Thuốc Maloxid là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Maloxid là thuốc điều trị các bệnh như viêm loét dạ dày – tá tràng, ợ chua,… Nếu đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như trên và có ý định dùng thuốc Maloxid, bạn nên biết qua những thông tin về công dụng và tương tác thuốc,…

Maloxid là thuốc điều trị các các bệnh lý về đường tiêu hóa như: như viêm loét dạ dày - tá tràng, ợ chua,...
Maloxid là thuốc điều trị các các bệnh lý về đường tiêu hóa như: như viêm loét dạ dày – tá tràng, ợ chua,…

  • Tên biệt dược: Maloxid;
  • Phân nhóm thuốc: thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: viên nén.

Những thông tin về thuốc Maloxid

1. Chỉ định

Thuốc Maloxid là thuốc chữa trị những bệnh lý về đường tiêu hóa. Thuốc do Công ty Cổ phần Hoá – Dược phẩm Mekophar bào chế và phân phối ra thị trường.

Thuốc Maloxid được chỉ định để chữa trị các chứng bệnh sau:

2. Thành phần của thuốc

Thành phần của Maloxid bao gồm:

  • Magnesium trisilicate khan (400 mg): Đây là một hợp chất vô cơ có gốc Magie, có tính chất kháng axid trong dạ dày.
  • Aluminium hydroxide (gel khô, 300 mg): Đây là một loại muối vô cơ có tính chất trung hòa axit hydrochloric.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên: Ethanol 96%, Manitol, Menthol, Magnesium stearate, Aspartame, Tinh bột bắp, Tinh dầu bạc hà, Đường RE.

3. Chống chỉ định

Maloxid không thích hợp để điều trị cho bệnh nhân suy thận nặng và quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Cách dùng thuốc

Thuốc Maloxid được bào chế ở dạng viên nén. Để thuốc phát huy tác dụng, bệnh nhân nhai kỹ thuốc, sau đó tráng miệng bằng nước lọc. Không nên uống thuốc kèm với bia rượu, cà phê, thức uống có gas hoặc có chứa cafein. Các loại đồ uống này sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc.

Thuốc Maloxid được bào chế ở dạng viên nén. Khi dùng, bệnh nhân nhai kỹ thuốc và tráng miệng bằng nước lọc.
Thuốc Maloxid được bào chế ở dạng viên nén. Khi dùng, bệnh nhân nhai kỹ thuốc và tráng miệng bằng nước lọc.

5. Liều dùng

Bệnh nhân dùng thuốc Maloxid theo liều dùng sau:

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 2 – 3 lần/ngày.
  • Dùng thuốc khi có cơn đau;
  • Dùng thuốc sau bữa ăn (từ 1 đến 2 tiếng) hoặc trước khi đi ngủ.

Đối với trẻ em, bậc phụ huynh cần có sự chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc.

Trong trường hợp sử dụng quá liều, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Maloxid ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời (không quá 30 độ C).

Lưu ý, để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.

Xem thêm: Thuốc Pepsane có tác dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Maloxid

1. Một số điều cần thận trọng khi dùng

Những trường hợp sau, bệnh nhân nên thận trọng trước khi dùng Maloxid:

  • Bệnh nhân bị mắc chứng phù;
  • Bệnh nhân suy tim sung huyết, suy thận, thẩm phân mãn tính;
  • Bệnh nhân xơ gan;
  • Bệnh nhân mới bị chảy máu đường tiêu hóa;
  • Bệnh nhân tiểu đường cũng cần thận trọng khi dùng thuốc. Bởi vì trong mỗi viên thuốc Maloxid có chứa một lượng đường RE (10mg);
  • Không cho bệnh nhân mắc bệnh Phenylceton niệu dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng thuốc để điều trị một thời gian dài, chất Aluminium có trong thuốc sẽ hạn chế cơ thể hấp thu phosphate. Tình trạng này dễ gây ra một số tác hại như loãng xương, xương bị giòn, xốp.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị suy thận có thể bị tăng hàm lượng Magnesi trong máu.

Trên đây không phải là toàn bộ tác dụng phụ mà người dùng thuốc sẽ gặp phải. Do đó, trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần trình báo với bác sĩ nếu thấy cơ thể có triệu chứng lạ.

3. Tương tác thuốc

Maloxid sẽ ảnh hưởng đến chức năng của một số loại thuốc khác khi dùng chung. Một số loại thuốc ấy là: Cycline, Fluoroquinolone, Lincosanide, kháng histamin H2, Metoprolol, Propranolol, Chloroquine, Diflunisal, Digoxine, thuốc an thần nhóm Phenothiazine, Penicillamine,…

Để khắc phục tình trạng Maloxid lấn át chức năng của các loại thuốc trên, bệnh nhân cần phân bổ thời gian uống thuốc thích hợp. Bệnh nhân nên dùng Maloxid trước hoặc sau 2 – 4 giờ.

Maloxid sẽ làm giảm hoặc làm mất chức năng của một số loại thuốc khác khi dùng chung.
Maloxid sẽ làm giảm hoặc làm mất chức năng của một số loại thuốc khác khi dùng chung.

4. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

  • Khi thuốc đã hết hạn sử dụng, bệnh nhân ngưng sử dụng và tìm mua sản phẩm mới.
  • Khi đã điều trị dứt điểm bệnh lý tiêu hóa trong khả năng của thuốc.
  • Khi có sự chỉ định từ bác sĩ, nhân viên y tế.
  • Khi thấy cơ thể có các triệu chứng lạ, bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng khai báo tình hình cho bác sĩ, nhân viên y tế.

Tóm lại, Maloxid là thuốc dùng để điều trị những bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc cần có chỉ định từ bác sĩ trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm

Giá nội soi dạ dày Bệnh viện Đại học Y Dược & Quy trình

Bệnh viện Y Dược TPHCM là cơ sở y tế hoạt động theo mô hình đa khoa công lập uy...

Tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm đại tràng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Viêm đại tràng ở trẻ em là tình trạng viêm mãn tính xảy ra ở lớp niêm mạc đại tràng...

Đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Nhiêu lít/ngày?

Rất nhiều người đang tự đặt ra câu hỏi bị đau dạ dày (đau bao tử) có nên uống nhiều...

Các nguyên nhân gây bệnh táo bón không phải ai cũng biết

Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống không lành mạnh cộng với việc thiếu tập luyện...

Bệnh trĩ ở dân văn phòng: Căn bệnh phổ biến cần cảnh giác

Do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, thói quen nhịn đại tiện, ít vận động, ăn uống...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *