Tác dụng của thuốc Kuplevotin và liều dùng cụ thể

Thuốc Kuplevotin được sử dụng để điều trị loét đường tiêu hóa lành tính (nôn mửa, buồn nôn, giảm nhu động ruột và hội chứng ruột kích thích) và bệnh tâm thần phân liệt cấp – mãn tính.

sdk thuoc kuplevotin
Thuốc Kuplevotin được sử dụng để điều trị loét đường tiêu hóa lành tính và bệnh tâm thần phân liệt

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
  • Tên thuốc: Kuplevotin
  • Phân nhóm: Thuốc hướng tâm thần
  • Dạng bào chế: Viên nén

Những thông tin cần biết về thuốc Kuplevotin

1. Thành phần

Thuốc có chứa hoạt chất Levosulpiride – thuộc nhóm benzamid. Thành phần này phong bế chọn lọc thụ thể dopamine D2 ở hệ thần kinh trung ương nhằm chống rối loạn tâm thần.

Levosulpiride được hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, phân bố nhanh qua các mô và được thải trừ qua đường nước tiểu và phân.

2. Chỉ định

Thuốc Kuplevotin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
  • Loét đường tiêu hóa lành tính (nôn mửa, buồn nôn, giảm nhu động ruột và hội chứng ruột kích thích)
  • Hội chứng Tourette

3. Chống chỉ định

Thuốc Kuplevotin chống chỉ định với những bệnh nhân sau:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính
  • U tủy thượng thận
  • Đang trong trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế
  • Hôn mê
  • Ngộ độc rượu
  • Hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế thần kinh khác

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Hàm lượng: 25mg
  • Quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên

5. Cách dùng – liều lượng

Dùng thuốc bằng đường uống – nên uống cùng với nước lọc.

Liều lượng:

Liều lượng sử dụng Kuplevotin được cân nhắc kỹ lượng dựa trên các yếu tố như độ tuổi, đáp ứng của cơ thể và triệu chứng lâm sàng. Thông tin được chúng tôi đề cập chỉ thích hợp với một số trường hợp phổ biến.

kuplevotin giá bao nhiêu
Liều lượng Kuplevotin được cân nhắc kỹ lượng dựa trên nhiều yếu tố

Liều dùng thông thường khi điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa

  • Dùng 75mg/ ngày
  • Chia thành 3 liều bằng nhau

Liều dùng thông thường khi điều trị tâm thần phân liệt

  • Dùng 200 – 300mg/ ngày
  • Chia thành 3 liều bằng nhau

Cần giảm liều đối với trẻ em từ 14 – 18 tuổi. Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 14 tuổi.

Ngoài ra, cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

  • Độ thanh thải creatinin 30 – 60ml/ phút: Sử dụng 2/3 liều thông thường
  • Độ thanh thải creatinin 10 – 30ml/ phút: Sử dụng 1/2 liều thông thường
  • Độ thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút: Sử dụng 1/3 liều thông thường

Bệnh nhân suy thận vừa đến nặng không nên sử dụng thuốc có chứa Levosulpirid.

6. Bảo quản

Nên bảo quản thuốc Kuplevotin ở nhiệt độ vừa phải (dưới 30 độ C). Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ hay đặt thuốc gần các hóa chất độc hại.

7. Giá thành

Thuốc Kuplevotin 25mg có giá bán 75 – 85.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Kuplevotin

1. Khuyến cáo

Nếu dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận, cần điều chỉnh liều, đồng thời theo dõi chặt chẽ các biến chứng và chức năng của cơ quan này.

Bệnh nhân bị động kinh sử dụng thuốc có khả năng ngưỡng co giật bị hạ thấp. Người cao tuổi dễ buồn ngủ và hạ huyết áp thế đứng khi dùng Kuplevotin.

Sử dụng rượu và đồ uống có cồn cùng với Kuplevotin làm gia tăng triệu chứng buồn ngủ và thiếu tập trung.

Trong thời gian dùng thuốc, nếu bệnh nhân bị sốt cao không rõ nguyên nhân cần ngưng thuốc để loại trừ khả năng mắc hội chứng an thần kinh ác tính.

Sử dụng thuốc Kuplevotin làm gia tăng cảm giác buồn ngủ, chóng mặt hoặc rối loạn thần kinh. Do đó cần thận trọng nếu lái xe và vận hành máy móc trong thời gian này.

Kuplevotin có thể đi qua nhau thai và gây tác dụng tiêu cực đến hệ thần kinh của thai nhi. Do đó không khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ mang thai – nhất là trong 16 tuần đầu thai kỳ.

Thuốc Kuplevotin có thể phân bố một lượng lớn qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ngưng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc. Hoặc đề nghị bác sĩ chỉ định một loại thuốc thích hợp hơn.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Kuplevotin tác động đến hệ thần kinh trung ương và gây ra nhiều tác dụng ngoại ý khi sử dụng.

giá thuốc kuplevotin
Thông báo với bác sĩ các tác dụng phụ của thuốc trong thời gian sớm nhất

Tác dụng phụ thông thường:

  • Hệ thần kinh: Buồn ngủ hoặc mất ngủ
  • Nội tiết: Tăng tiết sữa, vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, tăng prolactin máu,…

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Hệ thần kinh: Hội chứng ngoại tháp, hội chứng Parkinson và kích thích quá mức…
  • Tim mạch: Khoảng QT kéo dài

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Nội tiết: Phát triển vú to bất thường ở nam giới
  • Hệ thần kinh: Hội chứng sốt cao ác tính, loạn vận động muộn,…
  • Huyết áp: Chậm nhịp tim, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp thế đứng,…
  • Khác: Nhạy cảm với ánh sáng, vàng da ứ mật và hạ thân nhiệt

Các tác dụng phụ của thuốc Kuplevotin gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và một số cơ quan khác. Để ngăn ngừa triệu chứng chuyển biến xấu, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

3. Tương tác thuốc

Thận trọng khi kết hợp Kuplevotin với các loại thuốc sau đây:

thuốc kuplevotin
Thận trọng khi kết hợp Kuplevotin với thuốc hạ huyết áp, Lithi, rượu,…
  • Thuốc kháng axit có chứa nhôm/ magnesi hydroxyd: Những loại thuốc này làm giảm mức độ hấp thu Levosulpiride khiến tác dụng của thuốc suy giảm. Do đó nên sử dụng thuốc Kuplevotin cách 2 giờ sau khi uống thuốc kháng axit có chứa nhôm/ magnesi hydroxyd.
  • Levodopa: Chống chỉ định thuốc có chứa Levosulpiride và các thuốc an thần kinh với Levodopa do có đối kháng cạnh tranh.
  • Thuốc hạ huyết áp: Tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng, cần điều chỉnh liều nếu có ý định kết hợp.
  • Lithi: Làm tăng khả năng phong bế của Levosulpiride với thụ thể dopaminergic D2 ở não, do đó có khả năng gây rối loạn ngoại tháp.
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: Tăng tác dụng ức chế thần kinh.
  • Rượu: Tăng tác dụng an thần của Levosulpiride.

Để kiểm soát tương tác trong thời gian điều trị, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định điều trị phối hợp.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.