Thuốc Levomepromazin (methotrimeprazin): Tác dụng và Cách sử dụng

Thuốc Levomepromazin là dẫn xuất của phenothiazine, có tác dụng an thần, giảm đau mạnh và gây ngủ. Thuốc được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt, loạn thần chu kỳ, loạn thần thực thể, loạn thần giai đoạn hưng cảm, dùng trong tiền mê trước phẫu thuật, chuyển dạ đẻ và giảm các cơn đau nặng.

thuốc levomepromazin
Thuốc Levomepromazin là dẫn xuất của phenothiazine, có tác dụng an thần và giảm đau

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
  • Tên thuốc: Levomepromazin
  • Tên khác: Methotrimeprazin
  • Phân nhóm: Thuốc an thần, chống loạn thần, giảm đau không gây nghiện

Những thông tin cần biết về thuốc Levomepromazin

1. Tác dụng

Levomepromazin là dẫn xuất của phenothiazine. Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh, an thần và gây ngủ, tác dụng tương tự Promethazin và Clorpromazin.

Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 – 4 giờ uống. Levomepromazin được chuyển hóa qua gan thành chất liên hợp glucuronic và sulfoxid. Phần lớn thuốc được thải trừ qua đường tiểu ở dạng đã được chuyển hóa.

2. Chỉ định

Thuốc Levomepromazin được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Điều trị cơn đau nghiêm trọng (thường được dùng phối hợp thuốc giảm đau)
  • Tiền mê trước khi phẫu thuật
  • Loạn thần chu kỳ
  • Loạn thần thực thể
  • Tâm thần phân liệt
  • Loạn thần giai đoạn hưng cảm
  • Dùng trong chuyển dạ đẻ nhằm an thần và giảm đau
  • Rối loạn nhân cách có hành vi hướng ngoại quá mức và có thái độ gây gổ.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Levomepromazin với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Hôn mê
  • Bệnh nhân nhược cơ
  • Có tiền sử co giật
  • Quá liều rượu, barbiturate, opiate
  • Tiền sử giảm bạch cầu hạt
  • Giảm bạch cầu

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Viên uống – 25mg
  • Siro – 25mg/ ml
  • Dung dịch uống – 40mg/ ml
  • Ống tiêm – 25mg/ ml

5. Cách sử dụng – liều lượng

Thuốc Levomepromazin được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm bắp và tiêm/ truyền tĩnh mạch.

thuốc levomepromazin
Sử dụng thuốc viên qua đường uống và dùng trong bữa ăn

Thuốc uống:

Người lớn

Liều dùng thông thường khi điều trị loạn tâm thần và cơn đau nghiêm trọng

  • Liều khởi đầu: Dùng 50 – 75mg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần. Nên uống trong bữa ăn và có thể tăng liều nếu đáp ứng được thuốc.
  • Trong trường hợp sử dụng liều ban đầu cao (100 – 200mg/ ngày) cần nằm trên giường trong vài ngày để hạn chế tình trạng hạ huyết áp thế đứng.
  • Với trường hợp loạn thần nặng: Dùng 1g/ ngày hoặc hơn.

Liều dùng thông thường nhằm giảm cơn đau vừa và an thần

  • Liều khởi đầu: Dùng 6 – 25mg/ ngày, chia thành 3 lần uống. Nên uống thuốc trong bữa ăn và có thể tăng liều nếu cơ thể đáp ứng được thuốc.
  • Nên chia liều không bằng nhau, uống liều thấp vào ban ngày và liều cao vào ban đêm để hạn chế tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.

Trẻ em

Liều dùng thông thường khi điều trị loạn tâm thần và giảm đau

  • Liều khởi đầu: Dùng 0.25mg/ kg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần, dùng chung với bữa ăn.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không dùng quá 40mg/ ngày

Người cao tuổi

Cần giảm liều thuốc cho bệnh nhân cao tuổi, chỉ sử dụng 1/2 liều thông thường ở người trưởng thành.

Với bệnh nhân ở trạng thái lú lẫn cấp hoặc tâm thần thực thế, cần dùng 1/3 – 1/2 liều thông thường ở người trưởng thành. Thời gian tăng liều cần cách nhau 7 – 10 ngày.

Thuốc tiêm

Người lớn:

Liều dùng thông thường khi điều trị cơn đau cấp tính và bệnh tâm thần nặng

  • Tiêm bắp: 10 – 20mg/ lần, nhắc lại sau 4 – 6 giờ
  • Có thể tăng liều trong trường hợp cần thiết

Liều dùng thông thường khi điều trị đau trong sản khoa

  • Tiêm bắp: 15 – 20mg/ lần, có thể điều chỉnh liều
  • Lặp lại nếu cần thiết

Liều dùng thông thường khi điều trị đau sau phẫu thuật

  • Tiêm bắp: 2.5 – 7.5mg ngay sau khi phẫu thuật
  • Tiến hành điều chỉnh liều và tiêm thêm liều tiếp theo sau 3 – 4 giờ (nếu cần)
  • Người bệnh buộc phải nằm tại giường ít nhất 6 tiếng để hạn chế nguy cơ ngất, chóng mặt và hạ huyết áp thế đứng.

Liều dùng thông thường khi sử dụng giúp an thần trước khi gây mê

  • Tiêm bắp: 2 – 20ml/ 45 – 180 phút trước khi mổ

Liều dùng thông thường khi sử dụng trong chuyển dạ để hoặc bổ trợ gây mê khi mổ

  • Tiêm truyền tĩnh mạch: Pha dung dịch Dextrose 5% 500ml với 10 – 20ml thuốc Levomepromazin. Sau đó truyền với tốc độ 20 – 40 giọt/ 60s.

Trẻ em:

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh tâm thần và cơn đau nặng

  • Tiêm bắp: 0.062 – 0.125mg/ kg/ ngày
  • Tiêm nhiều lần hoặc tiêm 1 lần

Liều dùng thông thường khi bổ trợ gây mê  khi thực hiện thủ tục ngoại khoa

  • Truyền tĩnh mạch: Pha dung dịch Dextrose 5% 250ml với 0.062mg/ kg thuốc Levomepromazin. Sau đó truyền với tốc độ 20 – 40 giọt/ 60s.

Người cao tuổi (dùng trong điều trị cơn đau nặng)

  • Tiêm bắp: 5 – 10mg/ lần, nhắc lại sau 4 – 6 giờ

6. Bảo quản

Bảo quản chế phẩm Levomepromazin dạng siro, thuốc tiêm và dung dịch trong lọ kín, ở nhiệt độ phòng, tránh để đông lạnh hoặc đặt trong nhiệt độ cao.

7. Giá thành

Thuốc Levomepromazin 25mg có giá 90 – 100.000 đồng/ Lọ 100 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Levomepromazin

1. Thận trọng

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người có nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng, bệnh nhân suy nhược cơ và người cao tuổi. Nhằm hạn chế nguy cơ của thuốc với những đối tượng này, cần dùng liều khởi đầu thấp và tăng liều dần, đồng thời cần kiểm tra huyết áp và mạch thường xuyên.

Để hạn chế tình trạng hạ huyết áp thế đừng, cần nằm trên giường ít nhất từ 6 – 12 giờ sau khi tiêm/ uống liều đầu tiên. Trước khi chỉ định Levomepromazin trong điều trị dài hạn, cần kiểm tra gan và xét nghiệm máu.

Sử dụng thuốc Levomepromazin ở đường tiêm có thể gây ra phản ứng tương tự như dị ứng ở một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Do đó cần chuẩn bị các phương tiện và thiết bị cần thiết cho việc cấp cứu. Bệnh nhân rối loạn tâm thần hưng cảm chỉ sử dụng Levomepromazin khi có chỉ định từ bác sĩ.

giá thuốc levomepromazin 25mg
Không sử dụng Levomepromazin cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Không sử dụng Levomepromazin cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên thuốc vẫn có thể được sử dụng cho phụ nữ cho con bú vì không có ghi nhận về tác hại lên trẻ bú mẹ.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đánh trống ngực
  • Hạ huyết áp thế đứng
  • Loạn trương lực cơ cấp
  • Hội chứng Parkinson
  • Loạn vận động muộn (thường xuất hiện ở bệnh nhân dùng thuốc trong điều trị dài hạn)
  • Nhìn mờ
  • Táo bón
  • Mẫn cảm với ánh sáng
  • Phản ứng quá mẫn
  • Sung huyết mũi
  • Tim đập nhanh
  • Đứng ngồi không yên
  • Run quanh miệng
  • Khô miệng
  • Bí tiểu tiện
  • Buồn ngủ
  • Phát ban ngoài da

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Chứng vú to ở nam giới
  • Tăng cân
  • Nôn mửa
  • Run
  • Rối loạn điều tiết ở mắt
  • Thay đổi về tính dục
  • Khó tiểu
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Hạ thấp ngưỡng co giật
  • Hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh
  • Tiết nhiều sữa
  • Giảm bạch cầu
  • Nhiễm độc gan
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt
  • Da thay đổi màu, thường nhiễm sắc xanh xám do dùng trong điều trị kéo dài
  • Liệt dương
  • Mất bạch cầu hạt
  • Vàng da ứ mật
  • Võng mạc sắc tố

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, nên bắt đầu với liều thấp và ngưng sử dụng khi thuốc không đem lại tác dụng như mong muốn. Trong trường hợp xuất hiện tác dụng ngoại ý, cần báo với bác sĩ để được xử lý từng triệu chứng cụ thể.

3. Tương tác thuốc

Cân nhắc trước khi sử dụng Levomepromazin với những loại thuốc sau:

levomepromazin terapia 25mg
Thận trọng khi sử dụng Levomepromazin với thuốc hạ huyết áp, Atropin, Epinephrin,…
  • Thuốc kháng Acetylcholin, thuốc giãn cơ xương Succinylcholin: Levomepromazin làm tăng tác dụng của 2 loại thuốc này.
  • Atropin, Scopolamin: Sử dụng chung với Levomepromazin khiến huyết áp giảm, tim đập nhanh và làm phát sinh những phản ứng của hệ thần kinh trung ương như mê sảng, kích thích. Vì vậy, cần giảm liều Atropin và Scopolamin nếu có ý định dùng phối hợp.
  • Thuốc ức chế thần kinh khác: Sử dụng đồng thời với Levomepromazin làm tăng tác dụng ức chế thần kinh. Nên điều chỉnh liều để tránh tình trạng quá liều và gây ức chế quá mức.
  • Epinephrin: Levomepromazin làm đảo ngược tác dụng co mạch của loại thuốc này.
  • Thuốc hạ huyết áp: Sử dụng cùng lúc với Levomepromazin làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy chống chỉ định phối hợp 2 loại thuốc này.

4. Quá liều và cách xử lý

Quá liều Levomepromazin có thể gây tử vong – nhất là đối với trẻ nhỏ.

Triệu chứng quá liều, bao gồm:

  • Ức chế thần kinh
  • Ức chế hô hấp
  • Chóng mặt
  • Co giật
  • Mất điều hòa
  • Nhịp xoang nhanh
  • Hạ huyết áp
  • Ngủ gà
  • Triệu chứng ngoại tháp
  • Bất tỉnh
  • Hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh
  • Thời gian Q-T kéo dài
  • Block nhĩ thất

Xử lý khi dùng Levomepromazin quá liều:

  • Tiến hành rửa dạ dày và sử dụng than hoạt nhằm tăng thanh thải thuốc (Levomepromazin không thể loại bỏ bằng phương pháp thẩm phân).
  • Bên cạnh đó cần điều chỉnh cân bằng kiềm toan và hỗ trợ khả năng hô hấp.
  • Cuối cùng, cần tích cực điều trị triệu chứng (co giật, triệu chứng ngoại thấp, hạ huyết áp, loạn nhịp).

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.