Thuốc Naphazolin là thuốc gì?
Thuốc nhỏ mắt Naphazolin thuộc nhóm thuốc điều trị mắt và tai mũi họng. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng trong những trường hợp xốn mắt, đỏ mắt kèm theo chảy nhiều nước mắt, có cảm giác rát bỏng ở mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm ướt và làm trong mắt.
- Nhóm thuốc: Thuốc điều trị mắt và tai mũi họng
- Tên biệt dược: Iridina Due, Daigaku, Icool
- Dạng bào chế: Thuốc nhỏ mắt
Thông tin về thuốc Naphazolin
1. Thành phần
Thuốc Naphazolin là sự kết hợp giữa hoạt chất Naphazoline hydrochloride và lượng tá dược vừa đủ trong một lọ dung dịch nhỏ mắt.
2. Công dụng
Thuốc Naphazolin có tác dụng điều trị những trường hợp liên quan đến mắt gồm: Xốn mắt, đỏ mắt kèm theo chảy nhiều nước mắt, có cảm giác rát bỏng ở mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị chảy nước mắt do cảm lạnh, kích ứng hoặc dị ứng mắt do đeo kính áp tròng, tiếp xúc với khói bụi hoặc nước trong hồ bơi. Đồng thời giúp làm ướt và làm trong mắt.
Thuốc Naphazolin thuộc dạng chất kích thích thần kinh giao cảm (hay còn gọi là chủ vận thể alpha). Thuốc có khả năng tác động lên mắt làm giảm tình trạng sung huyết.
3. Chống chỉ định
Thuốc Naphazolin chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Naphazoline hydrochloride hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Những người có tiền sử hoặc đang bị tăng nhãn áp góc đóng hoặc góc đóng không tăng nhãn áp.
4. Cách dùng và liều lượng
Cách dùng
Nhỏ trực tiếp thuốc Naphazolin vào mắt.
Liều lượng
Liều dùng thuốc thông thường ở người lớn và trẻ em
- Liều khuyến cáo: Nhỏ vào mắt từ 1 – 2 giọt/lần cách nhau mỗi 3 – 4 giờ.
Lưu ý:
- Người bệnh không nên sử dụng thuốc liên tục quá 4 ngày
- Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý, đáp ứng và phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa đề ra, liều dùng thuốc Naphazolin ở mỗi người có thể thay đổi.
5. Bảo quản
Người bệnh cần bảo quản thuốc Naphazolin tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Bạn cần tránh để tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao. Ngoài ra, người bệnh cần đậy kín nắp thuốc sau khi sử dụng.
6. Giá thuốc
Thuốc Naphazolin đang được bán với giá 7.000 VNĐ/hộp x 1 lọ 5ml.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Naphazolin
1. Khuyến cáo khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc Naphazolin, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Bệnh nhân bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, cường giáp, tăng đường huyết không được khuyến cáo sử dụng thuốc Naphazolin. Bởi lượng tá dược trong thuốc có khả năng tác động. Đồng thời khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
- Người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Naphazolin. Khi đó các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bạn. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh gặp nguy hiểm
- Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần sử dụng thuốc Naphazolin theo hướng dẫn và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, trước khi quyết định sử dụng thuốc, bạn cần chắc chắn rằng những lợi ích mà thuốc mang lại cao hơn bất kỳ tác dụng ngoại ý nào có thể xảy ra
- Trẻ em cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc Naphazolin
- Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Naphazolin. Đồng thời đến bệnh viện để khám lại khi bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 ngày sử dụng thuốc.
2. Tác dụng phụ
Trong thời gian sử dụng thuốc Naphazolin, người bệnh có thể mắc phải những tác dụng phụ nghiêm trọng sau:
Tác dụng phụ thường gặp
- Dãn đồng từ.
Tác dụng phụ hiếm gặp
- Tăng huyết áp
- Tăng đường huyết
- Rối loạn tim mạch
- Buồn nôn và nôn ói
- Tăng nhãn áp
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Có cảm giác rát nhẹ ở mắt
- Thay đổi thị lực
- Tình trạng đỏ mắt vẫn tiếp tục diễn ra hoặc ngày càng trở nên nặng thêm
- Phản ứng dị ứng: Phát ban da, khó thở, vùng mặt, môi, lưỡi và họng có dấu hiệu sưng to, ngứa ngáy.
Người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời thông báo với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cách xử lý phù hợp khi bạn mắc phải một trong những tác dụng phụ nêu trên.
3. Tương tác thuốc
Thuốc Naphazolin có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này làm thay đổi hoạt động chữa bệnh của những loại thuốc. Đồng thời làm gia tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng gây nguy hiểm.
Naphazolin tương tác với những loại thuốc điều trị sau:
- Những loại thuốc chống trầm cảm: Maprotiline, milnacipran, nortriptyline, venlafaxine, amitriptyline, clomipramine, doxepin, duloxetine, imipramine, clomipramine, desipramine, desvenlafaxine.
- Chất ức chế MAO: Selegilin, tranylcypromin, linezolid, phenelzine, rasagiline, furazolidone, isocarboxazid.
- Thuốc chứa dẫn chất của Ergot: Ergonovine, methylergonovine, ergotamine, dihydroergotamine.
4. Quá liều và cách xử lý
Triệu chứng
Khi sử dụng tại chỗ với liều quá cao hoặc uống nhầm thuốc Naphazolin, người bệnh sẽ bị ngộ độc. Tình trạng ngộ độc này có thể gây ức chế thần kinh trung ương, vã mồ hôi, giảm thân nhiệt, nhịp tim chậm, tăng huyết áp sau đó hạ huyết áp, buồn ngủ và hôn mê.
Xử lý
Chủ yếu hỗ trợ và điều trị những triệu chứng.
Khi sử dụng thuốc Naphazolin quá liều hoặc uống nhầm thuốc khiến cơ thể bị sốc, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gọi đến trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời, tránh gây nguy hiểm.
Thuốc Naphazolin có khả năng khắc phục tốt những bệnh lý về mắt. Tuy nhiên bên cạnh hiệu quả chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ liều dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn mang lại hiệu quả điều trị cao và tránh gây nguy hiểm.
Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Naphazolin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin về thuốc trước khi quyết định sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh viêm bờ mi mắt: Nguyên nhân và cách điều trị
- Tobradex là thuốc gì? Liều dùng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!