Kem kẽm Oxyd 10%: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng
Kẽm Oxyd là một trong những loại thuốc có đặc tính sát khuẩn được sử dụng khá phổ biến. Những đặc tính của kẽm Oxyd cũng khá phù hợp trong hỗ trợ điều trị một số vấn đề ngoài da, giúp cải thiện các triệu chứng.
Thông tin về kem kẽm Oxyd 10%
Thành phần chính
- Kẽm Oxyd (Zinc Oxide) hàm lượng 15 gram.
Tác dụng
Kẽm Oxyd có một số tác dụng chính trong điều trị, bao gồm:
- Kẽm Oxyd là một trong những hoạt chất có tác dụng sát khuẩn nhẹ được dùng ngoài da.
- Hỗ trợ làm dịu thương tổn ngoài da do bệnh chàm.
- Sử dụng cho những trường hợp có vết trợt trên bề mặt da.
- Cải thiện một số vấn đề ngoài da theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Chỉ định điều trị
Những trường hợp thường được chỉ định điều trị bằng kẽm oxyd trong cuộc sống gồm có:
- Sử dụng cho những trường hợp khô da, điều trị các bệnh về da nhiễm khuẩn.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề viêm nhiễm vùng da rò hậu môn,…
- Cải thiện tình trạng vết bỏng nông, điều trị trên những vùng da diện tích hẹp, không rộng.
- Điều trị bệnh chàm ngoài da (eczema).
- Hỗ trợ chữa trị bệnh vảy nến trên bề mặt da.
- Sử dụng để chăm sóc, cải thiện vùng da cháy nắng, hồng ban.
- Dùng cho một số trường hợp bệnh nhân có mụn trứng cá, có các vết đốt do côn trùng cắn, hăm tã, điều trị vảy da đầu.
- Cải thiện một số vấn đề trên da như nhờn, nấm da, chốc.
- Hỗ trợ tình trạng ngứa ngáy ngoài da, tình trạng loét giãn tĩnh mạch.
Chống chỉ định
Theo khuyến cáo, không sử dụng kẽm Oxyd đối với những trường hợp:
- Bệnh nhân quá mẫn với những thành phần chính trong sản phẩm.
- Không sử dụng trên những vùng da bị thương tổn nặng, vết thương hở, có vết loét ngoài da.
- Không để sản phẩm dính vào mắt, không được nuốt.
Thận trọng
Cẩn thận khi sử dụng kẽm Oxyd đối với những trường hợp:
- Sử dụng trên những vùng da đã được làm sạch, sát khuẩn. Nếu sử dụng thuốc bôi lên những vùng da chưa được vệ sinh vì có thể gây ra bội nhiễm trên những vùng da bị thuốc phủ lên bề mặt da.
- Thận trọng khi sử dụng trên những vùng da có tiết dịch, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trên những vùng da có tiết dịch.
- Người có cơ địa quá mẫn với kẽm Oxyd.
- Thận trọng với người có da mẫn cảm, nhạy cảm.
Tham khảo thêm: Thuốc Albendazol là thuốc gì?
Một số tác dụng phụ
Khi sử dụng kem kẽm Oxyd, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ này gồm có:
- Dị ứng với hoạt chất kẽm Oxyd hoặc các tá dược đi kèm.
- Xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da.
- Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng khô da, khó chịu.
Ngoài ra trong quá trình sử dụng kẽm Oxyd có thể xuất hiện thêm một số tác dụng phụ khác không có trong danh sách trên. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng.
Liều dùng – cách dùng
Thông tin dưới đây không có tác dụng thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc của bác sĩ.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị với liều lượng và cách dùng phù hợp. Một số thông tin tham khảo về liều dùng và cách dùng kẽm Oxyd gồm có:
Sử dụng đối với tổn thương da
- Vệ sinh và khử khuẩn trên bề mặt da, thoa một lượng thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng cách này khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày.
- Sau khi bôi da với kẽm oxyd, bệnh nhân có thể dùng gạc vô khuẩn (hoặc băng sạch) để phủ lên vùng da đang bôi thuốc để bảo vệ da tránh nhiễm khuẩn.
Sử dụng đối với tình trạng chàm ngoài da
- Sử dụng trong điều trị chàm ngoài da, điều trị chàm đang chuyển sang giai đoạn lichen hóa. Có thể sử dụng kẽm Oxyd với một lớp mỏng trên da, kèm theo sử dụng một số chế phẩm như ichthammol, glycerol,…
- Có thể sử dụng với liều từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng đối với tình trạng đau ngứa hậu môn
- Tình trạng đau ngứa hậu môn, đặc biệt là trong những đợt trĩ, sử dụng kết hợp kẽm Oxyd và những loại thuốc mỡ, thuốc bôi bismuth oxyd, resorcin, sulphon, caraghenat, viên đặt hậu môn,… theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng với liều dùng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Dùng trong tổn thương do suy tĩnh mạch mạn tính
- Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, dùng cho những tổn thương suy tĩnh mạch mạn tính.
- Phủ vết thương bằng chế phẩm có kẽm Oxyd 20%.
- Tùy trường hợp mà bác sĩ có thể có thêm một số chỉ định khác.
Tương tác thuốc
Kẽm Oxyd có thể gây ra một số tương tác thuốc trong quá trình sử dụng. Do đó trước khi sử dụng kẽm Oxyd, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thông báo về những loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa, đặc biệt là những loại thuốc dùng ngoài da.
Bảo quản thuốc
- Nên bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bảo quản nơi ẩm ướt.
- Không đặt thuốc gần nguồn nhiệt, nguồn ánh sáng trực tiếp.
- Nhiệt độ bảo quản phù hợp dưới 25 độ C.
- Để xa tầm tay của trẻ em.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Remos IB điều trị vết côn trùng cắn
- Thuốc Jerry® 1% điều trị nấm ngoài da
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!