Thuốc Maxezole là thuốc gì?

Thuốc Maxezole là thuốc điều trị những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như: trào ngược axit dạ dày, viêm thực quản, loét dạ dày – tá tràng, Zollinger – Ellison,…

Thuốc Maxezole điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản, trào ngược axit dạ dày,...
Thuốc Maxezole điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản, trào ngược axit dạ dày,…
  • Tên biệt dược: Maxezole 40;
  • Tên hoạt chất: Esomeprazole;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột.

Những thông tin cần biết về thuốc Maxezole 40

1. Thành phần

Thành phần chính trong mỗi viên thuốc Maxezole là hoạt chất Esomeprazole. Hàm lượng hoạt chất trong thuốc là 40mg, có tác dụng ức chế bơm proton ở tế bào thành dạ dày. Điều này giúp dạ dày hạn chế tiết quá nhiều axit dịch vị.

2. Chỉ định

Thuốc Maxezole dùng để điều trị và điều trị dự phòng tái phát các bệnh lý sau:

  • Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD);
  • Viêm xước thực quản do trào ngược axit gây nên;
  • Loét tá tràng có nhiễm khuẩn Helicobacter pylori;
  • Loét dạ dày cho dùng thuốc NSAID;
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.

3. Chống chỉ định

Thuốc Maxezole không thích hợp cho việc điều trị ở các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị mẫn cảm với thuốc có chứa phân nhóm benzimidazole;
  • Bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần Esomeprazole có trong thuốc;
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Maxezole.

4. Cách dùng và liều dùng

Bệnh nhân uống thuốc Maxezole trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Lưu ý, không nên thay thế nước lọc bằng các loại thức uống có chứa cồn, cafein hoặc có gas. Không nên nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi uống nếu không có sự chỉ định của bác sĩ

Liều dùng của thuốc còn tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh. Thông thường, thuốc Maxezole được chỉ định liều dùng như sau:

Đối với trường hợp loét dạ dày, viêm xước thực quản, trào ngược axit:

  • Liều lượng: 20mg/ngày;
  • Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần.

Đối với trường hợp loét tá tràng:

  • Liều lượng: 20mg/ngày;
  • Thời gian điều trị: 2 – 4 tuần.

Trường hợp hội chứng Zollinger-Ellison:

  • Liều lượng: 60mg/ngày;
  • Thời gian điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp điều trị dự phòng tái phát loét dạ dày – tá tràng:

  • Liều lượng: 20 – 40mg/ngày;
  • Thời gian điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Maxezole có liều dùng khác nhau ở mỗi trường hợp bệnh. Người dùng nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Maxezole có liều dùng khác nhau ở mỗi trường hợp bệnh. Người dùng nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Bảo quản thuốc

Người dùng bảo quản thuốc Maxezole như sau:

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ;
  • Bảo quản thuốc ở trong vỉ nếu chưa có ý định dùng. Để thuốc tiếp xúc quá lâu với môi trường không khí bên ngoài dễ dẫn đến tình trạng thuốc bị ẩm mốc, hư hỏng, nhiễm khuẩn giảm tác dụng,…
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ;
  • Nếu thuốc đã quá hạn sử dụng, người dùng không nên tiếp tục lưu trữ và sử dụng thuốc.

Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc Maxezole 40

1. Chú ý đề phòng

Trước khi dùng thuốc Maxezole, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và tác hại. Một số trường hợp sau cần thận trọng khi dùng:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không nên tự ý dùng thuốc;
  • Trường hợp loét dạ dày chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân không nên vội dùng thuốc. Cần phải loại trừ các bệnh dạ dày ác tính trước khi dùng thuốc. Thuốc có thể làm mờ triệu chứng của các bệnh ác tính, làm việc chẩn đoán gặp khó khăn và muộn màng.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Maxezole có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Đau bụng;
  • Nhức đầu;
  • Đầy hơi;
  • Nôn mửa, buồn nôn;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Khô miệng;
  • Viêm da;
  • Ngứa ngáy, nổi mề đay;
  • Choáng váng;
  • Chóng mặt;
  • Phù mạch;
  • Buồn ngủ;
  • Mất ngủ;
  • Lú lẫn có thể hồi phục;
  • Trầm cảm;
  • Ảo giác;
  • Kích động;
  • Nóng nảy;
  • Tăng men gan;
  • Suy gan;
  • Sốt;
  • Đau khớp, đau cơ;
  • Rụng tóc;
  • Hội chứng Stevens – Johnson.

Trên đây chưa phải toàn bộ các triệu chứng bạn có thể sẽ gặp phải khi dùng thuốc Maxezole. Có thể, bạn sẽ gặp những triệu chứng khác, chưa được liệt kê trên đây. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, tác dụng phụ của thuốc sẽ xuất hiện hoặc không xuất hiện.

Hãy khai báo với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ.

3. Tương tác thuốc

Khi dùng thuốc Maxezole, người dùng nên kiêng kỵ dùng đồng thời với các loại thuốc sau

  • Thuốc Diazepam;
  • Thuốc Imipram;
  • Thuốc Imipramine;
  • Thuốc Citalorpam;
  • Thuốc Clomipramine;
  • Thuốc Phenytoin.
Thuốc Maxezole có tương tác với một số loại thuốc khác.
Thuốc Maxezole có tương tác với một số loại thuốc khác.

Chất Esomeprazole trong thuốc Maxezole tương tác với các loại thuốc kể trên. Nồng độ của các loại thuốc kể trên sẽ bị tăng cao nếu gặp chất Esomeprazole. Cách để xử lý là giảm liều lượng. Tuy nhiên, người dùng không nên tự ý kết hợp thuốc. Để xử lý tương tác thuốc, người dùng nên tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ.

TIN XEM THÊM

ung thư dạ dày vì nhịn ăn sáng

Vì sao nhịn ăn sáng lại gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều người đã phải bất ngờ trước thông tin nhịn ăn sáng gây ung thư dạ dày. Thế nhưng...

Ung thư dạ dày khi mang thai: dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Bệnh ung thư dạ dày có thể gặp phải ở bất kì ai kể cả phụ nữ đang mang thai....

Khi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi cho chính xác nhất?

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi là vấn đề có không ít người thắc mắc. Lựa chọn...

13+ Cách Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

Những người bị bệnh trĩ dù nhẹ hay nặng có thể kết hợp những cách chữa trị tại nhà đơn...

Nước gừng, trà gừng giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm dạ dày, giúp ấm bụng, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn,...

Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Nước Gừng Hoặc Trà Gừng Không?

"Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Nước Gừng" là câu hỏi khá phổ biến. Thực tế nếu bị đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.