Thuốc Lorazepam là thuốc gì?
Thuốc Lorazepam được chỉ định để điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ các thuốc chống nôn khác, buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư. Thuốc Lorazepam được khuyến cáo không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
- Tên hoạt chất: Lorazepam
- Tên thương hiệu: Ativan
- Phân nhóm: Thuốc hướng tâm thần
- Dạng bào chế: Viên nén, Thuốc tiêm
I. Những thông tin cần thiết về thuốc Lorazepam
1. Công dụng
Thuốc Lorazepam được chỉ định để điều trị các chứng lo âu, lo lắng, căng thẳng, tác dụng lên não bộ và dây thần kinh, điều trị động kinh, mất ngủ, giúp an thần. Ngoài ra, thuốc Lorazepam còn hỗ trợ chống nôn, buồn nôn trong quá trình hóa trị ung thư.
2. Thành phần hóa học
Thành phần chính có trong thuốc Lorazepam là hoạt chất Lorazepam cùng với một số thành phần khác.
3. Chống chỉ định
Thuốc Lorazepam chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm vối một số thành phần có trong thuốc hoặc một số đối tượng sau:
- Hội chứng ngưng thở trong lúc ngủ
- Suy hô hấp (mức độ đặc biệt nghiêm trọng)
- Tăng nhãn áp góc hẹp
- Có tiền sử dị ứng với các loại thuốc Benzodiazepine
- Co giật, động kinh
- Bệnh thận
- Bệnh gan (bệnh gan do nghiện rượu)
- Rối loạn chức năng hô hấp, hen suyễn
- Tiền sử trầm cảm
- Tiền sử nghiện rượu, nghiện ma túy
Ngoài ra còn một số đối tượng khác không được phép sử dụng thuốc Lorazepam để điều trị bệnh. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, phòng tránh các trường họp xấu xảy ra.
4. Cách dùng
Thuốc Lorazepam được sử dụng thông qua đường uống hoặc tiêm/ truyền tĩnh mạch tùy thuộc vào từng bệnh tình và chỉ định từ bác sĩ.
5. Liều lượng
Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định từ bác sĩ để quá trình cải thiện bệnh diễn ra an toàn và đạt được kết quả như mong muốn.
LIỀU LƯỢNG DÀNH CHO NGƯỜI LỚN
* Thuốc uống:
+ Liều lượng thông thường điều trị lo âu:
- Dùng 2 – 3 mg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày, nếu cẩn thiết có thể tăng liều tối đa 10 mg/ ngày.
+ Liều thông thường điều trị mất ngủ do âu lo hoặc căng thẳng:
- Dùng 1 – 2 mg/ lần/ ngày trước khi đi ngủ
- Người già hoặc người suy nhược cơ thể: Dùng 1 – 2 mg/ ngày, chia thành nhiều liều nhỏ.
+ Liều dùng thông thường điều trị lo lắng:
- Liều khởi đầu: Dùng 1 mg, sử dụng uống 2- 3 lần mỗi ngày.
- Liều duy trì: Dùng 1 – 2 mg, sử dụng uống 2 – 3 giờ mỗi ngày, nếu cần thiết có thể điều chỉnh liều 1 – 10 mg/ ngày.
+ Liều thông thường trị tiền mê trong phẫu thuật:
- Dùng 2 – 4 mg vào buổi tối trước khi tiến hành mổ, hoặc dùng 1 – 2 giờ trước khi mổ.
+ Liều thông thường bổ sung thuốc chống nôn trong hóa trị liệu ung thư:
- Dùng 1 mg vào buổi tối trước khi tiến hành hóa trị hoặc dùng 1 mg trước khi tiến hành hóa trị 60 phút, và dùng sau khi hóa trị khoảng 6 giờ và 12 giờ.
* Thuốc tiêm tĩnh mạch:
+ Liều lượng thông thường điều trị lo âu:
- Liều khởi đầu: dùng 2 mg hoặc 0,044 mg/ kg.
+ Liều dùng thông thường điều trị lo lắng:
- Liều khởi đầu: Dùng 2 mg hoặc 0,044 mg/ kg.
+ Liều dùng thông thường để gây mê:
- Dùng 0,05 mg/ kg tiêm vào cơ bắp. Liều tối đa: 4mg.
- Tổng liều là 2 mg hoặc 0,044 mg/kg để tiêm vào tĩnh mạch
+ Liều dùng thông thường điều trị kích động đặc biệt:
Tiêm tĩnh mạch không liên tục:
- Liều khởi đầu: Dùng 1 – 4 mg cho mỗi 10 – 20 phút.
- Liều duy trì: Dùng 1 – 4 mg cho mỗi 2 – 6 giờ, duy trì hàm lượng thuốc an thần nếu cần thiết.
Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch liên tục:
- Dùng 0,01 – 0,1 mg/ kg/ giờ, duy trì hàm lượng an thần nếu càn thiết.
- Truyền liều cao: Nhiều hơn 18 mg/ giờ trong 4 tuần hoặc nhiều hơn 25 mg/ giờ. Truyền liều cao khi được kết hợp với hoạt tử hình ống, nhiễm axit lactic, tăng áp lực thẩm thấu bệnh đái tháo đường.
+ Liều thông thường bổ sung thuốc chống nôn trong hóa trị liệu ung thư:
- Dùng 0,5 – 2 mg cho 4- 6 giờ khi cần thiết.
+ Liều thông thường điều trị động kinh:
- Dùng 4 mg/ liều để tiêm tĩnh mạch khoảng 2 – 5 phút và có thể lặp lại trong 10 – 15 phút. Tốc độ truyền tối đa là 2 mg/ phút.
- Tổng liều tối đa: Dùng 8 mg
LIỀU LƯỢNG DÀNH CHO TRẺ EM (áp dụng cho cả thuốc uống và thuốc tiêm tĩnh mạch)
+ Liều thông thường điều trị chứng lo âu (trẻ sơ sinh và trẻ em):
- Liều khởi đầu: Dùng 0,05 mg/ kg/ liều, khoảng cách hai liều dùng là 4 – 8 giờ.
- Liều tối đa: 2 mg/ liều, khoảng cách hai liều dùng là 4 – 8 giờ.
- Liều thông thường: Dùng 0,02 – 0,1 mg/ kg.
+ Liều thông thường điều trị an thần (trẻ sơ sinh và trẻ em):
- Dùng 0,01 – 0,03 mg/ kg, và dùng lặp lại liều tiếp theo 20 phút.
+ Liều dùng thông thường điều trị động kinh:
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em:
- Liều thông thường: Dùng 0,05 – 0,1 mg/ kg tiêm vào tĩnh mạch khoảng 2 – 5 phút, tốc độ tối đa là 2 mg/ phút, và có thể lặp lại liều tiếp theo sau 10 – 15 phút nếu cần thiết.
- Liều tối đa: 4 mg/ liều.
Đối với trẻ vị thành niên:
- Liều thông thường: Dùng 0,07 mg/ kg tiêm vào tĩnh mạch khoảng 2 – 5 phút, tốc độ tối đa là 2 mg/ phút, và có thể lặp lại liều tiếp theo sau 10 – 15 phút nếu cần thiết.
- Liều tối đa: Dùng 4 mg/ liều.
+ Liều thông thường điều trị buồn nôn do điều trị hóa trị ung thư (thuốc tiêm tĩnh mạch):
- Liều đơn: Dùng 0,04 -0,08 mg/ kg/ liều. Liều tối đa: Dùng 4 mg/ liều.
- Liều đa: Dùng 0,02 – 0,05 mg/ kg/ liều mỗi 6 giờ nếu cần thiết. Liều tối đa: Dùng 2 mg/ liều.
Lưu ý: Thuốc Lorazepam không được sử dụng quá 2 – 3 tháng kể cả thời gian giảm liều. Đối với các bệnh nhân như: Người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, người suy giảm chức năng gan, thận hoặc suy hô hấp mãn tính cần giảm liều khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
6. Bảo quản thuốc
Thuốc Lorazepam được khuyến cáo bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm với trẻ em và thú nuôi. Người bệnh không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng và tham khảo bác sĩ hoặc nhân viên y tế về cách xử lý thuốc, không được tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh khi chưa có chỉ định yêu cầu xử lý.
II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Lorazepam
1. Thận trọng
Để việc điều trị bệnh bằng thuốc Lorazepam không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Việc dùng thuốc Lorazepam được các chuyên gia chuyên dùng trong khoảng thời gian ngắn, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
- Không được ngừng sử dụng thuốc Lorazepam đột ngột, có thể người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng co giật.
- Thuốc Lorazepam được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai, thuốc có thể ảnh hưởng cho thai nhi, gây quái thai hoặc thai nhi bị dị tật.
- Trong quá trình sử dụng thuốc Lorazepam, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia hoặc chất có cồn, bởi các chất kích thích này có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Không được sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.
- Phụ nữ đang cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và việc dùng thuốc, thuốc có thể làm ảnh hưởng đến trẻ thông qua việc cho bú.
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn trong thời gian sử dụng thuốc Lorazepam.
- Đối với người già, người cao tuổi cần thận trọng trong việc thay đổi tư thế hay di chuyển lên xuống cầu thang.
- Thuốc Lorazepam có chứa thành phần gây buồn ngủ. Người bệnh cần thận trọng khi điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Đa số các bệnh nhân sợ gặp phải các triệu chứng của tác dụng phụ. Tuy nhiên không phải các tác dụng phụ nào đều nguy hiểm, các triệu chứng thường gặp có thể tiêu biến sau vài ngày, nhưng bệnh nhân không được quá chủ quan với sức khỏe của bản thân mình, nên báo cáo ngay với các bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc về sau.
Tác dụng phụ của thuốc Lorazepam thường gặp phải các triệu chứng phổ biến như:
- Chóng mặt, nhức đầu
- Buồn ngủ
- Buồn nôn
- Táo bón, tiêu chảy
- Thay đổi khẩu vị
- Không hứng thú mới tình dục
Các tác dụng phụ không mong muốn, nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng:
- Mất trí nhớ tạm thời
- Rối loạn chức năng gan
- Phát ban da, ngứa, sưng mặt, lưỡi, cổ họng
- Co giật
- Vàng da
- Thay đổi tâm trạng, trầm cảm
- Thay đổi thị lực
- Sốt hoặc đau họng kéo dài
Ngoài ra còn các triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, bệnh nhân bắt gặp phải các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giúp đỡ.
3. Tương tác thuốc
Hãy báo cáo đầy đủ cho bác sĩ điều trị của bạn được biết các loại thuốc đặc hiệu đang dùng hoặc các loại thảo dược, vitamin, thực phẩm chức năng. Việc dùng thuốc Lorazepam đồng thời với các loại thuốc kháng không hẳn là không đúng, nhưng đối với một số loại thuốc không được chỉ định phối hợp có thể gây phản tác dụng hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Lorazepam đồng thời với các loại thuốc sau:
- Thuốc điều trị rối loạn lo âu khác (Alprazoalm, Diazepam, Zolpidem)
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc điều trị bệnh tâm thần
- Thuốc giảm đau gây nghiện
- Thuốc động kinh
- Thuốc buồn ngủ, thuốc cảm lạnh, thuốc có chứa chất kháng Histamine (Cetirizine, Diphenhydramine)
- Barbiturat (Phenobarbital)
- Probenecid
- Aminophylline
- Theophylin
4. Cách xử lý khi quá liều hoặc quên liều
Để đảm bảo việc điều trị bằng thuốc diễn ra an toàn và đạt được kết quả như mong muốn, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và lộ trình.
Cách xử lý khi quên liều
Nếu trong quá trình sử dụng bị quên liều, bệnh nhân cần dùng ngay khi nhớ ra. Trong thường hợp thời gian sử dụng liều tiếp theo sắp tới, bệnh nhân nên bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc như bình không. Không được sử dụng gấp đối liều để bù vào liều quên.
Cách xử lý khi quá liều
Các triệu chứng thường gặp khi bị quá liều như ngủ sâu, mất ý thức, phản xạ chậm, nhầm lẫn, nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc quá liều gây ức chế đến hệ thần kinh trung ương gây tụt huyết áp, suy hô hấp, hôn mê. Bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế cần nhất để được theo dõi và có cách xử lý kịp thời.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về thuốc Lorazepam cũng như công dụng của chúng. Tuy nhiên, thông tin bài biết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc Lorazepam vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Có thể bạn quan tâm
- 9 thuốc chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tốt nhất hiện nay
- Madopar là thuốc gì? Cách sử dụng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!