Thuốc Imetoxim: công dụng, cách dùng và một số lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Imetoxim là thuốc chống nhiễm khuẩn được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Loại thuốc này thường được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra như viêm màng tim, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm trùng máu…

Thuốc Imetoxim
Imetoxim là thuốc chống nhiễm khuẩn thường dùng trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra

  • Tên thuốc: Imetoxim
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus
  • Dạng bào chế: Bột pha tiêm
  • Hàm lượng: 1g/1lọ

Một số thông tin cần biết về thuốc Imetoxim

1. Thành phần

Cefotaxim là thành phần chính có trong một lọ thuốc Imetoxim. Đây là một loại kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3, với phổ kháng khuẩn rộng. Cefotaxim có tác dụng mạnh lên vi khuẩn gram âm, bền hơn với Beta Lactamase. Cefotaxim thường được hấp thu rất nhanh sau khi tiêm.

2. Chỉ định

Thuốc Imetoxim thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm màng tim do vi khuẩn hay cầu khuẩn
  • Viêm màng não
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm
  • Viêm phổi
  • Bệnh lậu
  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa
  • Bệnh thương hàn
Imetoxim là thuốc gì
Imetoxim có thể được bác sĩ chỉ định khi bạn bị nhiễm trùng xương khớp

Nội dung trên đây không bao quát hết các bệnh được chỉ định dùng thuốc Imetoxim. Để biết thêm về tác dụng của thuốc, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không dùng thuốc với bất cứ mục đích nào khi chưa nhận được sự yêu cầu từ bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Imetoxim chống chỉ định trong vài trường hợp dưới đây:

  • Mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin
  • Cơ địa nhạy cảm với Lidocain

4. Liều lượng – Cách dùng

Cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng và cách dùng trên tờ hướng dẫn kèm theo. Dùng thuốc sai cách không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn làm phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm.

Cách dùng:

Thuốc Imetoxim được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Thường dùng theo đường tiêm bắp sâu hay tiêm, truyền tĩnh mạch chậm.

sử dụng thuốc Imetoxim
Cần sử dụng Imetoxim đúng liều lượng để tránh tác dụng ngoại ý và đảm bảo hiệu quả điều trị

Liều dùng:

Tùy vào mục đích điều trị cũng như tình trạng bệnh lý mà liều lượng được chỉ định của thuốc Imetoxim là khác nhau.

+ Đối với người lớn:

  • Liều phổ biến: 2 – 6g/ngày, chia đều 2 – 3 lần
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng: có thể dùng 12g/ngày, chia đều 3 – 6 lần
  • Điều trị bệnh lậu: 1g/ngày
  • Phòng nhiễm khuẩn sau mổ: 1g trước phẫu thuật khoảng 30 – 90 phút
  • Điều trị trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas Aeruginosa: khoảng hơn 6g/ngày

+ Đối với trẻ sơ sinh:

  • Liều thường dùng: 50mg/kg thể trọng/ngày, chia đều 2 lần
  • Có thể tăng liều khi cần thiết: 100 – 150mg/kg thể trọng/ngày chia đều 3 lần

+ Đối với trẻ em dưới 12 tuổi:

  • Liều phổ biến: 100 – 150mg/kg thể trọng/ngày, chia đều 3 – 4 lần
  • Khi cần thiết có thể tăng liều: 200mg/kg thể trọng/ngày, chia đều 4 lần

+ Trong trường hợp sử dụng Imetoxim cho bệnh nhân suy thận:

  • Giảm nửa liều từ sau liều tấn công
  • Liều tối đa: 2g/ngày
  • Vẫn giữ nguyên số lần sử dụng thuốc trong một ngày

Thông tin về liều dùng trên đây chỉ đáp ứng với các trường hợp thường gặp nhất. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết liều dùng phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Tuyệt đối không tăng giảm liều lượng khi bác sĩ chưa cho phép.

5. Hướng dẫn pha thuốc

Cần thực hiện thao tác vô trùng khi pha thuốc để tránh biến chứng nhiễm khuẩn khi tiêm. Dung dịch đã pha cần được sử dụng ngay. Đừng lo lắng khi nhận thấy dung dịch thuốc ngay khi pha có màu vàng nhạt, vấn đề này không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Dung dịch thuốc Imetoxim sau khi pha để tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch có thể giữ được tác dụng sau 24 giờ khi được bảo quản ở nhiệt độ dưới 22 độ.

Cách pha và sử dụng thuốc cụ thể

+ Dung môi dùng để pha thuốc:

Có thể sử dụng một trong số các loại dung môi sau:

  • Nước cất pha tiêm
  • Dung dịch Ringer
  • Dung dịch Dextrose5%
  • Dung dịch Natri clorid 0,9%
  • Dung dịch Natrilactat

+ Trường hợp tiêm tĩnh mạch:

  • Hòa tan 1g Imetoxim trong ít nhất 4ml nước cất pha tiêm
  • Tiêm chậm trong 3 – 5 phút

+ Trường hợp tiêm bắp:

  • Hòa tan 1g Imetoxim trong 4ml nước cất pha tiêm
  • Tiêm sâu vào trong cơ mông
  • Tránh tiêm quá 4ml vào mỗi bên mông

+ Trường hợp tiêm truyền tĩnh mạch nhanh:

  • Hòa tan 2g Imetoxim trong 40ml nước cất pha tiêm hoặc dung môi tiêm truyền khác
  • Tiêm truyền trong thời gian khoảng 20 phút

+ Trường hợp tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt:

  • Hòa tan 2g Imetoxim trong 100ml dung môi pha tiêm
  • Tiêm truyền trong khoảng thời gian 50 – 60 phút.

* Cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không pha lẫn Imetoxim với các loại thuốc khác trong cùng 1 bộ dụng cụ truyền tĩnh mạch hay 1 ống tiêm
  • Không tiêm Imetoxim cùng lúc với Metronidazol hay Aminoglycosid
  • Imetoxim tương kỵ với các dung dịch kiềm

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản Imetoxim đúng cách sẽ giúp cho tác dụng điều trị của thuốc không bị ảnh hưởng.

  • Để thuốc ở nhiệt độ phòng, không quá 25 độ
  • Tránh nơi ẩm ướt và ánh nắng chiếu trực tiếp
  • Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em và thú nuôi

Khi thuốc có dấu hiệu hư hại, biến chất hay hết hạn, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc trong những trường hợp này có thể phát sinh những vấn đề khó lường. Tốt nhất, nên tham khảo bác sĩ để biết cách xử lý thuốc, tránh ảnh hưởng tới môi trường. Tuyệt đối không vứt thuốc Imetoxim vào toilet hay đường ống dẫn nước.

Tham khảo thêm: Thuốc Ridlor 75mg điều trị các bệnh lý về tim mạch

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Imetoxim

1. Khuyến cáo

Tính an toàn của thuốc Imetoxim với trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú hiện vẫn chưa được xác định. Trước khi dùng thuốc hãy báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc vào nhóm đối tượng này. Imetoxim sẽ được chỉ định trong trường hợp cần thiết sau khi bác sĩ đã cân nhắc về lợi ích và rủi ro.

Imetoxim
Cần cân nhắc về lợi ích và rủi ro trước khi dùng Imetoxim cho phụ nữ mang thai

Thường xuyên kiểm tra chức năng thận trong quá trình dùng thuốc. Bởi Imetoxim được báo cáo là có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của thận khi sử dụng kéo dài.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Imetoxim, bạn có thể gặp phải các tác dụng ngoại ý. Lúc này, cần chủ động báo cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Tuyệt đối không tự ý xử lý tác dụng phụ bởi có thể làm trầm trọng thêm hiện trạng.

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Imetoxim:

  • Tiêu chảy
  • Viêm tắc tĩnh mạch tại vị trí tiêm
  • Đau nhức vị trí tiêm bắp
  • Phản ứng viêm xuất hiện tại vị trí tiêm bắp

Các tác dụng phụ ít gặp:

  • Bội nhiễm
  • Thay đổi hệ vi khuẩn ruột
  • Tăng bạch cầu ái toan

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Tăng bilirubin
  • Viêm đại tràng giả mạc

Thông tin trên đây không đề cập hết các tác dụng phụ mà thuốc Imetoxim có thể gây ra cho bạn. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết thêm về tác dụng ngoại ý của thuốc.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là phản ứng xảy ra giữa Imetoxim với một số thành phần của các thuốc khác khi đồng sử dụng. Điều này sẽ làm thay đổi hoạt động của thuốc, ảnh hưởng xấu đến tác dụng điều trị. Nhiều trường hợp còn phát sinh các phản ứng nguy hiểm.

Lưu ý khi dùng Imetoxim
Imetoxim có thể tương tác với thành phần của thuốc khác gây ra những vấn đề nguy hiểm

Khi dùng cùng lúc Imetoxim với các loại thuốc sau sẽ gặp phải những tác động xấu:

  • Colistin: tăng nguy cơ khiến thận bị tổn thương
  • Azlocilin: nguy cơ gặp cơn động kinh cục bộ hay bệnh về não ở những người suy thận
  • Cyclosporin: tăng độc tố ảnh hưởng đến thận
  • Probenecid: quá trình đào thải của thuốc bị trì trệ
  • Ureido – Penicilin: làm giảm tốc độ đào thải Cefotaxim

Để ngăn ngừa tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hãy chủ động báo với bác sĩ thông tin về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng. Bác sĩ sẽ lường trước tương tác để điều chỉnh liều dùng hay đưa ra phương án để giảm thiểu rủi ro khi dùng thuốc Imetoxim.

4. Xử lý khi dùng thiếu hay quá liều

Trường hợp quên dùng thuốc, cần bổ sung khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc theo kế hoạch cũ. Hạn chế quên liều để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Nếu dùng quá liều, bạn sẽ rất dễ bị tiêu chảy kéo dài hoặc viêm đại tràng giả mạc. Cần báo ngay cho bác sĩ để nhận được sự chăm sóc kịp thời, hạn chế phát sinh thêm rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý

9 Loại Nước Uống Cho Người Cao Huyết Áp Nên Biết Đến

Sử dụng một số loại nước uống cho người cao huyết áp từ rau củ quả tươi, trà thảo dược,...

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu phát hiện muộn và không...

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối Loạn Thần Kinh Tim Có Làm Tăng Huyết Áp Hay Không?

Rối loạn thần kinh tim được xem là hệ quả của những rối loạn lo âu kéo dài, dẫn đến...

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm...

Triệu chứng cảnh báo suy tim

Bệnh Suy Tim (Yếu Tim): Biểu hiện và Cách Chữa trị

Bệnh suy tim có thể nói là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *