Thuốc Methionine có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào?

Methionine là một trong hai axit amin có chứa lưu huỳnh, có chức năng tham gia cấu tạo protein trong cơ thể. Methionine thường dùng trong điều trị ngộ độc acetaminophen. Thuốc cũng được dùng như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các mô bị tổn thương. 

thuốc Methionine
Methionine là một axit amin có chứa lưu huỳnh, có chức năng tham gia cấu tạo protein trong cơ thể.

Bài thuốc chữa bệnh gan Bảo nam Ích can thang đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, suy giảm chức năng gan, u gan lành tính,...) thoát khỏi bệnh một cách nhanh chóng và triệt để nhờ thành phần dược liệu đặc trị cùng cơ chế tác động chuyên sâu, tận gốc. Bài thuốc được người bệnh đánh giá rất tốt và truyền tai nhau lựa chọn ngày càng nhiều.
  • Tên thông thường: methionine
  • Tên gọi khác:  DL-Méthionine, DL-Methionine, L-Methionine, L-Méthionine, Méthionine, L-2-amino-4-(methylthio) butyric acid, Metionina.
  • Tên hoạt chất: Methionine.

Những thông tin cần biết về thuốc Methionine

1. Methionine là gì?

Methionine là một axit amin. Axit amin là thành phần tham gia cấu tạo protein trong cơ thể. Bình thường, khi ăn các loại thực phẩm giàu đạm (protein) như trứng, cá, sữa…, các protein này sẽ được dịch của axit dạ dày phân hủy thành các phân tử axit amin. Các axit amin này lại được tổng hợp lại để hình thành nên các loại protein mà cơ thể cần thiết.

Ngoài việc xây dựng cấu trúc protein, Methionine còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các phân tử chứa lưu huỳnh trong cơ thể. Lưu huỳnh có nhiều lợi ích đối với cơ thể như: bảo vệ các mô, sửa đổi ADN và duy trì hoạt động của các tế bào. Những phân tử quan trọng này phải được tạo ra từ các axit amin có chứa lưu huỳnh. Trong số các axit amin được sử dụng để tạo ra protein trong cơ thể, chỉ có methionine và cystein ​​có chứa lưu huỳnh. Methionine chỉ được sản xuất thông qua con đường ăn uống.

Ngoài ra, methionine đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các protein mới, thay thế cho cấu trúc protein cũ bị phá vỡ. Chẳng hạn, axit amin methionine tham gia vào quá trình sản xuất protein mới trong cơ bắp để thay thế protein cũ bị phá vỡ trong quá trình luyện tập.

2. Chỉ định

Methionine có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp bảo vệ các mô bị tổn thương. Thuốc được dùng để ngăn ngừa tổn thương gan do ngộ độc acetaminophen. Điều trị ngộ độc nên dùng sớm, tốt nhất trong vòng 10 giờ sau khi quá liều acetaminophen.

Ngoài ra Methionine còn dùng cho các mục đích điều trị khác. Tuy nhiên, cần thêm bằng chứng để đánh giá hiệu quả của thuốc methionine cho những trường hơp sử dụng sử dụng sau đây:

  • Điều trị chứng rối loạn gan
  • Cải thiện, giúp vết thương chóng lành.
  • Chữa dị ứng, hen suyễn, ngộ độc, nghiện rượu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, cai nghiện thuộc, bệnh parkinson, tác dụng phụ về phóng xạ.
  • Hỗ trợ làm lành vết thương
  • Tăng nồng độ axit trong nước tiểu.
  • Dị tật ống thần kinh
  • Ung thư ruột kết, ung thư vú.

Methionine còn được dùng cho một số mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê cụ thể trong bài viết. Liên hệ với chuyên gia/ người có chuyên môn để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Chống chỉ định

Không dùng Methionine cho các đối tượng sau đây:

  • Người bị nhiễm toan.
  • Tổn thương gan nghiêm trọng.

THAM KHẢO THÊM: Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh gan đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn người bệnh

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Methionine có ở những dạng bào chế sau đây:

  • Viên nang
  • Dạng bột.

5. Cách sử dụng – liều dùng

Tuân thủ cách sử dụng và liều dùng thuốc được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Cách sử dụng:

  • Dùng đúng liều lượng và thời gian quy định.
  • Không ngưng thuốc giữa liệu trình.

Liều dùng:

  • Ngộ độc acetaminophen (Tylenol®): Dùng 2.5 gam methionine sau mỗi 4 giờ, ngày dùng 4 liều để ngăn tổn thương gan và tử vong. Thuốc cần dùng trước 10 giờ sau khi ngộ độc acetaminophen. Việc dùng thuốc cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ.
  • Liều dùng cho các trường hợp khác:Tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, khả năng đáp ứng thuốc, chuyên gia sẽ chỉ định liều dùng thuốc cho phù hợp.

6. Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Methionine

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

1. Thận trọng/ Cảnh báo khi dùng thuốc

Cần lưu ý điều gì trước khi dùng Methionine?

Thông báo với chuyên gia nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Có thai hoặc đang cho con bú.
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Dị ứng với Methionine hoặc một số loại thảo mộc khác.
  • Đang mắc bệnh hoặc các vấn đề rối loạn sức khỏe nào.
  • Dị ứng với thuốc nhuộm, chất bào quản, thực phẩm, lông da động vật.

Thận trọng khi dùng thuốc cho một số trường hợp đặc biệt

  • Trẻ em: Methionine có thể an toàn cho đối tượng trẻ em khi dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trong điều trị ngộ độc acetaminophen nhưng cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ. Methionine có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh khi tiêm tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Không có thông tin về tính an toàn và hiệu quả của thuốc khi dùng cho đối tượng trên.
  • Nhiễm axit: Thuốc có thể làm thay đổi nồng độ axit trong máu và không nên dùng ở những người đang mắc phải tình trạng trên.
  • Bệnh nhân bị bệnh gan (bao gồm xơ gan): Thuốc Methionine có thể khiến cho bệnh gan trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Xơ vữa động mạch: Thuốc Methionine có thể làm tăng nồng độ homocysteine trong máu, đặc biệt là ở những đối tượng thiếu hụt vitamin B12, vitamin B6, folate hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa homocysteine. Hàm lượng homocysteinetrong máu quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về mạch máu, tim mạch.
  • Người bị thiếu metylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR): Những người bị vấn đề này không nên dùng methionine vì thuốc có thể gây tích lũy homocysteine, tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về mạch máu, tim mạch.
  • Bệnh nhân tâm thần phân liệt: Dùng thuốc methionine liều cao (20 gam/ ngày, liên tục trong 5 ngày) có thể gây kích động, lo lắng, mất phương hướng, nhầm lẫn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Thận trọng khi điều trị bằng methionine. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.

2. Tác dụng phụ

Dùng quá liều methionine trong thời gian dài có thể gây tổn thương cơ thể, tăng nguy cơ tử vong. Methionine cũng có thể làm tăng nồng độ homocysteine trong máu – chất có thể gây bệnh tim và động mạch. Ngoài ra, thuốc cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của một số khối u trong cơ thể.

Xử lý khi có tác dụng phụ:

Nếu gặp phải các biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc, cần liên hệ ngay với chuyên gia để tìm hướng giải quyết và khắc phục sớm.

3. Tương tác thuốc

Methionine có thể tương tác với một số thuốc nếu dùng đồng thời. Do đó, trước khi dùng thuốc trên để điều trị, bạn cần thông báo với chuyên gia các loại thuốc đang dùng. Trong trường hợp phát hiện có tương tác, bác sĩ sẽ cân nhắc và hướng dẫn cách điều chỉnh thuốc phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Methionine. Trong quá trình điều trị bằng thuốc trên, nếu gặp bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, liên hệ với chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

TIN XEM THÊM

Viêm gân bánh chè gây đau đầu gối phải làm thế nào?

Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương gân nối giữa xương bánh chè và xương chày do chấn...

Đau dây chằng khớp háng: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dây chằng khớp háng là một tổn thương phổ biến. Tình trạng này có thể do các bệnh lý...

tìm hiểu về bệnh viêm gân vôi hóa ở vai

Biểu hiện viêm gân vôi hóa ở vai và cách điều trị

Viêm gân vôi hóa ở vai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau...

Bệnh viêm gân cổ tay là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm gân cổ tay là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng các gân...

Hiểu hơn về viêm gân gót chân và cách điều trị

Viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là hiện tượng đau nhức ở gót chân xảy ra do gân Achilles nối...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.