Thuốc Mecobalamin là thuốc gì?
Thuốc Mecobalamin thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Thuốc thường được sử dụng để điều trị những bệnh lý liên quan đến thần kinh ngoại biên theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra thuốc còn có khả năng khắc phục tình trạng thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12.
- Tên khác: Mecobalamine
- Tên biệt dược: Kalmeco, Methycobal
- Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
Thông tin về thuốc Mecobalamin
1. Dạng bào chế và quy cách đóng gói
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm, viên nang và viên nén bao phim
Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên 500mg.
2. Thành phần của Mecobalamin
Thuốc Mecobalamin được bào chế từ hoạt chất Mecobalamin và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén và dung dịch tiêm.
3. Công dụng
Thuốc Mecobalamin có tác dụng ngăn ngừa, điều trị những bệnh lý liên quan đến thần kinh ngoại biên và thiếu máu hồng cầu, cầu to do thiếu vitamin B12.
4. Chống chỉ định
Thuốc Mecobalamin chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Mecobalamin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh thận hoặc suy giảm chức năng gan, thận
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
5. Cách dùng
Đối với viên nang và viên nén bao phim
Viên nang và viên nén bao phim Mecobalamin được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh nên uống trọn một viên thuốc cùng với một cốc nước đầy. Trước khi sử dụng thuốc bạn không nên phá vỡ cấu trúc của thuốc hoặc tán nhuyễn thuốc và không nhai thuốc trước khi nuốt. Đối với những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nôn ói khi uống thuốc, bạn nên sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống lại thuốc khi bạn nôn ói.
Đối với dung dịch tiêm
Tiêm thuốc Mecobalamin trực tiếp vào tĩnh mạch theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
6. Liều lượng
Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ phát triển bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh, liều dùng thuốc Mecobalamin ở mỗi người không giống nhau.
Dạng uống
Đối với người lớn
- Liều khuyến cáo: Dùng 1 viên x 3 lần/ngày (1.500mcg Mecobalamin)
Đối với trẻ em
Phụ thuộc vào độ tuổi, mục đích điều trị và mức độ phát triển bệnh lý, liều dùng thuốc Mecobalamin ở trẻ em có thể tùy chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dạng tiêm (liều dùng cho bệnh thần kinh ngoại biên)
Đối với người lớn
- Liều khuyến cáo: Dùng 1 ống (500mcg Mecobalamin), tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 3 lần/tuần
Đối với trẻ em
Phụ thuộc vào độ tuổi, mục đích điều trị và mức độ phát triển bệnh lý, liều dùng thuốc Mecobalamin ở trẻ em có thể tùy chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dạng tiêm (liều dùng cho thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12)
Đối với người lớn
- Liều khuyến cáo: Dùng 1 ống (500mcg Mecobalamin), tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 3 lần/tuần. Sử dụng 2 tháng
- Liều duy trì: Dùng 1 ống (500mcg Mecobalamin), tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần cách nhau từ 1 – 3 tháng.
Đối với trẻ em
Phụ thuộc vào độ tuổi, mục đích điều trị và mức độ phát triển bệnh lý, liều dùng thuốc Mecobalamin ở trẻ em có thể tùy chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
7. Bảo quản thuốc Mecobalamin
Thuốc Mecobalamin nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ trong phòng dưới 30 độ C. Bên cạnh đó, bạn cần bảo thuốc trong vĩ, trong lọ hoặc trong hộp thuốc. Người dùng không nên tách thuốc ra khỏi vỉ hoặc lọ khi chưa cần thiết. Ngoài ra bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá hoặc ngăn mát tủ lạnh trừ khi có yêu cầu từ dược sĩ. Không để thuốc trong nhà tắm và những nơi ẩm ướt khác. Đồng thời tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.
Trong trường hợp thuốc Mecobalamin đã hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng thuốc mà hãy xử lý thuốc đúng cách. Để làm được điều này, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn không gây ô nhiễm. Người dùng không nên tự ý xử lý thuốc qua toitet, ống dẫn nước hoặc vứt thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên.
8. Giá thuốc
Thuốc Mecobalamin đang được bán với 40.000 VNĐ/hộp 1 vỉ x 10 viên 500mg.
Tham khảo thêm: Thiếu máu ở bệnh thận mạn: Dấu hiệu, cách điều trị
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Mecobalamin
1. Khuyến cáo khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc Mecobalamin, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Đặc biệt là bệnh gan, bệnh thận, tiểu ra máu, bệnh thần kinh thị giác, đa hồng cầu, thiếu máu… Bởi thành phần trong thuốc có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng tương tác thuốc gây nguy hiểm. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược.
Khi tiêm bắp với thuốc Mecobalamin, người bệnh nên tuân theo những chỉ dẫn sau đây. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng tổn thương mô và dây thần kinh tại chỗ:
- Không tiêm thuốc nhiều lần ở cùng một vị trí, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người bệnh không nên tiêm trực tiếp vào đường đi của dây thần kinh
- Trong thời gian tiêm thuốc Mecobalamin, nếu cảm thấy đau hoặc có máu trào ngược vào ống tiêm sau khi cắm kim tiêm, người bệnh cần rút ra ngay và tiêm vào một vị trí khác
- Thành phần trong thuốc Mecobalamin (dạng tiêm) dễ bị ánh sáng phân hủy. Do đó khi mở thuốc, người bệnh cần dùng ngay. Đồng thời không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào ống thuốc
- Ống tiêm thuốc Mecobalamin là loại ống có một điểm cắt. Người dùng nên sử dụng bông tẩm cồn lau điểm cắt ống tiêm trước khi bẻ ống tiêm.
Ngoài ra trước khi sử dụng và trong thời gian sử dụng thuốc Mecobalamin, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Mecobalamin khi có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
- Không nên sử dụng thuốc Mecobalamin trong thời gian quá lâu khi thuốc không mang lại hiệu quả sau điều trị
- Hãy thông báo bới bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Mecobalamin. Khi đó bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bạn
- Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai không nên sử dụng thuốc Mecobalamin. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng tác động và làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời bạn cần chắc chắn rằng những lợi ích khi dùng thuốc cao hơn bất kỳ rủi ro nào
- Phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc Mecobalamin. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng điều tiết qua sữa mẹ đến trẻ nhỏ khiến trẻ bị ngộ độc
- Người cao tuổi và trẻ em nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ
- Ngưng sử dụng thuốc Mecobalamin, nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường
- Người bệnh không nên sử dụng thuốc Mecobalamin quá số liều quy định.
2. Tác dụng phụ
Trong thời gian sử dụng thuốc Mecobalamin, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:
Dạng uống (Tác dụng phụ hiếm gặp)
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Ăn không ngon miệng, chán ăn
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Táo bón.
Dạng tiêm (Tác dụng phụ hiếm gặp)
- Phát ban da
- Ngứa ngáy
- Đau đầu, vã mồ hôi
- Có cảm giác nóng
- Chai cứng tại chỗ tiêm bắp
- Hạ kali máu
- Suy tim sung huyết
- Tràn dịch vào màng phổi
- Phản ứng dị ứng
Nếu những tác dụng phụ xuất hiện kéo dài hoặc thường xuyên tái phát, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Mecobalamin và báo với bác sĩ chuyên khoa. Đối với tình trạng phát ban da, hạ kali máu, suy tim sung huyết, tràn dịch vào màng phổi và phản ứng dị ứng, người bệnh cần ngưng sử thuốc ngay khi tác dụng này xuất hiện. Đồng thời đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
3. Tương tác thuốc
Thuốc Mecobalamin có khả năng tương tác với một vài loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này có khả năng thay đổi hoạt động chữa bệnh của các loại thuốc. Đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó trước khi sử dụng thuốc Mecobalamin, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược.
Thuốc Mecobalamin, có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc chữa bệnh sau:
- Các loại thuốc kháng sinh: Cephalexin, Ciprofloxacin, Penicillin
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen
- Colestipol
- Thuốc chống tăng đường huyết Metformin
- Nitrous oxide
- Cholestyramine
- Thuốc giảm đau (xương khớp) Colchicine
- Axit para-aminosalicylic
- Kali chloride
- Thuốc chống viêm Sulfasalazine
- Thuốc chống ung thư kìm tế bào loại kháng pyrimidin: Fluorouracil
- Nhóm thuốc nitrat: Nitrates (Nitroglycerin)
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương Barbiturates (Phenobarbital)
- Thuốc chống động kinh Hydantoin (Phenytoin)
- Thuốc dùng trong điều trị động kinh: Carbamazepine
- Thuốc chống co giật: Primidone
- Thuốc dùng trong điều trị ký sinh trùng: Pyrimethamine
- Axit valproic.
Thuốc Mecobalamin có khả năng tương tác với rượu, bia, thực phẩm chứa cồn và một số thức ăn có hại khác. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng bị ảnh hưởng khi bạn sử dụng thuốc. Điều này khiến bệnh lý của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ khi bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, đặc biệt là:
- Nhiễm trùng
- Tiểu ra máu
- Bệnh thần kinh thị giác
- Đa hồng cầu
- Thiếu máu
- Sỏi thận
- Bệnh gan
- Loét dạ dày, ruột.
4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều
Nêu làm gì khi sử dụng thuốc quá liều?
Khi bạn sử dụng thuốc Mecobalamin quá liều khiến cơ thể bị sốc và gây nên nhiều phản ứng nghiêm trọng như: Khó thở, chóng mặt, phát ban da, cơ thể suy yếu, động kinh, co giật, ảo giác, mất phương hướng… người bệnh cần đến bệnh viện hoặc gọi đến Trung tâm y tế. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Những cách xử lý khi dùng thuốc Mecobalamin quá liều có thể bao gồm: Rửa dạ dày, rửa ruột và điều trị các triệu chứng.
Nên làm gì khi quên sử dụng một liều thuốc?
Trong trường hợp quên sử dụng một liều thuốc Mecobalamin, người bệnh cần dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu khoảng cách từ liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, người bệnh cần bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp đúng với thời gian quy định.
5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc Mecobalamin?
Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc Mecobalamin và báo với bác sĩ khi nhận thấy quá trình chữa bệnh với thuốc không mang lại hiệu quả, bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra người bệnh cũng cần ngưng dùng thuốc và đến bệnh viện khi cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, bị dị ứng hoặc xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Mecobalamin. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, ngưng sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều dùng. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Egzysta: Thuốc chuyên điều trị các bệnh về thần kinh
- Thuốc Leolen Forte: Thành phần, Liều dùng & Giá thành
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!