Thuốc Glotadol có tác dụng giảm đau, hạ sốt

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Glotadol là thuốc giảm đau, hạ sốt. Được chỉ định cho các trường hợp đau đầu, đau cơ, đau nhức cơ thể do cảm cúm, cảm lạnh, người bị viêm khớp, sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, sốt sau khi tiêm chủng, mọc răng… Nắm rõ các thông tin về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng an toàn, hiệu quả.

Thuốc Glotadol có tác dụng giảm đau, hạ sốt
Thuốc Glotadol có tác dụng giảm đau, hạ sốt

  • Tên hoạt chất: Paracetamol.
  • Tên thương hiệu: Glotadol.
  • Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt.
  • Dạng thuốc: viên nén dài bao phim 500g; viên nang 500mg.

I/ Thông tin thuốc Glotadol

1. Thành phần

Paracetamol

2. Chỉ định

Glotadol được sử dụng để hạ sốt, giảm đau bao gồm đau đầu, đau cơ, đau nhức cơ thể do cảm lạnh, cảm cúm. Thuốc cũng được sử dụng để làm giảm đau lưng, đau do viêm khớp nhẹ, các cơn đau sau phẫu thuật…

Ngoài ra, Glotadol có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhưng không được chúng tôi liệt kê trên đây. Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

3. Chống chỉ định

Thuốc Glotadol chống chỉ định với các trường hợp:

  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Các trường hợp thiếu G6PD.
  • Mắc các vấn đề về gan thận.

4. Dạng điều chế

  • Viên nén dài bao phim……… 500mg.
  • Viên nang……… 500mg.

5. Liều dùng

  • Tùy vào từng đối tượng, mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định một liều dùng phù hợp. Thông thường, Glotadol sẽ được sử dụng với liều lượng như sau:
  • Đối tượng trên 12 tuổi: Uống 500 – 1000mg/lần. Mỗi lần uống cách 4 – 6 tiếng. Không được sử dụng quá 4000mg/ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng thuốc với liều lượng 250 – 500mg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng. Không được dùng quá 2000mg/ngày.

Tham khảo thêm: Thuốc Ameflu có công dụng gì?

6. Cách sử dụng

Khi dùng Glotadol, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì sản phẩm.
  • Có thể uống thuốc khi đói hoặc khi no.
  • Chỉ được dùng với liều lượng đã được chỉ định. Không được tăng hoặc giảm liều lượng nếu không được bác sĩ yêu cầu.
  • Nên uống cả viên cùng với nước, tránh nghiền nát thuốc ra để sử dụng. Điều này sẽ làm tăng lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ, nguy cơ gây tác dụng cũng tăng theo.
  • Sau một thời gian điều trị mà thấy các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, hãy ngưng dùng thuốc và cần phải đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.

7. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Glotadol

1. Tác dụng phụ

Glotadol ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể gây ra các vấn đề như sau:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Gây ra các vấn đề về thận nếu dùng thuốc trong thời gian dài.
  • Làm giảm huyết cầu, bạch cầu trung tính và gây thiếu máu.

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Do đó, cần liên hệ với các trung tâm y tế để được xử lý khi thấy có biểu hiện bất thường.

Thuốc Glotadol có thể gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng
Thuốc Glotadol có thể gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng

2. Thận trọng

Trước khi dùng thuốc, hãy thông báo với các bác sĩ tất cả thông tin về tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bản thân. Nhất là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Dùng đồng thời với các paracetamol khác.
  • Các trường hợp bị phenylceton – niệu.
  • Những người có vấn đề gan, thận, đã từng bị thiếu máu.
  • Đối tượng mắc các hội chứng Lyell, Steven-Jonhson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng mụn mủ toàn thân cấp tính.

3. Tương tác thuốc

Glotadol có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Rượu.
  • Sử dụng Paracetamol trong thời gian dài ngày với liều cao.
  • Các loại thuốc tác động đến men gan (như isoniazid) phenytoin, carbamazepin….
  • Phenothiazin.
  • Colestyramin.
  • Probenecid.
  • Ethinylestradiol.
  • Các than hoạt tính.
  • Thuốc chống đông máu.

Dùng đồng thời nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của chúng, tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Do đó, trước khi dùng Glotadol, hãy thông báo với các bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả các vitamin và thảo dược.

Sử dụng các loại thuốc tây đều có nguy cơ gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Để bảo đảm an toàn, trước khi uống Glotadol, nắm rõ các thông tin trên đây là điều cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

Thuốc kháng virus cảm cúm: Những điều nên biết trước khi dùng

Thuốc kháng virus cảm cúm được dùng để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do virus cảm...

Bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm? Loại nào tốt?

Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến bà bầu mệt mỏi. Nhiều chị em muốn dùng...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Trị ho bằng quả cam là phương pháp đơn giản, an toàn

Bỏ túi cách trị ho bằng quả cam cực hay mẹ nên biết

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết, cam còn có tác dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *