Thuốc Tobradex là thuốc gì?
Thuốc Tobradex được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Đây là loại thuốc kháng sinh được chỉ định để điều các chứng nhiễm trùng ở mắt cho cả người lớn và trẻ em. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị.
- Tên hoạt chất: Tobramycin
- Tên biệt dược: Tobradex®
- Phân nhóm: Thuốc điều trị mắt, tai mũi họng
- Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắt, Thuốc mỡ tra mắt
I. Những thông tin cần thiết về thuốc Tobradex
1. Thành phần thuốc
Thành phần chính có trong thuốc Tobradex là hoạt chất Tobramycin, Dexamethasone và các thành phần tá dược khác.
2. Chỉ định
Thuốc Tobradex là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về mắt do các vi khuẩn gây ra hoặc một số bệnh lý về mắt như: viêm màng bồ đào trước, mắt bị tổn thương giác mạc do hóa chất, bức xạ nhiệt, dị vật nội nhãn hoặc dùng sau khi phẫu thuật mắt.
3. Chống chỉ định
Thuốc Tobradex chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng thuộc các trường hợp dưới đây:
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc
- Nhiễm trùng virus hoặc nấm ở mắt: Herpes, Varicella, Vaccinia
- Nhiễm trùng Mycobacteria ở mắt
Ngoài ra còn một vài đối tượng khác không được chúng tôi cập nhật đầy đủ tại đây. Chính vì thế, bạn đọc không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
4. Dạng bào chế và hàm lượng
Thuốc Tobradex được bào chế ở dạng dung dịch nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt với thành phần và hàm lượng cụ thể như sau:
+ Mỗi ml dung dịch nhỏ mắt Tobradex gồm:
- Tobramycin 3 mg
- Dexamethasone 1 mg
+ Mỗi gram thuốc mỡ Tobradex gồm:
- Tobramycin 3 mg
- Dexamethasone 1 mg
5. Hướng dẫn sử dụng thuốc Tobradex
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh hoặc người dùng thuốc cho người bệnh cần vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn.
Đối với mỗi dạng thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thuốc Tobradex dạng dung dịch nhỏ mắt thuốc mỡ, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị.
Hướng dẫn sử dụng dung dịch nhỏ mắt
- Lắc nhẹ lọ thuốc theo hướng thẳng đứng để dung dịch trong thuốc tan đều.
- Mở nắp lọ thuốc.
- Người bệnh có thể nhỏ thuốc ở tư thế ngồi hoặc nằm, đầu hơi ngửa ra sau, kéo mí mắt dưới xuống để tạo ra một túi nhỏ.
- Đặt ống thuốc lộn ngược xuống, giữ cho vòi thuốc gần mắt một đoạn 1 – 2 cm.
- Bóp nhẹ lọ thuốc để đẩy dung dịch ra ngoài theo từng giọt. Nhỏ vào mỗi bên mắt 1 – 2 giọt.
- Nhắm nhẹ mắt lại khoảng 30 – 60 giây để thuốc thấm sâu vào trong mắt. Đặt ngón tay trỏ vào trong góc mắt khoảng 30 giây để chặn thuốc chặn xuống mũi và họng.
- Dùng khăn giấy lau sạch vòi thuốc và đậy nắp an toàn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ mắt
- Người bệnh có thể dùng thuốc ở tư thế nằm hoặc ngồi, đầu hơi ngẩn lên cao.
- Tháo nắp an toàn ra khỏi thuốc.
- Bóp nhẹ thuốc để lấy một lượng thuốc dài khoảng 1 – 1,25 cm.
- Dùng ngón trỏ nhẹ nhàng kéo mí mắt dưới xuống và đưa thuốc vào túi mắt. Lưu ý, không để đầu ống thuốc đặt trực tiếp lên mắt
- Nhắm mắt từ từ và giữ chặt mắt trong vòng 1 – 2 phút để thuốc thấm sâu vào bên trong.
- Nếu có lượng thuốc thừa ra khỏi mắt, bạn nên dùng khăn giấy lau nhẹ nhàng
6. Liều lượng
Nhằm đảm bảo được việc điều trị bằng thuốc Tobradex đạt được kết quả như mong muốn, bạn đọc cần sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Kiểm tra thông tin thuốc cũng như hạn sử dụng trước khi dùng.
THUỐC NHỎ MẮT
+ Liều thông thường cho người lớn:
- Dùng 1 – 2 giọt vào mỗi bên mắt bị nhiễm trùng mỗi 4 – 6 giờ. Lộ trình sử dụng 14 – 24 ngày.
- Liều lượng có thể tăng lên 1 – 2 giọt vào mỗi bên mắt mỗi hai giờ, trong vòng 24 – 48 giờ.
- Liều dùng tối đa: Không vượt quá 20 ml.
+ Liều thông thường cho trẻ em:
- Liều dùng cho trẻ em trên 2 tuổi: Sử dụng liều như liều của người lớn
- Trẻ dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi: Chưa được nghiên cứu chứng minh và xác định mức độ an toàn cho trẻ em. Tham khảo ý kiến cho bác sĩ trước khi sử dụng.
THUỐC MỠ
+ Liều thông thường cho người lớn:
- Bóp nhẹ tuýt thuốc để lấy một lượng 1 – 1,25 cm để bôi vào mắt.
- Mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần.
+ Liều thông thường cho trẻ em:
- Liều dùng cho trẻ em trên 2 tuổi: Sử dụng liều như liều của người lớn
- Trẻ dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi: Chưa được nghiên cứu chứng minh và xác định mức độ an toàn cho trẻ em. Tham khảo ý kiến cho bác sĩ trước khi sử dụng.
7. Bảo quản thuốc
Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau, thuốc Tobradex cũng không phải ngoại lệ. Bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc bảo quản thuốc. Thông thường thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Không cất trữ thuốc trong tủ lạnh. Thuốc cần được đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng để được dùng lâu dài, tránh vi trùng xâm nhập.
Trước khi sử dụng, bạn cần phải kiểm tra hạn sử dụng được in trên bao bì. Không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng, hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng, thuốc chuyển màu. Bạn không được tự ý vứt bỏ thuốc vào sọt rác, bồn cầu hay cống rãnh. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để có cách xử lý thuốc đúng cách.
II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tobradex
1. Khuyến cáo khi sử dụng
Ngoài việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng cách, người bệnh cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:
- Không điều trị thuốc Tobradex trong thời gian dài, thuốc có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn.
- Không sử dụng thuốc cho các đối tượng đã được chúng tôi liệt kê ở mục chống chỉ định.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi. Giới dược lý hiện đại chưa đưa ra kết luận về mức độ an toàn cho trẻ em.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai. Thuốc có thể truyền sang con nhỏ thông qua nhau thai.
- Phụ nữ đang trong quá trình cho con bú cần cân nhắc giữa việc dùng thuốc và cho con bú, bởi thuốc có thể làm hại cho trẻ nhỏ thông qua việc cho bú. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi dùng.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc Tobradex mà người bệnh có thể mắc phải như:
- Kích ứng
- Ngứa mắt, mắt đỏ
- Mờ mắt
- Ngứa mí mắt, sưng mí mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Tăng nhãn áp
- Tổn thương thần kinh mắt
- Đục thể thủy tinh
Nhưng không phải tất cả người dùng đều mắc phải các triệu chứng trên. Song, người bệnh cũng không nên quá lo lắng khi gặp phải các triệu chứng trên. Những tác dụng phụ thông thường có thể bị tiêu biến sau một vài ngày. Để đảm bảo sức khỏe của bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào, người bệnh nên gặp bác sĩ để được theo dõi và đưa ra lời khuyên điều trị kịp thời.
3. Tương tác thuốc
Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc Tobradex đồng thời với các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Không chỉ gây phản tác dụng thuốc Tobradex mà còn có thể làm gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh gặp phải các biến chứng xấu không mong muốn xảy ra, người bệnh nên nói cho bác sĩ được biết đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng, kể cả các loại thuốc đặc hiệu, thực phẩm chức năng, vitamin, thảo dược. Đặc biệt các loại thuốc steroid như Prednison (Deltasone, Orasone,…).
4. Thuốc Tobradex được bán với giá bao nhiêu?
Thuốc Tobradex là sản phẩm của công ty S.A Alcon Couvreur N.V – Bỉ sản xuất và phân phối rộng rãi trên thị trường. Bạn đọc có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc Tây hay các cơ sở y tế với mức giá tham khảo dưới đây. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo chưa, có thể có sự chênh lệch lên xuống tùy vào thời điểm mua hoặc địa chỉ bán.
- Thuốc mỡ Tobradex 3,5 gram giá 57.000 đồng/ tuýt
- Thuốc nhỏ mắt Tobradex 5 ml giá 48.000 đồng/ lọ
Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết, có thể giúp ích được cho bạn đọc biết thêm những thông tin về thuốc cũng như công dụng điều trị của chúng. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Do đó, bạn đọc nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Betaphenin: Công dụng, cách dùng và thận trọng
- Cloramphenicol là thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Phụ nữ cho con bú dùng được không thưa bác sĩ
Phụ nữ cho con bú dùng đc ko bác sĩ
Có được bôi TobraDex lên vết khâu mí mắt không bs? Cháu phẫu thuật cắt mắt hai mí ạ.