Thuốc Konimag: Thành phần, chỉ định, liều lượng và tần suất sử dụng

Konimag được dùng để điều trị và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ở đường tiêu hóa. Thuốc có thể gây ra tác dụng ngoại ý nếu bạn dùng thuốc không đúng cách hoặc sử dụng quá liều lượng khuyến cáo. Vì vậy cần trang bị các thông tin cần thiết để phòng ngừa rủi ro phát sinh trong thời gian điều trị.

Konimag
Konimag được dùng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp

  • Tên thuốc: Konimag
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Hỗn dịch uống

Những thông tin cần biết về thuốc Konimag

1. Thành phần

Konimag gồm những thành phần sau:

  • Gel khô aluminium hydroxide 300mg: Hấp thu và làm se axit dạ dày. Thành phần này còn có tác dụng làm dịu và bao phủ các vị trí viêm loét ở niêm mạc.
  • Magnesium trisilicate 4,8 – 6,2 H2O 300mg: Làm giảm tình trạng tăng axit dạ dày và trung hòa dịch vị.
  • Dimethylpolysiloxane hoạt hóa 25mg: Thành phần này có khả năng chống đầy hơi và làm giảm các triệu chứng do áp lực hơi ở dạ dày gây ra.
  • Tá dược: Gôm xanthan, hương bạc hà, nước tinh khiết, methyl paraben, dung dịch sorbitol,…

2. Chỉ định

Konimag được chỉ định trong các trường hợp sau:

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Konimag chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Bệnh nhân suy thận nặng
  • Giảm hàm lượng phosphate trong máu

Nên trình bày tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi dùng Konimag, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

4. Cách dùng – liều lượng

Dùng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì. Không tự ý thay đổi cách dùng thuốc – điều này có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc gây ra những tác dụng không mong muốn.

thuốc Konimag
Dùng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc dùng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế

Cách dùng:

  • Xé gói thuốc và uống trực tiếp ngay sau đó
  • Nên dùng sau khi ăn, trước khi ngủ hoặc dùng khi cơn đau phát sinh

Liều dùng:

  • Sử dụng từ 1 – 2 gói thuốc/ lần
  • Dùng 3 lần/ ngày

Liều lượng và tần suất sử dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ của các triệu chứng,… Liều dùng được chúng tôi chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Nếu tình trạng bệnh đi kèm với những triệu chứng đặc biệt, bạn nên gặp bác sĩ để được chỉ định liều dùng cụ thể.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Nếu nhận thấy thuốc có dấu hiệu bị côn trùng cắn, ẩm mốc hay biến chất, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc ở những tình trạng này có thể khiến tác dụng của thuốc suy giảm, thậm chí làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Konimag

1. Thận trọng

Bệnh nhân suy thận cấp và mãn tính nên thận trọng khi dùng thuốc. Nếu được chỉ định dùng Konimag, bạn nên kiểm tra chức năng thận thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Không sử dụng thuốc điều trị trên 2 tuần nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Độ an toàn của thuốc chưa được xác định ở trẻ dưới 6 tuổi. Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ yêu cầu. Tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể gây ra những tình huống rủi ro.

thuốc Konimag
Không tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi

Trong trường hợp đang bị xuất huyết tiêu hóa, bạn nên thận trọng khi dùng thuốc. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây mất máu và đe dọa đến tính mạng. Do đó cần khắc phục tình trạng xuất huyết tiêu hóa trước khi điều trị các vấn đề sức khỏe khác.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Konimag có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong thời gian sử dụng. Khi triệu chứng phát sinh, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

Tác dụng phụ thông thường có xu hướng biến mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên nếu tác dụng phụ nghiêm trọng phát sinh, bạn có thể phải tiến hành điều trị. Không tự ý dùng thuốc để khắc phục các tác dụng ngoại ý của Konimag.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

3. Tương tác thuốc

Hoạt động của thuốc Konimag có thể bị ảnh hưởng bởi tương tác thuốc.

Mức độ tương tác nhẹ làm giảm tác dụng của thuốc, khiến triệu chứng không được điều trị dứt điểm. Ngược lại, mức độ tương tác nặng nề có thể khiến các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện và đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng.

Cần thận trọng khi dùng Konimag với những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng tiết cholin: Konimag có thể làm giảm khả năng hấp thu loại thuốc này. Nên sử dụng hai loại thuốc cách nhau ít nhất 1 giờ.
  • Axit folic: Konimag làm thay đổi độ pH của tá tràng, từ đó làm giảm khả năng hấp hu axit folic. Nên dùng hai loại thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Isoniazid dạng uống: Konimag làm chậm và giảm hấp thu Isoniazid. Khoảng cách khi sử dụng hai loại thuốc này ít nhất 1 giờ đồng hồ.

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có thể tương tác với Konimag. Vì vậy bạn nên chủ động báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể phát sinh.

Nếu nhận thấy có tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng thuốc, điều chỉnh liều và tần suất để phòng ngừa tình trạng này.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thiếu một liều, bạn nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu sắp thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch.

Chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ khi dùng thuốc quá liều. Tuy nhiên bạn vẫn nên đề phòng tình huống rủi ro bằng cách thông báo với bác sĩ khi sử dụng quá liều lượng khuyến cáo.

Click xem thêm

Cô Trương Thị Cúc - bệnh nhân chữa viêm đại tràng tại Thuốc dân tộc

Bệnh nhân chữa Viêm Đại Tràng tại Thuốc Dân tộc: “Đi châm cứu bấm huyệt, vô tình tìm được thuốc chữa đại tràng”

Dù không hề biết rằng tại Trung tâm Thuốc dân tộc có bài thuốc chữa viêm đại tràng, thế nhưng...

nghệ sĩ trần nhượng chữa khỏi đau dạ dày tại thuốc dân tộc

Căn bệnh dạ dày NSND Trần Nhượng mắc phải có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Đau dạ dày không còn là bệnh lý hiếm gặp ở nước ta. Theo một thống kê cứ 10 người...

Tìm hiểu các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng chuối xanh

Công dụng và cách chữa đau dạ dày từ quả chuối xanh

Bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp tây y, áp dụng các bài thuốc chữa đau dạ dày...

Ung thư đại tràng tái phát: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Ung thư đại tràng tái phát là sự xuất hiện trở lại của ung thư sau lần điều trị đầu...

Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả theo dân gian

Cách trị đi cầu ra máu tại nhà chủ yếu là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.