có thể tác dụng với một số loại thuốc khác làm ảnh hưởng đến khả năng điều trị và làm gia tăng sự xuất hiện của tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh cần nêu rõ những loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ được biết. Một số loại thuốc có thể tương tác với Hydromorphon mà chúng ta nên biết: albuphine, pentazocine, naltrexone…

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc nên ăn gì và không nên ăn gì khi dùng thuốc Hydromorphon. Đặc biệt việc dùng rượu bia và các chất kích thích có thể ức chế hoạt động của loại thuốc này.

Người bệnh có thể gặp phải rất nhiều vấn đề trong suốt quá trình sử dụng thuốc, chính vì vậy mà chúng ta luôn phải biết mình cần phải làm gì trước những vấn đề có thể xảy ra.

Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc trong trường hợp các dấu hiệu bệnh nặng hơn, những cơn đau có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn.

Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản nhất về công dụng cũng như cách sử dụng thuốc Hydromorphon. Còn rất nhiều vấn đề khác mà người bệnh có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được giải đáp những thắc mắc cũng như được tư vấn cách sử dụng thuốc hợp lý nhất.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục

Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng với điều kiện thời...

7 thuốc chống rụng tóc – Giúp phục hồi, mọc lại nhanh nhất

Nếu các phương pháp điều trị thông thường không có khả năng phục hồi chân tóc và điều trị tóc...

Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh?

Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? Việc kết hợp phương pháp chữa...

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc bé

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và...

Nhờ đặc tính chống viêm và làm sáng da mà nghệ được sử dụng là phương pháp chữa rạn da tự nhiên

Bỏ túi 9 cách chữa rạn da bằng phương pháp tự nhiên cực hay

Rạn da là tình trạng da bị biến đổi nhanh chóng xuất hiện các vết rạn màu đỏ hoặc màu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *